Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn đặc sản
Món cơm lươn trứ danh của Nhật Bản dường như đã có ‘ lối thoát’ khi nước này lần đầu nhân giống thành công nguyên liệu chế biến đặc sản.
Lươn non nở thành công từ quá trình sinh sản mới.
Khác với lươn tại Việt Nam là một loài cá thuộc bộ lươn, sống ở nước ngọt, lợ, có tên khoa học là Monopterus Albus, lươn Nhật Bản (tên khoa học là Anguilla Japonica) thực chất là một loại cá thuộc bộ cá chình, tuy cũng có thể sống ở nước ngọt, lợ, nhưng phải sinh sản ở nước mặn (biển).
Chu trình sinh sản phức tạp khiến lươn Nhật Bản trên thị trường ẩm thực nước này dù có 99,9% nguồn gốc từ các trang trại nhưng quy trình sản xuất vẫn phải bắt đầu từ lươn con đánh bắt trong tự nhiên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời gian gần đây, sự sụt giảm lớn về sản lượng đánh bắt lươn non vì nhiều nguyên nhân đã khiến các đơn vị khai thác Nhật Bản ngày càng quan tâm hơn đến những công nghệ cho phép nhân giống lươn từ trứng.
Trong bối cảnh đó, việc Trường Đại học Kindai (Osaka) thành công trong việc nuôi lươn Nhật Bản trọn vẹn một chu kỳ sinh sản có thể xem là bước đột phá quan trọng.
Trường đại học này sử dụng các phương pháp tương tự như của Cơ quan Nghiên cứu và Giáo dục Thủy sản Nhật Bản đề ra hồi năm 2010. Quy trình này bắt đầu từ việc lấy trứng ra khỏi một con lươn cái để thụ tinh nhân tạo, sau đó nuôi dưỡng những con non – được gọi là lươn thủy tinh vì sự trong suốt của chúng – đạt đến ngưỡng nhất định trước khi lặp lại quá trình để thiết lập một chu kỳ sinh sản hoàn chỉnh.
Lươn Nhật Bản thuộc loài khác với lươn ở Việt Nam.
Dù vậy, những người tham gia dự án cho biết, đã phải vật lộn để duy trì được một số lượng lớn lươn non, do vẫn tồn tại nhiều bí ẩn khó hiểu xung quanh đặc tính sinh học của loài này.
“Chúng tôi sẽ tập trung vào việc phát triển công nghệ nuôi lươn thủy tinh để tiến tới có thể sản xuất hàng loạt”, Giáo sư Shukei Masuma thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản tại Trường Đại học Kindai cho biết.
Trước dự án lươn Nhật Bản lần này, Trường Đại học Kindai từng thành công trong việc nuôi trọn chu kỳ cá ngừ vây xanh – một món đặc sản khác của đất nước Hoa anh đào.
Bún đậu mắm tôm xưa và nay
Thời buổi kinh tế phát triển, bún đậu mắm tôm cũng phát triển theo. Phát triển nhưng không bỏ qua truyền thống, nên bây giờ bún đậu mắm tôm cũng đem theo vẻ xưa, hương vị cũ vào bàn ăn.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Những năm 1960 được theo mẹ đi chợ là một phần thưởng. Vui nhất là ngày chợ phiên thế nào sau khi bán được thúng dừa quả khô, mẹ cũng vào hàng bún Bà Giao, vào hàng đậu phụ Bà Nghĩa mua về đãi cả nhà. Ngày ấy hàng bún và hàng đậu phụ chỉ có dăm nhà có điều kiện mới sản xuất. Bây giờ thì bún đậu mắm tôm trở thành món ăn bình dân hợp với túi tiền của tất thảy mọi người và cụm từ bún đậu mắm tôm chỉ là công thức chỉ sự đại diện còn thực tế có nhiều biến tấu đa dạng.
