Nhật dự định xuất khẩu thiết bị quốc phòng cho ASEAN
Cuối tháng tới, Nhật Bản sẽ tổ chức hội thảo với các nước ASEAN để xúc tiến việc xuất khẩu vũ khí của Nhật sang các nước này.
Hãng Kyodo News dẫn các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản ngày 17/8 cho biết Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe dự định tổ chức hội thảo vào cuối tháng tới với sự tham gia của giới chức các nước ASEAN để trao đổi việc xúc tiến xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Nhật sang các nước này.
Đây sẽ là cuộc họp đầu tiên giữa Nhật và ASEAN nhằm tiến hành các cuộc thảo luận chính thức về việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng kể từ khi chính quyền Abe quyết định nới lỏng hạn chế về xuất khẩu vũ khí vào tháng 4 vừa qua.
Chính phủ Nhật dự định sẽ thảo luận cách thức mà thiết bị và công nghệ của Nhật có thể được sử dụng nhằm tăng cường năng lực quốc phòng của các nước ASEAN, trong bối cảnh Tokyo đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh để xuất khẩu thiết bị quốc phòng.
Chính phủ Nhật cũng tin tưởng rằng môi trường an ninh của Nhật sẽ cải thiện nếu các nước ASEAN tăng cường khả năng ngăn chặn trước việc Trung Quốc ngày một tỏ ra hung hăng trên biển. Bắc Kinh gần đây có những tuyên bố và hành vi áp đặt chủ quyền phi lý tại Biển Đông.
Tại hội thảo dự kiến với chủ đề chính là “an ninh hàng hải”, giới chức Nhật sẽ lý giải thích chính sách xuất khẩu thiết bị quốc phòng mới của Tokyo đã thay thế như thế nào lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đã tồn tại gần 50 năm qua, đồng thời làm rõ việc tàu và máy bay của Nhật có thể củng cố an ninh cho các nước ASEAN ra sao.
Video đang HOT
Các quy định mới bật đèn xanh cho việc xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng Nhật nếu chúng phục vụ mục đích đóng góp cho sự hợp tác quốc tế và các quyền lợi an ninh của Tokyo.
Sau cuộc hội thảo, Nhật dự định sẽ thỏa thuận chuyển giao thiết bị quốc phòng với các nước quan tâm đến việc mua thiết bị Nhật.
Nhật đã có các thỏa thuận tương tự với Mỹ, Anh và Úc.
Theo Thanh Niên
Những hậu quả của cuộc chiến giữa Palestine và Israel ở Dải Gaza
Dải Gaza đã tạm im tiếng súng khi Israel rút bộ binh ra khỏi Gaza, bắt đầu 72 giờ ngừng bắn với Hamas từ chiều 5/8.
Nhiều cư dân ở Dải Gaza đã rậm rịch trở về nhà, nhưng trước mắt họ là cảnh hoang tàn đổ nát chỉ sau một tháng chiến tranh. Chiến sự tạm lắng nhưng một cuộc chiến không kém phần khốc liệt khác đang lộ ra, đó là khủng hoảng nhân đạo.
Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế Peter Maurer ngày 4/8 đến thăm Dải Gaza đã bàng hoàng trước cảnh nhà cửa, cơ sở hạ tầng bị bom đạn tàn phá. Ông Maurer cảm thấy thất vọng vì Tổ chức này đã không thể làm gì hơn để bảo vệ dân thường.
Một ngôi nhà của người dân Palestine tan hoang sau đạn pháo của Israel (Ảnh AP)
Ông Maurer nói: "Tôi đã chứng kiến nhiều thương vong của cuộc chiến tranh trong những tuần qua tại đây. Điều đó khiến tôi có cảm giác bị sốc. Những gì chứng kiến khiến tôi có cảm giác giận dữ, thất vọng về một thực tế là chúng tôi đã không thể ngăn chặn những gì đã diễn ra".
Cùng ngày, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sỹ cho biết, hơn 400 trẻ em Palestine bị thiệt mạng trong gần 1 tháng Israel mở chiến dịch quân sự tại Dải Gaza. Khoảng 373.000 em bị chấn thương trực tiếp, cần được hỗ trợ tâm lí đặc biệt.
Người phát ngôn Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Christopher Tidey lưu ý, hàng trăm nghìn trẻ em bị chấn thương nặng về tâm lý bởi các em tận mắt chứng kiến nhiều người, trong đó cha mẹ, họ hàng bị giết, chứng kiến nhà cửa, khu dân cư bị tàn phá ở mức độ chưa từng có.
Người phát ngôn Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc cho biết, trước mắt trẻ em ở Gaza không có nơi nào để đi học: "Thiệt hại đối với các trường học ở Dải Gaza là chưa từng có. Tôi nghĩ có hơn 140 trường học ở Dải Gaza bị hư hại, hoặc hoàn toàn bị phá hủy. Làm thế nào để xây lại những ngôi trường này. Khi các em bị gián đoạn chương trình học tập thì thiệt hại sẽ ra sao, tương lai của các em sẽ ra sao. Một đứa trẻ lớn lên ở Gaza trong điều kiện hiện nay thì không thể dám chắc khi trưởng thành các em có một tương lai tươi sáng hơn".
Ngoại trưởng Palestine Riad al-Malki ngày 4/8 đã gặp các công tố viên của Tòa án Hình sự quốc tế ở Hà Lan, yêu cầu mở cuộc điều tra về việc Israel phạm tội ác chiến tranh với người dân ở Dải Gaza.
Cuộc chiến kéo dài gần 1 tháng đã làm 1.867 người Palestine thiệt mạng, phần lớn là dân thường. Phía Israel có 64 binh sỹ và 3 dân thường thiệt mạng.
Chiến tranh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của cả hai phía. Israel thiệt hại hàng trăm triệu USD về du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác, và có thể phải giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
Trong khi đó, theo tính toán, Gaza sẽ cần 6 tỷ USD để xây dựng lại hạ tầng cơ sở. Các quan chức Palestine cho biết một hội nghị các nhà tài trợ nhằm gây Quỹ tái thiết Gaza sẽ được tổ chức tại Oslo, Na Uy vào tháng 9 tới.
Phái đoàn Israel, lãnh đạo của Hamas và phong trào Jihad đã tới Cairo, Ai Cập tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn lâu dài. Bên cạnh những nỗ lực ngoại giao để chấm dứt chiến sự, cư dân ở Dải Gaza đang rất cần được hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần bởi họ đã phải chịu quá nhiều căng thẳng cùng những chấn thương tâm lý liên tiếp từ cuộc xung đột năm 2009, năm 2012 và cuộc xung đột mới nhất này./.
Trần Nga Tổng hợp
Theo_VOV
Trung Quốc phản ứng với Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã vẽ lên cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc". Ngày 5/8, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng quốc phòng năm 2014 thể hiện sự quan ngại sâu sắc với những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Ngay lập tức,...