Bí ẩn ‘cây ôm tượng Phật’ ở Trung Quốc: Chuyên gia giải mã từ câu chuyện già làng kể lại
Ngày nay, cây cổ thụ ở làng Khảo Đình được mệnh danh là ‘một trong những di tích độc đáo nhất ở Trung Quốc – Cây long não nghìn năm ôm tượng Phật’.
Bí ẩn “cây ôm tượng Phật”
Làng Khảo Đình (Phúc Kiến, Trungh Quốc) có một cây cổ thụ vô cùng đặc biệt. Cây này có niên đại hàng nghìn năm và đã trở thành một phần của ngôi làng nhỏ, chứng kiến biết bao lịch sử và đổi thay, được dân làng trìu mến gọi là “cây thiêng”.
Được biết, cây cổ thụ này thuộc giống long não, dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng vẫn tươi tốt và tràn đầy sức sống. Cây cao 36 mét, chu vi thân 10,5 mét, diện tích tán hơn 900 mét vuông. Tất nhiên, chỉ những điều này thôi thì không thể gọi là kỳ quan được.
Điều kỳ lạ là trên thân cây cổ thụ có một hốc nhỏ cách mặt đất khoảng 1m, to bằng nắm tay người lớn. Trong hốc có một bức tượng Phật, cao khoảng 60cm.
Làm sao một bức tượng Phật có thể nhét vừa hốc cây nhỏ như vậy?
Hầu hết các giả thuyết về bí mật này đều có phần hoang đường, đương nhiên không đáng tin cậy đối với những chuyên gia tin vào khoa học. Nhưng khi cố gắng tìm hiểu làm thế nào pho tượng lại được đặt trong một hốc cây nhỏ như vậy, họ không thể tìm ra câu trả lời thuyết phục. Vậy chính xác thì điều gì đã làm nên hiện tượng kỳ lạ này? Có một truyền thuyết địa phương có thể cung cấp một số manh mối.
Video đang HOT
Truyền thuyết về cổ thụ nghìn năm tuổi
Để tìm ra bí mật về bức tượng Phật trong cây long não cổ thụ, các chuyên gia đã tìm đến một cụ ông cao tuổi nhất trong làng Khảo Đình. Theo ông, truyền thuyết về tượng Phật trong hốc cây có liên quan đến Chu Hi.
Chu Hi là là một nhà thư pháp, nhà sử học, nhà triết học, nhà chính trị và nhà văn Trung Quốc thời nhà Tống.
Tượng Chu Hi ở làng Khảo Đình được xây dựng sau này
Theo truyền thuyết kể lại, Chu Hi từng sống ở làng Khảo Đình, ông đã dạy dân làng tiếp thu nhiều kiến thức khác nhau, được dân làng kính trọng sâu sắc vì kiến thức và sự chính trực.
Sau khi Chu Hi qua đời, để tưởng nhớ những đóng góp xuất sắc của ông, dân làng đã đúc một bức tượng Phật tượng trưng cho những giá trị tinh thần và đạo đức. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí xây dựng ngôi chùa nên họ phải tìm một nơi đặc biệt để đặt bức tượng. Cuối cùng, họ quyết định đặt tượng Phật vào hốc cây linh thiêng ở làng Khảo Đình.
Người ta kể rằng cây cổ thụ này nằm ở giữa làng, Chu Hi đã đứng dưới gốc cây này khi dạy học cho thanh niên trong làng. Khi đó, hốc cây rất rộng, có thể chứa được một bức tượng Phật tương đối lớn, thậm chí vẫn còn chỗ trống.
Theo thời gian, lỗ trên cây “lành” lại một cách tự nhiên và cây tiếp tục lớn lên khiến tượng Phật trông như bị cây “nuốt chửng”. Cảnh tượng này khiến cây nghìn năm tuổi trở thành một điểm thu hút độc đáo của địa phương, là nhân chứng cho truyền thuyết và lịch sử.
Chuyên gia giải mã
Qua câu chuyện của cụ ông, chuyên gia đã nắm được điểm mấu chốt, đó là khi ông nói: “Hồi nhỏ tôi thường tò mò nhìn vào hốc cây, khi đó nó rộng hơn bây giờ rất nhiều, nhìn thấy rõ ràng tượng Phật bên trong, nhưng bây giờ cái hốc chỉ to bằng nắm tay. Có lẽ trong vài năm nữa, nó sẽ biến mất mãi mãi”.
Theo đó, các chuyên gia tin rằng hiện tượng kỳ diệu này có khả năng liên quan đến quá trình sinh trưởng của cây long não cổ thụ. Tốc độ sinh trưởng của cây nhanh đến mức vỏ cây có thể không thích ứng được với tốc độ này. Kết quả là vết nứt dần xuất hiện ở thân cây. Khi dân làng nhìn thấy vết nứt, họ quyết định đặt pho tượng vào trong để tưởng nhớ Chu Hi.
Tuy nhiên, không ai ngờ rằng vì cây tiếp tục lớn lên và to ra, vỏ cây mới dần bao bọc xung quanh vết nứt hiện có, cuối cùng tạo thành một hốc cây nhỏ. Bức tượng trong hốc cây này được bao quanh bởi thân cây, tạo nên cảnh tượng đáng kinh ngạc.
