Nhật Bản quyết định tung thêm gói kích cầu trị giá hơn 1.000 tỷ USD
Ngày 27/5, truyền thông Nhật Bản đưa tin chính phủ nước này quyết định sẽ tung thêm một gói kích cầu kinh tế trị giá hơn 1.000 tỷ USD nữa nhằm đưa đất nước vượt qua những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
Người dân lưu thông trên một tuyến phố ở Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản khi lệnh tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 được dỡ bỏ, ngày 25/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tài liệu hãng tin Bloomberg có được ngày 27/5, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế mới trị giá hơn 1.000 tỷ USD và đây là gói kích cầu thứ hai của nước này trong vòng 1 tháng qua, nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và các hộ gia đình đang chịu tác động nghiêm trọng vì nền kinh tế suy thoái do đại dịch COVID-19.
Tin cho hay gói kích cầu mới sẽ trị giá khoảng 117 nghìn tỷ Yên (khoảng 1.100 tỷ USD), trong đó bao gồm các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ khu vực tư nhân trị giá 31,9 nghìn tỷ Yên.
Trước đó, phát biểu họp báo ngày 25/5, Thủ tướng Abe cho hay Nội các Nhật Bản sẽ thông qua một khoản ngân sách bổ sung cho tài khóa 2020 nhằm bơm tiền cho những biện pháp kích thích bổ sung dành cho các doanh nghiệp nhỏ hơn đang gặp nhiều khó khăn, cũng như các công nhân và sinh viên.
Ông Abe nói: “Quy mô của gói hỗ trợ này sẽ là chưa có tiền lệ, tương đương với 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. Tôi sẽ bảo vệ nền kinh tế Nhật Bản trước cuộc khủng hoảng lớn nhất trong vòng một thế kỷ thông qua những biện pháp ứng phó có quy mô lớn nhất thế giới”.
Reuters đưa tin các nội dung chính trong gói kích cầu kinh tế thứ hai này bao gồm: khoản lớn nhất là 11,6 nghìn tỷ Yên để cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, vốn đang thật sự cần tới nguồn tiền mặt để duy trì hoạt động kinh doanh; 2,4 nghìn tỷ Yên để bơm vốn cho một số khoản quĩ hỗ trợ cho các công ty đang làm ăn sa sút; khoảng 3 nghìn tỷ Yên dành để chi trả cho những bác sĩ và nhân viên y tế tham gia cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2, cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế, cũng như chi phí để nghiên cứu phát triển vắc-xin và thuốc mới; Một khoản quĩ khoảng 2 nghìn tỷ Yên sẽ được dùng để trợ cấp cho những người thuê nhà đang gặp khó khăn do thu nhập sụt giảm vì đại dịch COVID-19; Khoảng 2 nghìn tỷ Yên để hỗ trợ các chính quyền địa phương ứng phó với đại dịch. Ngoài ra, gói kích cầu còn dành khoảng 4,7 nghìn tỷ Yên để hỗ trợ những cặp vợ chồng neo đơn thu nhập thấp, các nghệ sĩ và giúp các trường học chuẩn bị mở cửa trở lại….
Video đang HOT
Văn phòng Nội các Nhật Bản hồi đầu tháng 5 cho biết trong quý I/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này đã giảm 3,4% so với quý trước đó, trong bối cảnh tiêu dùng cá nhân, chi phí tài sản cố định và xuất khẩu giảm mạnh do chịu tác động nặng nề của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Dịch COVID-19 đã khiến doanh thu ngành du lịch Nhật Bản giảm tới 90%, ngành công nghiệp và thương mại đã gần như bị đình trệ, Olympic Tokyo 2020 bị hoãn lại.
Như vậy, với việc Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý cuối của năm 2019, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã chính thức rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật sau hai quý tăng trưởng âm liên tiếp. Đây là lần đầu tiên kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kể từ năm 2015.
Khi đại dịch bắt đầu thuyên giảm, Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách khôi phục ngành du lịch, một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, bằng cách cấp tiền cho người dân đi du lịch trong nước.
