Nhật Bản: Lộ diện loài 112 triệu tuổi nửa quái điểu, nửa bò sát
Sinh vật giống như một con quái điểu từ phim kinh dị đã được khai quật tại một mỏ hóa thạch thuộc TP Tambasasayama, tỉnh Hyogo – Nhật Bản.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Katsuhiro Kubota từ Đại học Hyogo (Nhật Bản) cho biết con quái điểu mang những nét “lai tạp” này thực sự là bò sát: Nó thuộc về dòng dõi Điểu long răng khía ( Troodontidae).
Điểu long răng khía là tập hợp một số loài khủng long chân thú giống chim, phát triển mạnh mẽ trong kỷ Phấn Trắng.
Quái điểu Nhật Bản Hypnovenator matsubaraetoheorum
Sinh vật vừa được khai quật ở Nhật Bản được đặt tên là Hypnovenator matsubaraetoheorum, đã lang thang trên Trái Đất vào đầu kỷ Phấn Trắng, khoảng 112 đến 106 triệu năm trước.
Kích thước của các Điểu long răng khía rất đa dạng, từ cỡ một con kiwi cho đến một con đà điểu Nam Mỹ.
Bộ xương sau sọ còn nguyên khớp nối của Hypnovenator matsubaraetoheorum được tìm thấy tại khu vực hệ tầng Ohyamashimo ở TP Tambasasayama một cách rất vô tình.
Video đang HOT
Trong đó, các phần xương đầu tiên lộ ra từ năm 2010, khi chính quyền xây dựng một công viên. Các phần tiếp theo được thu thập rải rác các năm sau đó.
Cuối cùng, thông qua một quá trình nghiên cứu công phu, đến nay chân tướng về con vật kỳ quái đã được tiết lộ.
Đây là loài Điểu long răng khía đầu tiên được xác định ở Nhật Bản. Nó có họ hàng với Gobivenator mongoliensis được khai quật trước đó ở Mông Cổ.
Trước đó, một số loài Điểu long răng khía cũng lộ diện ở Trung Quốc và Canada.
Phân tích chi tiết cho thấy con quái điểu Nhật Bản vẫn còn sở hữu một số tàn tích của việc di chuyển bằng chi trước ở đôi “tay” đã dần phát triển thành hình dạng như cánh, cho thấy nó là một mẫu vật rất tốt để đại diện cho quá trình các loài điểu long tiến hóa thành chim.
Nghiên cứu chi tiết về con quái điểu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Mỹ: Phát hiện loài cá mập 324 triệu tuổi "sinh ra từ cõi chết"
Loài cá mập bí ẩn đã trỗi dậy từ thế giới chết chóc sau đại tuyệt chủng kỷ Devon, với cấu trúc giải phẫu hoàn toàn kỳ lạ so với cá mập hiện đại.
Theo Sci-News, loài cá mập kỳ lạ được đặt tên là Cosmoselachus mehling. Nó là một trong nhiều loài cá mập hóa thạch được bảo tồn tốt từ Hệ tầng đá phiến Fayetteville, trải dài từ phía Đông Nam bang Oklahoma đến Tây Bắc bang Arkansas nước Mỹ.
Loài cá mập hoàn toàn mới của kỷ Than Đá - Ảnh đồ họa: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN MỸ
Được khai quật ở khu vực bang Arkansas, nó đã ngủ yên trong phiến đá có niên đại lên tới 326 triệu năm, tức từ kỷ Than Đá.
Như vậy, con cá mập này thuộc về lớp sinh vật "sinh ra từ cõi chết", trỗi dậy và chiếm giữ các hốc sinh thái bị bỏ trống sau đại tuyệt chủng cuối kỷ Devon trước đó.
Các phần của hóa thạch được thu thập - Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN MỸ
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà cổ sinh vật học của Đại học Bách khoa bang California, Cosmoselachus mehling là một loài cá mập hoàn toàn mới và cũng thuộc một chi mới.
Thời điểm nó tồn tại là lúc các đại dương cổ xưa tồn tại rất nhiều loài cá sụn với sự đa dạng hình thái đáng kinh ngạc, bao gồm tất cả các cấu trúc giải phẫu kỳ lạ mà chúng ta không thấy ở cá mập hiện đại.
Thật ra mẫu hóa thạch của nó đã được thu thập từ những năm 1970 bởi các giáo sư Royal và Gene Mapes của Đại học Ohio (Mỹ), tuy nhiên vào thời điểm đó giới khoa học chưa nhận ra đó là một loài mới.
Trong lần nghiên cứu mới này, các nhà cổ sinh vật học đã chụp CT và tái tạo lại mẫu vật bằng kỹ thuật số, từ đó mô tả tinh vi từng mảnh sụn nhỏ.
Sau khi ráp chúng lại và đối chiếu với các loài cá sụn sơ khai khác, họ nhận ra đó là một thứ hoàn toàn khác biệt.
Loài mới này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu sự tiến hóa của một nhóm bí ẩn liên kết giữa cá mập và cá chuột (ratfish) ngày nay.
Loài mới này có đặc điểm chủ yếu giống cá mập, nhưng có những mảnh sụn dài tạo thành nắp mang, thứ chỉ thấy ở cá chuột ngày nay.
Vì vậy, nó rất có thể thuộc về một nhánh tổ tiên chung giữa hai loài này, cũng như góp phần giúp giải thích nguồn gốc và một giai đoạn quan trọng trong cây gia phả của các loài cá mập - một trong những dòng dõi tồn tại lâu đời nhất trên hành tinh.
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Geodiversitas.
Biến nhà tắm bỏ hoang thành văn phòng làm việc ở Nhật Bản Nhà tắm công cộng bị bỏ hoang 25 năm ở thành phố phía Tây của Nhật Bản đã được cải tạo để chính quyền sử dụng làm văn phòng và không gian cho thuê trong tương lai. Ông Masaru Nakaoka, trưởng bộ phận bảo tồn tài sản văn hóa của chính quyền thành phố Izumisano, đang ngồi làm việc ở bàn tiếp tân...