Nhật Bản nâng cấp máy bay tuần tra hàng hải bằng trí tuệ nhân tạo
Tạp chí quân sự Jane’s trích dẫn nguồn tin từ Cơ quan quản lý công nghệ và hậu cần (ATLA) thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, quân đội nước này đang có kế hoạch áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) lên một số phi đội máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1 nhằm nâng cao năng lực tình báo, giám sát, trinh sát (ISR) của máy bay.
Nguồn tin cho biết, công nghệ AI được áp dụng hỗ trợ khả năng xác định mục tiêu của radar trên máy bay Kawasaki P-1. Cụ thể, bộ dữ liệu hình ảnh thu lại bởi radar sẽ được công nghệ AI xử lý và phân tích ngay lập tức, điều mà bộ phận kỹ thuật của phi hành đoàn không thể thực hiện nhanh chóng bằng mắt thường.
Máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1 của Nhật Bản. Nguồn: Reuters.
Theo Tạp chí Nikkei Asian Review, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ dành một khoản ngân sách 900 triệu yên Nhật (khoảng 8,25 triệu USD) nhằm phát triển dự án trên. Dự kiến, công nghệ AI sẽ được tích hợp trên dòng máy bay tuần tra hàng hải nội địa Kawasaki P-1 từ năm 2024 trước khi được nghiên cứu áp dụng trên các loại vũ khí tân tiến hơn của quân đội Nhật Bản.
Tokyo đang xem xét việc triển khai các phi đội máy bay Kawasaki P-1 tới Trung Đông nhằm bảo vệ các tàu thương mại của mình trên các tuyến hàng hải tại khu vực. Việc sử dụng công nghệ AI chắc chắn sẽ giúp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1 được phát triển và sản xuất bởi Kawasaki Aerospace Company, phân nhánh của của Tập đoàn Kawasaki Heavy Industries. Được biên chế cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) từ năm 2013, máy bay sẽ thay thế dần phi đội P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo và đã tương đối lỗi thời.
Video đang HOT
Kawasaki P-1 có chiều dài 38m, sải cánh 35,4m, chiều cao 12,1m và trọng lượng cất cánh đối đa gần 80 tấn. Được trang bị 4 động cơ tua-bin phản lực cánh quạt F7, nó có thể đạt tốc độ tối đa 996km/h, tốc độ hành trình 833km/h, phạm vi hoạt động 8.000km, phạm vi chiến đấu 2.500km cùng trần bay 13,5km.
Máy bay được trang bị hàng loạt hệ thống điện tử hàng không hiện đại phục vụ nhiệm vụ trinh sát, chống ngầm như: Hệ thống radar mạng pha chủ động Toshiba HPS-106; hệ thống cảm biến từ trường (MAD); hệ thống cảnh báo chống tên lửa AN/AAR-60; ăng-ten liên lạc và định vị hàng không; hệ thống tác chiến điện tử độc lập… Về bộ vũ khí, Kawasaki P-1 có thể mang các ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46, Type 97, các tên lửa AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65 Maverick.
NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC (theo Jane’s, Nikkei Asian Review)
Theo qdnd.vn
Bất ngờ lý do S-400 "im hơi lặng tiếng" trước F-35 của Mỹ và điều thúc đẩy Nga vội vã khai sinh S-500
Dù trên lý thuyết, hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga S-400 có thể phát hiện ra các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ ở khoảng cách từ 200-250km nhưng hóa ra vũ khí này được triển khai ở Syria không thể thực hiện điều này.
Không phát hiện ra F-35 ở khoảng cách 200-250km
Theo Uawire, mặc dù trên lý thuyết, các báo cáo cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga S-400 có thể phát hiện ra các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ ở khoảng cách từ 200-250km nhưng hóa ra vũ khí này được triển khai ở Syria không thể thực hiện điều này.
Trang tin chuyên về khu vực Trung Đông Al-Masdar cũng cảnh báo rằng việc hệ thống phòng thủ S-500 được Nga sớm khai sinh là chính bởi S-400 không thể ngăn chặn máy bay "tàng hình" của Mỹ.
"Được biết hệ thống phòng thủ S-500 của Nga chính là đòn đáp của Moscow với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ vốn đang được sử dụng", tờ Al-Masdar viết.
Dù những chuyến bay đều đặn của tiêm kích Mỹ, Anh, Israel F-35 trong khu vực được bao phủ bởi S-400, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy S-400 có thể phát hiện ra các tiêm kích ở khoảng cách 200-300km và điều này gây nhiều tranh luận trái chiều trong giới chuyên gia Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ rất quan tâm đến S-400 của Nga
Tạo ra lỗ hổng lớn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ
Khi Tổng thống Trump gặp nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Nhà Trắng hôm qua, S-400 trở thành chủ đề gây tranh cãi giữa hai phe đối lập quan điểm.
Hệ thống phòng thủ S-400 có thể tiêu diệt máy bay, máy bay không người lái và tên lửa trên trời ở khoảng cách gần 250 dặm. Nga từng dùng vũ khí này để bảo vệ các mục tiêu chiến lược nhất của mình.
Hiện ông Erdogan muốn mua hệ thống này để bảo vệ tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ và quyết định này đã gây tức giận cho các thành viên NATO.
Được giới thiệu vào năm 2007, S-400 luôn trở thành vũ khí để bảo vệ tiền tiêu hàng đầu của Nga. S-400 lần đầu được triển khai bảo vệ không phận Moscow và sau đó là các căn cứ Nga ở Kalingrad. Khi Nga tham gia vào cuộc nội chiến Syria, Moscow đang gửi S-400 tới quốc gia Trung Đông này để bảo vệ lực lượng quân nhân cũng như đồng minh của nước này, Tổng thống Syria Assad.
Một số nước cũng bày tỏ sự quan tâm và bày tỏ nguyện vọng mua hệ thống phòng thủ của Nga. Trong số các nước mua vũ khí này có Trung Quốc (ký mua năm 2015), Ấn Độ (ký mua năm 2016). Mỗi tiểu đoàn S-400 thường có 8 bệ phóng, 32 tên lửa cùng trạm chỉ huy di động.
Quyết định của Ankara trong việc mua S-400 gây nhiều chỉ trích bởi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của NATO. S-400 cũng khiến Mỹ đình chỉ việc bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Lý do khiến Mỹ phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là bởi nước này cho rằng vũ khí có thể gây nguy hại cho hệ thống vũ khí của các nước NATO.
Bởi S-400 có thể gây nguy hại cho F-35 nên Mỹ đã loại Ankara ra khỏi chương trình mua vũ khí này.
Theo nguoiduatin
10 chiến cơ thay đổi cuộc chơi giữa các cường quốc quân sự nửa đầu thế kỷ 20 Tạp chí quân sự Nga công bố danh sách 10 máy bay chiến đấu có ảnh hưởng nhất đến cuộc chiến trên không của các cường quốc trong Thế chiến I và II. Tạp chí "Quan điểm Quân sự" xem xét tổng hợp các yếu tố của từng dòng máy bay, từ đó rút ra đóng góp thực sự của nó đối với...