Nhật Bản trở lại ‘đường đua’ sản xuất chip tiên tiến
Liên doanh Rapidus, một nhà sản xuất chip mới thành lập với sự hậu thuẫn của Chính phủ Nhật Bản đang tìm kiếm các khoản đầu tư và nhân tài trên toàn cầu với tham vọng phát triển các công nghệ chip 2 nanomet vào năm 2027.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Rapidus và IBM – tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đã ký kết hợp tác phát triển các công nghệ sản xuất loại chip này hôm 13/12.
“Chúng tôi thật may mắn khi nhận được lời đề nghị hợp tác đến từ IBM. Nếu không có họ, chúng tôi rất khó tự mình phát triển được các con chip tiên tiến”, Chủ tịch Liên doanh Rapidus Atsuyoshi Koike nói.
Trước đó, ngày 6/12, Rapidus đã có thỏa thuận với Trung tâm nghiên cứu vi điện tử IMEC của Bỉ nhằm phát triển kỹ thuật quang khắc cực tím-một công nghệ quan trọng trong việc sản xuất chip tiên tiến.
Rapidus đã nhận được khoản trợ cấp trị giá 70 tỷ Yen (510 triệu USD) từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vào tháng 11. “Đây là một sự khởi đầu” đối với Rapidus, theo ông Atsuyoshi Koike. Chủ tịch Liên doanh Rapidus cũng cho biết, họ đang tìm kiếm thêm những khoản đầu tư khác và để phát triển được trong việc sản xuất chất bán dẫn, hợp tác giữa Rapidus với các đối tác nước ngoài là điều vô cùng cần thiết.
Thỏa thuận giữa Rapidus và IBM được ký kết trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng, đặc biệt trong lĩnh vực cung ứng chip. Nhật Bản từ lâu đã mất vị trí dẫn đầu về sản xuất chip, đặc biệt là các linh kiện bán dẫn tiên tiến, chính vì vậy, việc Rapidus mới được thành lập và kêu gọi đầu tư là một phần trong nỗ lực của nước này quay trở lại “đường đua” thống trị ngành công nghiệp bán dẫn như những năm 1980.
Video đang HOT
Trước đó, các nhà máy sản xuất bán dẫn nội địa Nhật Bản đã bị tụt hậu sau nhiều thế hệ, thậm chí đi sau Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Nhà sản xuất linh kiện bán dẫn theo hợp đồng Đài Loan TSMC (Trung Quốc) có kế hoạch sản xuất hàng loạt chip 2 nanomet vào năm 2025, Samsung Electronics (Hàn Quốc) có kế hoạch sản xuất hàng loạt chip 3 nanomet vào tháng 6/2023. Và IBM cũng mong muốn có được năng lực sản xuất như hai tập đoàn này.
Chính phủ Nhật Bản xác định việc sản xuất chip trong nước có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh kinh tế của đất nước. Tokyo không thể phát triển ngành bán dẫn nếu không có sự hợp tác với các đối tác trên toàn cầu-những đối tác sẵn sàng giúp Nhật Bản trở thành cơ sở sản xuất hàng loạt chip tiên tiến thế hệ tiếp theo.
Mặc dù mới được thành lập và đang trong quá trình kêu gọi vốn đầu tư, song trước những hoài nghi về việc liệu Nhật Bản có thể giành lại vị trí hàng đầu trong ngành bán dẫn hay không, ông Atsuyoshi Koike bày tỏ lạc quan: “Văn hóa và tính cách của người Nhật phù hợp trong ngành bán dẫn và chúng tôi có thể đóng góp cho thế giới trong lĩnh vực này”.
Ông nói thêm rằng, Rapidus đang tìm kiếm những ý tưởng đột phá từ IBM và Mỹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ: “Những người quan tâm đến sản xuất chất bán dẫn sẽ được chào đón làm việc với chúng tôi”.
TSMC quyết định đưa hoạt động sản xuất chip tiên tiến sang Mỹ
Ông Morris Chang, người sáng lập TSMC cho biết nhà máy của công ty này ở Arizona sẽ sản xuất các loại chip sử dụng công nghệ 3 nanomet - công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của hãng.