Giả thuyết có thể không giải thích đầy đủ hiện tượng bí ẩn này, nhưng nó cũng là một cách giải thích hợp lý có nhiều cơ sở nhất.
Tất nhiên, độ tin cậy của tuyên bố vẫn chưa được xác nhận, nhưng truyền thuyết và điểm hấp dẫn này tiếp tục thu hút vô số khách du lịch và học giả từ khắp nơi đến khám phá.
Ngày nay, cây cổ thụ ở làng Khảo Đình được mệnh danh là “một trong những di tích độc đáo nhất ở Trung Quốc – Cây long não nghìn năm ôm tượng Phật”. Ở địa phương còn có niềm tin rằng, ai nhìn thấy tượng Phật trong hốc cây này sẽ khỏe mạnh và bình an.
Bí ẩn về người "du hành thời gian" trong bức ảnh 82 năm trước, chuyên gia giải mã sự thật bất ngờ
Đằng sau "bí ẩn internet" tồn tại suốt hơn 8 thập kỷ qua là gì?
Những bộ truyện hay hoạt hình, phim ảnh có yếu tố du hành thời gian như Doraemon , Trở Lại Tương Lai (Back to the Future) trước nay đều vô cùng nổi tiếng. Do đó, trong nhiều năm liền, việc "du hành thời gian" có thực sự tồn tại hay không luôn là một chủ đề gây ra nhiều tranh luận.
Ý tưởng về việc thực sự tồn tại một cỗ máy du hành thời gian hay người có khả năng di chuyển giữa các dòng thời gian khác nhau ngày một trở nên thu hút . Sau khi một bức ảnh chụp vào năm 1941 được đăng tải kèm theo câu chuyện về người đàn ông "du hành thời gian", giả thuyết này lại càng nhận được nhiều sự quan tâm.
Người đàn ông được cho là đến từ tương lai với diện mạo hoàn toàn khác biệt với phần còn lại trong bức ảnh
Theo đó, bức ảnh chụp vào tháng 11/1941, khi cầu South Fork mở cửa trở lại ở British Columbia, Canada. Việc mở cửa lại của cây cầu này đã thu hút rất đông người dân đến tham quan. Trong bức ảnh ngẫu nhiên này, hình ảnh một người đàn ông mặc áo phông, đeo kính râm và cầm máy ảnh trước ngực bằng cả hai tay. Trong khi đó, những người xung quanh ông lại mặc trang phục có vẻ phù hợp với thời kỳ những năm 40s.
Sau khi bức ảnh được trưng bày lần đầu tiên vào năm 2004 trong cuộc triển lãm của Bảo tàng Barlorne-Pioneer và trưng bày dưới dạng số hóa vào năm 2010, nó đã gây ra làn sóng thảo luận sôi nổi giữa những cư dân mạng về người đàn ông "du hành thời gian" này.
Vậy sự thực là gì?
Để kiếm chứng tính thực hư của bức ảnh, trang web kiểm tra thực tế Snopes đã đưa ra nhiều phân tích và cho rằng mặc dù người đàn ông có vẻ ngoài hiện đại nhưng thực chất anh vẫn hoàn toàn có thể là người sống ở thời điểm năm 1941. Trang web này cho rằng mọi thứ người đàn ông này mặc trên người như quần áo, kính mắt hay thậm chí là chiếc máy ảnh hiện đại mà anh ta cầm trên tay đều thực sự đều được sản xuất trước năm 1941.
Theo đó, Snopes cho biết chiếc áo phông có hình chữ "M" được người đàn ông này mặc thực chất là đồng phục của đội khúc côn cầu trên băng chuyên nghiệp Montreal Maroons tại giải National Hockey League (NHL), một đội khúc côn cầu hoạt động từ năm 1924 đến năm 1938.
Chiếc áo của người đàn ông trong ảnh có chữ M tương tự logo của đội Montreal Maroons
Mặc dù không phổ biến lắm vào thời điểm đó nhưng lần đầu tiên mà cặp kính râm mà người đàn ông này đeo xuất hiện là vào những năm 1920. Về phần máy ảnh, rất có thể đó là chiếc Kodak 35 đời đầu và vô cùng hiếm, đây được biết đến là một chiếc máy ảnh du lịch cầm tay được bán trên thị trường từ năm 1938 đến năm 1942.
Chiếc Kodak 35 được cho là chiếc máy ảnh mà người đàn ông cầm trên tay
Dùng khí cầu giải mã những âm thanh bí ẩn ở tầng bình lưu Trái Đất Ở độ cao hơn 21.300 m thuộc tầng bình lưu của Trái Đất, các nhà khoa học phát hiện ra những âm thanh 'bí ẩn' mà tai người không thể nghe thấy. Theo nhà khoa học Daniel Bowman thuộc phòng thí nghiệm Sandia ở New Mexico (Mỹ), trong tầng bình lưu của Trái Đất tồn tại một loại âm thanh ở tần số...