Nhật Bản viện trợ thêm 500.000 liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu thông báo nước này sẽ viện trợ thêm cho Việt Nam 500.000 liều vaccine Covid-19 để giúp ứng phó với đại dịch.
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu (Ảnh: Nikkei).
Theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tại cuộc họp báo hôm nay 15/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu đã công bố việc Nhật Bản sẽ viện trợ thêm 500.000 liều vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam. Số lượng vaccine này sẽ được chuyển đến Việt Nam sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị.
Trước đó, ngày 24/9, khoảng 400.000 liều vaccine đã được chuyển từ Nhật Bản theo đường hàng không tới Việt Nam. Đây là một phần trong 1,3 triệu liều vaccine AstraZeneca được Nhật Bản viện trợ cho các quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á, trong đó có 400.000 liều cho Việt Nam, 300.000 liều cho Thái Lan và 100.000 liều cho Brunei.
Kể từ tháng 6 năm nay, chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho chính phủ Việt Nam khoảng 3,58 triệu liều vaccine Covid-19. Cùng với 500.000 liều vaccine lần này, tổng số vaccine mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam là khoảng 4,08 triệu liều.
Video đang HOT
Đầu tháng trước, lô vaccine Nhật Bản tặng Việt Nam đã được chuyển đến vào ngày 9/9, đánh dấu đợt viện trợ vắc xin thứ 5 của Nhật Bản cho Việt Nam sau các đợt viện trợ vào tháng 6 và tháng 7.
Ngoài viện trợ vaccine, chính phủ Nhật Bản cũng giúp đỡ về kho bảo quản và hỗ trợ quá trình phân phối vaccine với tổng số tiền 41 triệu USD dành cho Việt Nam và 24 nước khác.
Nhật Bản hy vọng số lượng vaccine viện trợ sẽ góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 tại Việt Nam. Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế có liên quan, thực hiện các hỗ trợ khác nhau để giúp kiểm soát dịch bệnh.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hồi tháng 9 cho biết Nhật Bản đã lên kế hoạch cung cấp 60 triệu liều vaccine Covid-19 cho các nước trên thế giới, tăng gấp đôi số lượng so với cam kết trước đó là 30 triệu liều.
Trong số 30 triệu liều vaccine viện trợ đầu tiên, Nhật Bản đã cung cấp khoảng 23 triệu liều, chủ yếu cho các nước châu Á. Nhật Bản cũng cam kết viện trợ 1 tỷ USD cho sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX. Ông Suga cho biết đây là nguồn cung vaccine lớn thứ 3 trên thế giới cho đến nay.
Nhật Bản ban đầu chậm hơn các nước khác trong việc tiêm chủng cho người dân. Tuy nhiên sau đó, chiến dịch tiêm chủng tại Nhật Bản đã được triển khai tương đối nhanh, thông qua việc thiết lập các địa điểm tiêm chủng hàng loạt và cung cấp vắc xin ngay tại nơi làm việc.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 12/10 cho biết chính phủ đang lên kế hoạch bắt đầu tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 3 tại Nhật Bản vào tháng 12 tới.
Tháng trước, Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định tiêm liều vaccine tăng cường cho những người đã tiêm ít nhất 8 tháng kể từ liều thứ hai. Các nhà chức trách viện dẫn các kết quả nghiên cứu cho thấy kháng thể bảo vệ có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Nhật Bản đang khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội về mức trước đại dịch kể từ khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 18 khu vực vào ngày 1/10 trong bối cảnh số ca nhiễm trên cả nước giảm dần.
Nhật Bản dọa cắt viện trợ cho Myanmar
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo có thể cắt các khoản viện trợ phát triển chính thức nếu tình hình Myanmar không cải thiện.
Đường sắt là một trong những lĩnh vực đầu tư ở Myanmar có nguồn vốn ODA Nhật Bản . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TTR
Tờ Nikkei Asia ngày 21.5 dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết nước này sẽ cân nhắc cắt tất cả các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Myanmar nếu tình hình ở Myanmar vẫn chưa cải thiện.
"Chúng tôi không hề muốn làm thế, nhưng chúng tôi phải nói chắc chắn rằng điều đó khó có thể tiếp tục dưới những tình huống này. Là một nước ủng hộ dân chủ hóa Myanmar theo nhiều hướng, và là bạn, chúng tôi phải đại diện cộng đồng quốc tế và thể hiện rõ điều đó", ông Motegi phát biểu.
Nhật Bản viện trợ phát triển cho Myanmar 189,3 tỉ yen (1,74 tỉ USD) trong tài khóa 2019, nhiều hơn bất cứ nước nào theo số liệu công khai. Hiện Trung Quốc chưa công khai số liệu này.
Tokyo đã hoãn đàm phán về các dự án mới nhằm đáp trả việc quân đội Myanmar tiến hành chính biến và đối phó người biểu tình. Nếu Nhật ngưng hoàn toàn viện trợ thì sẽ là lần đầu tiên Nhật ra quyết định như thế, kể từ khi bắt đầu cung cấp ODA cho Myanmar vào năm 1954.
Các dự án của Myanmar từ ODA của Nhật có tuyến đường sắt giữa Yangon và Mandalay, 2 thành phố lớn nhất nước. Tuy nhiên, một số hạng mục đã tạm ngưng do tình hình trong nước, trong khi một số khác vẫn đang thi công.
Theo ông Motegi, Nhật đã thông qua nhiều kênh để kêu gọi quân đội Myanamr lập tức chấm dứt bạo lực, thả những người bị bắt và khôi phục nền dân chủ. Nhật vẫn duy trì mối quan hệ với Myanmar từ thời chính quyền quân sự trước đó, trong khi vẫn ủng hộ dân chủ.
"Chúng tôi có nhiều kênh khác nhau ở Myanmar, kể cả với quân đội, hơn là châu Âu và Mỹ. Ngoại trưởng các nước G7 hiểu rõ điều đó", theo Ngoại trưởng Motegi.
Đức, Nhật Bản ký hiệp định bảo vệ thông tin bí mật an ninh, ngoại giao Ngày 22/3, Nhật Bản và Đức đã ký kết hiệp định mang tính toàn diện về bảo vệ thông tin bí mật trong các lĩnh vực như đảm bảo an ninh, ngoại giao. Tham dự lễ ký kết tại trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản có Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu và Đại sứ Đức tại nước này Ina Lepel. Theo...