Nhật Bản quyết định tiêm mũi vaccine thứ 4 cho người dân
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 24/3, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) quyết định sẽ tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 để tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra sau khi một hội đồng chuyên gia của MHLW phê chuẩn kế hoạch tiêm mũi vaccine thứ 4 với lý do hiệu quả phòng dịch của vaccine có xu hướng giảm sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, MHLW vẫn chưa quyết định thời điểm triển khai và đối tượng được tiêm mũi thứ 4 cũng như khoảng cách giữa các mũi tiêm thứ 3 và thứ 4. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết chính phủ sẽ đưa ra quyết định sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia. Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer Inc. hoặc Moderna Inc. để tiêm mũi thứ 4 vì trước đó Chính phủ Nhật Bản đã quyết định mua thêm 145 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của các hai hãng này. Mặt khác, khác với ba mũi đầu tiên, người tiêm mũi thứ 4 có thể sẽ mất phí.
Ngoài Nhật Bản Israel và Vương quốc Anh đã khuyến nghị tiêm mũi vaccine thứ 4, nhưng chỉ giới hạn ở các nhân viên y tế và những người có nguy cơ gặp triệu chứng nặng.
Video đang HOT
Các số liệu thống kê của Chính phủ Nhật Bản cho thấy tới ngày 23/3, có hơn 102,23 triệu người ở nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi, trong đó có gần 100,54 triệu người đã được tiêm mũi thứ 2. Riêng đối với mũi thứ 3, có hơn 46,64 triệu người ở nước này đã được tiêm, chiếm khoảng 37% dân số.
Trong ngày 24/3, Nhật Bản ghi nhận thêm 49.930 ca mắc mới, giảm 3.600 ca so với một tuần trước đó nhưng lại tăng 8.892 ca so với một ngày trước đó. Số ca tử vong vì dịch COVID-19 cũng tăng 4 ca so với một ngày trước đó lên 126 người. Riêng tại thủ đô Tokyo, số ca mắc mới tăng 414 so với một tuần trước đó lên 8.875 ca. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 3/3, số ca mắc mới ở thành phố này tăng trở lại.
Nhật Bản chuẩn bị gia hạn tình trạng khẩn cấp
Chính phủ Nhật Bản sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 4 khu vực khác trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng cao giữa lúc diễn ra Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 27/7/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tình trạng khẩn cấp hiện được áp dụng tại thủ đô Tokyo, trong đó có rút ngắn giờ mở cửa của các nhà hàng và quán bar và cấm bán rượu, sẽ kết thúc vào ngày 22/8, song Chính phủ có kế hoạch gia hạn cho đến cuối tháng. Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết chính phủ sẽ khẩn trương hành động và sẽ công bố quyết định về việc gia hạn các biện pháp chống dịch trong ngày 30/7.
Trong khi đó, trao đổi với báo giới, người phát ngôn chính phủ Katsunobu Kato cho biết việc gia hạn tình trạng khẩn cấp cũng sẽ được áp dụng tại Okinawa và mở rộng sang 3 tỉnh lân cận thủ đô Tokyo cùng trung tâm phía Tây của Osaka. Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Norihisa Tamura lưu ý số ca mắc COVID-19 vẫn đang gia tăng ở Tokyo và Okinawa bất chấp tình trạng khẩn cấp được áp dụng, với biến thể Delta dễ lây lan hơn chiếm khoảng 50% số ca mới ở thủ đô.
Kênh truyền hình Nippon ngày 29/7 đưa tin số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày tại Nhật Bản lần đầu tiên vượt quá 10.000 ca sau khi chính quyền thành phố Tokyo ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục là 3.865 ca. Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 cũng báo cáo thêm 27 ca mới nâng tổng số ca mắc liên quan tới sự kiện thể thao này trong tháng 7 lên 225 ca.
Hiện mới chỉ 25% dân số Nhật Bản đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Các chuyên gia kêu gọi người dân không lơ là cảnh giác, trong khi giới chức Tokyo cũng đang nỗ lực vận động giới trẻ đi tiêm chủng.
* Ngày 30/7, người phát ngôn Chính phủ Philippines Harry Roque thông báo nước này đã gia hạn lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả các du khách đến từ Ấn Độ và 9 quốc gia khác nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Ông Roque cho biết Tổng thống Philippines đã thông qua việc gia hạn lệnh cấm trên từ ngày 1/8 đến ngày 15/8 nhằm hạn chế sự lây lan các biến thể của virus SARS-CoV-2. Ngoài Ấn Độ, các nước khác nằm trong diện trên còn có Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Oman và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Tuy nhiên, Philippines vẫn cho phép người lao động nước này ở nước ngoài hồi hương, nhưng sẽ phải cách ly trong 14 ngày sau khi về nước.
Biến thể Delta đang lan rộng ở Philippines. Bộ Y tế nước này ngày 29/7 cho biết đã phát hiện 97 ca nhiễm biến thể Delta, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên 216 ca. Có ít nhất 8 bệnh nhân nhiễm biến thể Delta đã tử vong. Tính tới ngày 29/7, Philippines ghi nhận tổng cộng 1.572.287 ca mắc COVID-19, trong đó có 27.577 ca tử vong.
*Cùng ngày, Thủ tướng Séc Andrej Babis thông báo chính phủ đã phê duyệt đề xuất cho các công chức có thêm 2 ngày nghỉ phép sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây được xem như một giải pháp nhằm thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng.
Tính tới ngày 29/7, đã có 10,19 triệu liều vaccine được tiêm cho người dân tại Séc, với 4,74 triệu người đã được tiêm đủ liều.
Đệ nhất phu nhân Mỹ phẫu thuật chân vì dẫm phải dị vật Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden sẽ trải qua cuộc phẫu thuật chân do bà dẫm phải dị vật hồi tuần trước. Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jill Biden (Ảnh: AP). Fox News đưa tin, bà Jill Biden được thực hiện cuộc phẫu thuật vào ngày 29/7 (giờ Mỹ) để loại bỏ dị vật khỏi chân. Đệ nhất Phu nhân Mỹ đã...