Bún để làm món này là bún tươi được làm theo cách truyền thống từ gạo tẻ không chút lai tạo như bây giờ. Gạo được ngâm rồi đem xay thủ công bằng cối đá bắc nhuyễn như sữa tươi mát. Nước bột nhuyễn ấy được cô đủ độ rồi cho vào túi vải bố phía dưới là mặt gương đục lỗ rồi đem vắt thành sợi thả xếp lớp trong nồi nước nóng già, sợi bún săn lại là được. Bí quyết là làm sao cho bún vừa chín tới, dẻo thơm mà không bị bết dính vào nhau. Những sợi bún trắng trong mỡ màng mới nhìn đã cảm ngon đã gợi sự thòm thèm.
Đậu phụ chọn loại mới làm trong ngày, thanh đậu phải mềm, mịn và có màu trắng ngà, cắt lát vừa phải và đem rán kỹ thuật bằng mỡ lợn sao cho bề ngoài mặt vàng thơm, nhưng bên trong vẫn trắng xốp mới là đạt. Đậu phụ ăn đến đâu rán đến đấy để đảm bảo độ nóng và thơm.
Trong ba thứ thì mắm tôm chỉ là thức chấm nhưng lại cầu kỳ hơn cả. Ở độ tuổi lục tuần tôi vẫn không sao cắt nghĩa rành rọt vì sao mắm làm từ con moi mà người xưa lại gọi là mắm tôm. Ở vùng biển quê tôi, mắm tôm thường có hai loại: Mắm tôm canh và mắm tôm chua. Khác nhau chỉ là cách muối và hương vị phụ phẩm của từng loại. Mắm tôm canh thì chủ yếu là moi và muối trắng trộn đều cứ thế mà phơi cho được nắng, khi gần chín mới bỏ thính gạo giã nhuyễn. Bởi vậy mà mắm tôm rất nặng mùi, nồng và gắt nhưng ưu điểm lại rất nhiều đạm. Các cụ xưa thường ví người khó tính, hay cẩu bẳn với mắm tôm "Gắt như mắm tôm". Bởi rất ngọt, nhiều đạm và có vị đặc trưng của mắm nên rất ưa khi ăn với thịt chó, bún, đậu phụ. Chỉ cẩn vắt chanh đánh đều thì đã dậy mùi ghê gớm, cho ít hạt tiêu thì thơm và cay.
Mắm tôm đem ăn với bún và đậu phụ thì hợp bậc nhất, hòa quện lẫn nhau ngọt cả vị và thơm cả hương. Khi xưa chỉ ăn với hai loại rau là tía tô và kinh giới. Chả hiểu bổ âm bổ dương thế nào mà các cụ khuyên đàn ông thì ăn tía tô, kinh giới nhường cho chị em.
Thời buổi kinh tế phát triển, bún đậu mắm tôm cũng phát triển theo. Phát triển nhưng không thể bỏ qua truyền thống, nên bây giờ bún đậu mắm tôm cũng đem theo vẻ xưa, hương vị cũ vào bàn ăn. Bún đậu mắm tôm bày trên mẹt, lót lá chuối với nhiều loại phong phú, nom bắt mắt và kêu gọi sự đua tranh của vị giác và khướu giác. Ngoài ba hợp âm chủ đạo là bún tươi, đậu phụ rán, mắm tôm, còn có chả cốm, thịt chân giò, dồi lợn. Rau cũng thêm nhiều thứ như húng dỗi, xà lách, dưa chuột...
Khi xưa bún đậu mắm tôm bán cho các lão nông, trai cày, thợ cấy, ăn xì xụp giữa chợ quê, giờ thì có ở nhà hàng, khách sạn. Một mẹt bún đậu mắm tôm, quây quần ăn uống và chuyện trò rôm rả, chuyện xưa chuyện cũ dội về. Chuyện cơ quan, chuyện phiếm có dịp thả ga phẩm bình, mốt nọ, kiểu kia cũng được đem ra đàm luận sôi nổi.
Bún Huế "lai" Thanh Bún Huế "lai" Thanh ấy chính là món bún Huế đến Thanh Hóa, hòa nhập vào ẩm thực xứ Thanh, được người Thanh Hóa cải biến cho hợp khẩu vị. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet) Bún Huế là món ăn đã được định danh, làm nên thương hiệu ẩm thực của Huế, trở thành món dễ ăn và khó bỏ của người dân...