Nhật Bản vừa thông qua hiệp định TPP, ông Abe sẽ gặp Donald Trump vào tuần tới
Nhật Bản thông qua TPP trong bối cảnh cuộc bầu cử vừa qua khiến viễn cảnh của hiệp định này trở nên u ám hơn bao giờ hết.
Hãng tin Financial Times đưa tin hôm nay (10/11), Hạ viện Nhật Bản đã bỏ phiếu thông qua hiệp định thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (TPP), bất chấp chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua khiến viễn cảnh của hiệp định này trở nên u ám hơn bao giờ hết.
Sau nhiều tuần tranh cãi, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã chấm dứt cuộc tranh luận và đưa TPP đến với Thượng viện.
Tuy nhiên trong bối cảnh Donald Trump – người tuyên bố sẽ dẹp bỏ TPP – vừa đắc cử Tổng thống Mỹ và sẽ trở thành người lãnh đạo nền kinh tế đóng góp 40% GDP của kinh tế thế giới, các thành viên của đảng LDP e sợ rằng họ đã kéo dài nỗ lực một cách vô ích.
TPP sẽ không thể có hiệu lực nếu như không được Quốc hội Mỹ thông qua và thất bại này sẽ tạo ra khoảng trống lớn trong chương trình phát triển kinh tế của ông Abe.
Dự đoán bà Hillary Clinton sẽ chiến thắng, Chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực đẩy nhanh tiến trình thông qua hiệp định TPP vì lo ngại bà Clinton sẽ tiến hành đàm phán lại một số phần của hiệp định. Giờ đây Tokyo còn phải đối mặt với một thực tế khốc liệt hơn: Mỹ có thể rút khỏi hiệp định này.
Video đang HOT
Tiếp theo Thượng viện Nhật Bản sẽ xem xét và quyết định có thông qua TPP hay không. Tuy nhiên theo luật thì nếu như Thượng viện không thông qua TPP trong vòng 30 ngày, hiệp định sẽ tự động có hiệu lực.
Toshihiro Nikai, Tổng thư ký của đảng LDP, cho biết Nhật Bản sẽ không từ bỏ nỗ lực thuyết phục Mỹ.
Ông Abe có kế hoạch tới New York gặp ông Trump vào tuần tới và nhiều khả năng TPP sẽ là nội dung chính của chương trình nghị sự.
Trong một diễn biến khác có liên quan, Financial Times dẫn lời một số quan chức Trung Quốc cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đẩy mạnh nỗ lực thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do làm đối trọng với TPP.
Trung Quốc hiện đang đứng ngoài TPP – một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên Trump liên tiếp khẳng định ông phản đối hiệp định này, do đó chiến thắng của Trump là cơ hội cho Bắc Kinh.
Theo CafeF
Vì sao phe Dân chủ quyết đòi FBI điều tra Trump-Putin?
Chiến dịch của Hillary cùng các đồng minh phe Dân chủ đang ra sức thay đổi chủ đề mà FBI quan tâm sang quan hệ của Donald Trump với Nga.
Thời gian qua, phe Dân chủ thường than phiền Giám đốc FBI James Comey từ chối bàn chuyện điều tra mối liên hệ giữa các nhân vật chủ chốt của Trump với Điện Kremlin.
Ứng viên Donald Trump. (Ảnh: AP)
Giờ đây, khi FBI thông báo số email tìm thấy trong thiết bị của Anthony Weiner (người chồng đã li thân của Huma, trợ tá của Hillary Clinton) là phù hợp để điều tra lại bê bối Hillary dùng máy chủ cá nhân khi còn là Ngoại trưởng, họ càng công kích ông Comey dữ dội hơn.
Không chỉ cáo buộc Giám đốc FBI khiến cho bà Hillary Clinton trông xấu xí, Harry Reid - Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ - và các thành viên cùng đảng cáo buộc ông che đậy thông tin về Donald Trump và tin tặc Nga.
"Trong những lần tôi liên lạc với ông và các quan chức cấp cao khác trong cộng đồng an ninh quốc gia, rõ ràng ông đang nắm thông tin gây nổ về các mối quan hệ và sự kết hợp chặt chẽ giữa Donald Trump, các cố vấn cấp cao của ông, và Nga - một lợi ích nước ngoài công khai chống đối Mỹ mà Trump ca ngợi bất cứ lúc nào có cơ hội", ông Reid nhấn mạnh trong thư gửi ông Comney ngày 31/10.
Cùng ngày, hai quan chức cấp cao trong chiến dịch của Hillary Clinton cũng nêu bật cáo buộc kể trên. Nhắc tới các bình luận công khai của Comey về cuộc điều tra của FBI, họ nói rằng cựu Ngoại trưởng là nạn nhân của một "tiêu chuẩn kép rõ rành rành".
Quản lý chiến dịch của Hillary là Robby Mook cùng Thư ký báo chí Brian Fallon còn dùng từ "há hốc mồm", để miêu tả việc ông Comey thông báo FBI mở lại điều tra bê bối email của cựu Ngoại trưởng nhưng lại từ chối bình luận chuyện FBI điều tra mối quan hệ của Trump với Moscow.
"Giám đốc Comey nợ công chúng một lời giải thích cho sự mâu thuẫn này" - Fallon tuyên bố.
Trong khi đó, chiều 31/10, kênh CNBC đưa tin, Giám đốc FBI Comey từ chối ký vào một thông cáo ngày 7/10 của Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia và Bộ trưởng An ninh Nội địa với nội dung tuyên bố Nga trực tiếp chỉ đạo hacker trộm email của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ và chiến dịch Clinton (mà sau đó bị WikiLeaks tung ra).
Bản tin dẫn lời một quan chức FBI giấu tên cho biết, ông Comey lập luận rằng thời gian quá cận kề cuộc bầu cử Tổng thống để đưa ra một thông cáo như vậy.
"Thật không công bằng khi Comey im lặng trước các cuộc điều tra về những phi vụ tin tặc liên quan đến bầu cử. Nếu chiến dịch của Trump hoặc các đồng minh của Trump bị nhắm đến như một phần của cuộc điều tra đó, thì ông cũng nên nói với chúng tôi", Thư ký báo chí Fallon quả quyết.
Trước đó, Hillary Clinton, Reid và phe Dân chủ thường xuyên chỉ trích Trump vì ứng viên Cộng hòa ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trump và các trợ tá khẳng định không có bất kỳ mối liên hệ nào với Nga. Tỷ phú Mỹ cho rằng, sự quay mặt của Clinton với Tổng thống Vladimir Putin là phản tác dụng, và Washington nên có một mối quan hệ tốt hơn với Moscow.
Theo Vietnamnet
Ông Trump cảnh báo "khủng hoảng hiến pháp Mỹ" nếu bà Clinton thắng Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton ngày 31-10 đã có một cuộc đấu khẩu khốc liệt trong chiến dịch tranh cử tổng thống khi tỉ phú New York Trump cảnh báo sẽ có "một cuộc khủng hoảng hiến pháp" nếu bà Clinton thắng. Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump - Ảnh: AFP AFP cho biết nhằm bác bỏ...