Theo sáng kiến “Go To Travel”, Chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp 20.000 Yên (185 USD/ngày cho người dân đi du lịch. Khoản hỗ trợ trên sẽ trang trải một nửa chi phí cho các chuyến đi, được cấp thông qua việc kết hợp giảm giá mạnh và các phiếu quà tặng sử dụng tại các cửa hàng và nhà hàng gần điểm du lịch.
Sáng kiến này dự kiến bắt đầu được triển khai vào cuối tháng 7 tới, áp dụng đối với người dân đặt tour du lịch qua các công ty du lịch Nhật Bản hoặc đặt trực tiếp với khách sạn hay các nhà trọ truyền thống ở nước này.
Nhật Bản ngày 25/5 đã dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp đối với thủ đô Tokyo, Hokkaido và ba tỉnh phụ cận thủ đô, qua đó chấm dứt hoàn toàn tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 trên toàn quốc. Với quyết định này, chính phủ đã chấm dứt toàn bộ lệnh tình trạng khẩn cấp được áp dụng từng ngày 17/4. Đài Truyền hình NHK đưa tin, trong ngày 24/5, Thủ tướng Shinzo Abe đã có cuộc gặp với các thành viên chủ chốt trong nội các, thảo luận về tình hình dịch bệnh và khả năng y tế tại các tỉnh.
Báo Nhật: Công ty Tenma hối lộ hơn 5 tỷ đồng cho công chức Bắc Ninh
Truyền thông Nhật Bản loan tin một công ty con tại Việt Nam của hãng sản xuất nhựa Nhật Bản Tenma hối lộ 25 triệu yên (gần 5,4 tỷ đồng) cho công chức địa phương.
Hãng tin Asahi Nhật Bản trong bài viết đăng tải ngày 12/5 khẳng định công ty Tenma có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản đã xác nhận thông tin này với Công tố viên quận Tokyo.
Hành động này theo các công tố viên vi phạm Đạo luật Ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.
Bài báo viết về vụ việc đăng trên tờ Asahi.
Asahi cho biết, trong một cuộc điều tra của cơ quan hải quan địa phương, công ty con của Tenma tại Bắc Ninh, Việt Nam sau khi được thông báo về khoản truy thu thuế đã đề nghị Chủ tịch công ty trả một khoản "phí điều chỉnh". Được sự đồng ý của ông Kento Fujino - Chủ tịch công ty, Tenma đã chi trả 2 tỷ đồng (khoảng 10 triệu yên Nhật) cho cán bộ Việt Nam để tránh các khoản phụ phí.
Bên cạnh đó, vào tháng 8/2019, một cuộc khảo sát của Cục thuế địa phương cho thấy Tenma được yêu cầu nộp thêm 17,8 tỷ đồng (khoảng 89 triệu yên), bao gồm thuế doanh nghiệp. Các cán bộ điều tra yêu cầu phía công ty trả 3 tỷ đồng tiền mặt. Cuối cùng, khoản truy thu thuế doanh nghiệp giảm xuống còn 576 triệu đồng (2,62 triệu yên).
Trụ sở công ty Tenma ở Bắc Ninh. (Ảnh: Tiến Dũng)
Tới 1/4/2020, Công ty Tenma tại Tokyo đã tự nguyện khai nhận các hành vi sai phạm với Văn phòng Công tố viên quận Tokyo. Ngoài ra, trang web của công ty cũng nói rõ rằng Chủ tịch Fujino sẽ chịu trách nhiệm liên quan tới vấn đề này và ông sẽ thông báo nghỉ hưu tại cuộc họp cổ đông vào tháng 6.
Tenma được thành lập vào năm 1949, chuyên cung cấp sản phẩm nhựa chất lượng cao cho ngành công nghiệp và hộ gia đình. Theo báo cáo chứng khoán năm 2018, doanh thu bán hàng của công ty với 7.557 nhân viên này đạt 84,8 tỷ yên.
Bài học từ hai đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Nhật Bản Gần một tháng đã trôi qua kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc ở Nhật Bản vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Aichi, Nhật Bản, ngày 12/5/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN Trong những ngày gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy nước...