Nhật Bản lần đầu ghi nhận trên 20.000 ca mắc mới một ngày
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 13/8, số ca mắc mới COVID-19 tại Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 20.000 ca/ngày.
Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc mới ở nước này tăng cao kỷ lục.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông tại nhà ga tàu ở Tokyo, Nhật Bản ngày 28/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận thêm 5.773 ca mắc COVID-19, vượt qua mốc 5.042 ca mắc mới hôm 5/8. Trong tuần từ 7 – 13/8, số ca mắc mới bình quân ở thành phố này là 4.155,7 ca/ngày, tăng 8,8% so với một tuần trước đó.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đợt bùng phát lần này là do biến thể Delta. Tỷ lệ biến thể Delta trong tổng số ca nhiễm ở hầu hết các địa phương đang tăng khá nhanh.
Video đang HOT
Do số ca mắc mới liên tục tăng nên nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ hệ thống y tế của thủ đô Tokyo và một số thành phố khác sẽ sớm rơi vào tình trạng quá tải. Giáo sư y tế công cộng Hiroshi Nishiura của Đại học Kyoto, cho rằng ngay cả với kịch bản lạc quan về tình hình dịch bệnh trong ngắn hạn, khoảng 6.000 giường mà các bệnh viện ở Tokyo bố trí cho các bệnh nhân COVID-19 sẽ không còn chỗ trống vào giữa tháng này.
Trong bối cảnh đó, Thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike, đã kêu gọi cư dân thành phố hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết.
Cùng ngày, Thủ tướng Suga Yoshihide Suga kêu gọi người dân tránh đi du lịch hoặc trở về quê và hạn chế ra ngoài khi không có việc cấp thiết trong kỳ nghỉ lễ truyền thống Obon sắp tới. Tuyên bố được đưa ra sau các khuyến nghị của giới chuyên gia y tế nhằm tăng cường tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng tại thủ đô Tokyo và các điểm nóng khác.
Trong khi đó, các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản ngày 13/8 xác nhận rằng ca mắc biến thể Lambda đầu tiên ở Nhật Bản có liên quan tới Olympic Tokyo 2020. Theo hãng tin Kyodo, người nhiễm phải biến thể nguy hiểm này là một phụ nữ đã từng đến Peru trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản hôm 20/7.
* Tại Thái Lan, lực lượng đặc trách ứng phó COVID-19 cảnh báo nước này có thể ghi nhận số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 tăng gấp đôi lên mức 45.000 ca/ngày vào đầu tháng 9 tới. Lực lượng này nêu rõ các hạn chế đi lại hiện nay và các biện pháp phòng dịch được triển khai trong tháng 7 vừa qua vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Số ca mắc mới trong ngày 13/8 ở mức cao kỷ lục với 23.418 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 863.189 ca, trong đó có 7.126 ca tử vong.
Phát biểu họp báo, người phát ngôn Taweesin Wisanuyothin nhấn mạnh: “Biện pháp phong tỏa phát huy khoảng 20% hiệu quả, song số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng và dự báo có thể lên đến khoảng 45.000 ca/ngày vào đầu hoặc giữa tháng 9 tới”.
Trích dẫn các dự báo của Bộ Y tế Thái Lan, ông Taweesin cho biết ngay cả trong trường hợp hiệu quả của biện pháp phong tỏa tăng thêm 5% và tốc độ tiêm chủng nhanh hơn nữa, Thái Lan thì vẫn có thể ghi nhận khoảng 20.000 ca mỗi ngày trong vòng 2 tháng tới. Dịch bệnh lây lan mạnh đã gây áp lực lên các dịch vụ y tế ở thủ đô Bangkok, nơi ghi nhận 5.140 ca nhiễm mới trong ngày 13/8. Khoảng 129.000 ca COVID-19 đã được đưa trở về các tỉnh kể từ tháng 7 để giảm bớt gánh nặng về giường bệnh ở Bangkok.
Ông Taweesin cho biết thêm Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha sẽ thảo luận với lực lượng đặc trách ứng phó COVID-19 vào ngày 16/8 tới và có thể điều chỉnh các biện pháp phòng dịch.
Thái Lan đã ngăn chặn thành công dịch COVID-19 trong hầu hết năm ngoái nhưng làn sóng dịch mới nhất, do liên quan các biến thể Alpha và Delta dễ lây lan, đã ảnh hưởng nặng nề đến quốc gia Đông Nam Á này vào thời điểm tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp. Số ca mắc mới trung bình trong tuần qua tại Thái Lan là 20.000 ca/ngày và khoảng 180 ca tử vong, cao hơn so với mức 70 ca mắc mới và số ca tử vong chỉ ở mức 1 chữ số trong chưa đầy 5 tháng trước đây.
Tàu thăm dò Trung Quốc gửi về hình ảnh đầu tiên của Sao Hỏa
Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết tàu thăm dò Thiên Vấn-1 (Tianwen-1) của nước này đã gửi về Trái Đất hình ảnh đầu tiên về Sao Hỏa mà tàu chụp được.
Mô hình tàu đổ bộ thăm dò sao Hỏa của Trung Quốc sẽ chính thức được mang tên Thiên Vấn. Ảnh: CNSA/TTXVN
Bức ảnh đen trắng do CNSA công bố tối 5/2 cho thấy những cảnh quan địa chất đặc trưng trên Sao Hỏa bao gồm miệng núi lửa Schiaparelli và hẻm vực lớn Valles Marineris. Những hình ảnh trên được ghi lại từ khoảng cách 2,2 triệu km từ Sao Hỏa. Trong khi khoảng cách hiện tại của tàu thăm dò đối với Hành tinh Đỏ là 1,1 triệu km.
Theo CNSA, trong ngày 5/2, tàu Thiên Vấn - 1 đã kích hoạt một trong những động cơ của tàu này để hiệu chỉnh quỹ đạo, trước khi cả con tàu bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn từ Sao Hỏa khi đi vào quỹ đạo của hành tinh này - dự kiến vào khoảng ngày 10/2 tới.
Tàu Thiên Vấn - 1 được phóng vào vũ trụ ngày 23/7/2020, đánh dấu một bước đột phá trong chương trình thám hiểm các hành tinh của Trung Quốc. Nhiệm vụ của tàu thăm dò này là bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa, mang theo một tàu đổ bộ và một robot tự hành với tổng trọng lượng khoảng 5 tấn để nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng trên Hành tinh Đỏ. Theo kế hoạch, Thiên Vấn-1 sẽ bắt đầu triển khai các hoạt động thám hiểm Sao Hỏa từ tháng 4/2021.
Cho đến nay, Sao Hỏa vẫn là một mục tiêu đầy thách thức trong công cuộc thám hiểm vũ trụ, khi hầu hết các sứ mệnh do Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ được triển khai từ năm 1960 đều kết thúc trong thất bại.
Tàu Thiên Vấn -1 không phải là nỗ lực tiếp cận Sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc. Trước đó, nước này đã hợp tác Nga vào năm 2011.
Lý do Biden bỏ qua Triều Tiên trong phát biểu đối ngoại đầu tiên Biden không đề cập đến Triều Tiên khi lần đầu công bố chính sách đối ngoại, dường như bởi chưa tìm được phương án giải quyết hợp lý. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/2 tới phát biểu tại Bộ Ngoại giao, cơ quan chính phủ đầu tiên ông đến thăm sau khi nhậm chức, nhằm công bố tầm nhìn mới về chính...