Một sản phẩm chip bán dẫn của TSMC. (Ảnh: VCG)
Đầu tuần này, Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC quyết định đưa hoạt động sản xuất chip tiên tiến tới Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng liên quan tới vấn đề chip.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp đặt một loạt các biện pháp kiểm soát đối với việc bán chip và thiết bị sản xuất chip tiên tiến cho các công ty Trung Quốc.
TSMC được ước tính đang nắm tới 90% thị phần chip máy tính siêu tiên tiến trên thế giới. Công ty đã cung cấp sản phẩm cho nhiều "gã khổng lồ công nghệ" bao gồm Apple và Qualcomm.
Hồi đầu tháng 9, TSMC công bố doanh thu tháng 8 đã tăng gần 60%, lên mức cao kỷ lục 7,06 tỷ USD, nhờ nhu cầu tăng mạnh trên toàn cầu.
"Chip là sản phẩm đặc biệt quan trọng," ông Morris Chang, người sáng lập TSMC, cho biết vào ngày 21/11. "Nhưng dường như người ta mới chỉ nhận ra điều này trong thời gian gần đây và kết quả là có rất nhiều người ghen tị với ngành sản xuất chip của Đài Loan."
Ông Chang hiện đã nghỉ hưu, nhưng vẫn là một nhân vật có ảnh hưởng trong ngành. Ông vừa tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Trong sự kiện này, ông Chang đã thảo luận về ngành công nghiệp bán dẫn với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông cho biết bà Harris đã hoan nghênh việc TSMC đầu tư vào Arizona.
Chip bán dẫn tiên tiến như loại do TSMC sản xuất là một phần không thể thiếu của các thiết bị điện tử hiện đại, từ điện thoại thông minh đến máy giặt.
Chúng khó sản xuất vì chi phí phát triển cao và phải có những bí kíp công nghệ. Điều này có nghĩa phần lớn hoạt động sản xuất chỉ tập trung tại một số ít nhà cung cấp như TSMC.
Những tiến bộ trong sản xuất chip đòi hỏi việc phải khắc các bóng bán dẫn với kích cỡ ngày càng nhỏ hơn lên các tấm bán dẫn.
Ông Chang cho biết nhà máy của TSMC ở Arizona sẽ sản xuất các loại chip sử dụng công nghệ 3 nanomet - công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của hãng.
Vào năm 2020, TSMC đã cam kết đầu tư ít nhất 12 tỷ USD để xây dựng cơ sở sản xuất chip đầu tiên ở Arizona.
Thời điểm đó, công ty nói rằng cơ sở này sẽ "sử dụng công nghệ 5 nanomet của TSMC để chế tạo tấm bán dẫn mỏng" và qua đó trực tiếp mang tới hơn 1.600 công việc chuyên môn cao.
Ông Morris Chang, người sáng lập TSMC. (Nguồn: Nikkei Asia)
"Tôi biết một thực tế rằng chi phí sản xuất chip ở Mỹ sẽ cao hơn ít nhất 55% so với ở hòn đảo Đài Loan," Chang nói trong cuộc họp báo bên lề APEC. "Nhưng điều này không cản trở ý định chuyển một số công việc sản xuất sang Mỹ. Quy trình sản xuất chip mà chúng tôi chuyển sang là quy trình tiên tiến nhất so với bất kỳ công ty nào ở Mỹ và điều đó rất quan trọng đối với Mỹ."
Sự gia tăng hiện diện của TSMC tại Mỹ còn diễn ra vào thời điểm có những căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Số phận của ngành công nghiệp chip tại hòn đảo, vì thế, đã trở thành mối quan tâm toàn cầu.
Các chuyên gia đã cảnh báo rằng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nguồn cung chip từ Đài Loan đều có thể làm tê liệt việc sản xuất các thiết bị quan trọng, ảnh hưởng đến người dân trên toàn cầu./.
Khách hàng chip tìm 'nguồn cung thứ hai' tránh rủi ro địa chính trị, cơ hội phát triển của Samsung Hãng Điện tử Samsung (Samsung Electronics Co) cho biết ngành công nghệ điện tử toàn cầu đang tìm kiếm những nguồn thay thế cho linh kiện bán dẫn tiên tiến do rủi ro chính trị gia tăng và đó là cơ hội phát triển. Hãng Điện tử Samsung (Samsung Electronics Co). Ảnh Bloomberg Phát biểu tại cuộc họp giao ban các nhà đầu...