Nhật dỡ lệnh bắn hạ tên lửa Triều Tiên
Nhật vừa dỡ bỏ lệnh sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên, vốn được thiết lập hồi tháng 4 trong trường hợp mảnh vỡ tên lửa của Bình Nhưỡng rơi xuống nước này.
Tên lửa Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, người đã ra lệnh sẵn sàng này, tối qua ra quyết định dỡ lệnh trong một cuộc họp với các quan chức quốc phòng cấp cao. Tuy nhiên, quyết định chưa được thông báo chính thức, theo Kyodo.
Báo cáo cho biết chính phủ Nhật ra quyết định sau khi cân nhắc rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã lắng dịu khi Bình Nhưỡng ngừng khiêu khích và kêu gọi đàm phán với Mỹ.
Video đang HOT
Tình hình trên bán đảo xấu đi sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần ba hồi tháng hai. Nhật Bản hôm 7/4 ra lệnh sẵn sàng bắn tên lửa và triển khai các tàu khu trục đánh chặn tên lửa trên biển Nhật Bản, cũng như lắp đặt tên lửa đánh chặn PAC-3 trên bộ.
Theo VNE
'Tàu ngầm Trung Quốc' lảng vảng gần đảo của Nhật Bản
Nhật Bản lại vừa phát hiện một tàu ngầm nước ngoài xuất hiện gần các đảo thuộc tỉnh Okinawa và tuyên bố đã xác định được quốc tịch của con tàu này.
Tàu ngầm tấn công lớp Song Type 039 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Chinese Defence
Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm qua cho hay, chính phủ nước này đã xác định được quốc gia sở hữu tàu ngầm xuất hiện gần Okinawa hôm 19/5 và sẽ kêu gọi đối phương chấm dứt hành động trên.
Ông Onodera không tiết lộ đó là quốc gia nào, nhưng nói rằng con tàu vẫn chưa đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản. Tuy nhiên, một nguồn tin chính phủ hôm 19/5 cho biết con tàu này thuộc về Trung Quốc.
"Chúng tôi sẽ truyền đạt với họ rằng chúng tôi đã xác định được đầy đủ danh tính con tàu và yêu cầu họ kiềm chế", ông Onodera nói. "Chúng tôi cần chia sẻ thông tin giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc".
Tàu ngầm trên bị một máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản phát hiện sáng ngày 19/5 ở vùng tiếp giáp lãnh hải phía nam đảo Minamidaito tỉnh Okinawa, nhưng tàu không thâm nhập vùng biển Nhật Bản.
Việc hoạt động trong vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia không vi phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, một khi đã vượt qua vùng lãnh hải của nước khác, tàu ngầm phải nổi lên mặt nước và hiển thị cờ của nước mà nó mang quốc tịch.
Vụ phát hiện mới nhất diễn ra không lâu sau khi một tàu ngầm được cho của hải quân Trung Quốc bị phát hiện gần đảo Amami-Oshima, tỉnh Kagoshima hôm 2/5, và một tàu khác, cũng được tin là của Trung Quốc, lượn lờ gần đảo Kumejima của Okinawa hôm 12/5.
Vụ việc cũng xảy ra ít ngày sau khi Luo Yuan, một tướng cấp cao của quân đội Trung Quốc phát biểu rằng quần đảo Ryukyu, vốn bao gồm đảo Okinawa, thuộc tỉnh Okinawa, "không thuộc về Nhật Bản".
Ông Luo nhấn mạnh rằng xét về mặt lịch sử, quần đảo Ryukyu có mối quan hệ chư hầu với các triều đại vua chúa Trung Quốc. "Mối quan hệ này không nhất thiết chứng minh các đảo là một phần của Trung Quốc, nhưng chúng tôi có thể chắc chắn một điều, Ryukyu không thuộc về Nhật Bản", ông Luo nói.
Trước đó, hai học giả Trung Quốc cũng đưa ra lập luận theo khía cạnh lịch sử rằng Bắc Kinh có chủ quyền đối với Ryukyu. Tuy nhiên, Nhật Bản đã lập tức bác bỏ lập luận này, khẳng định quần đảo là một phần lãnh thổ của nước này và đã được quốc tế công nhận.
Theo VNE
Triều Tiên có thể thử tên lửa khoảng 10/4 Hôm 7/4, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo, Bình Nhưỡng có khả năng tiếp tục có những hành động gây hấn, bao gồm thử tên lửa vào trước hoặc sau ngày 10/4 - hạn chót Triều Tiên đưa ra để các phái bộ ngoại giao nước ngoài sơ tán nhân viên khỏi nước này. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật...