Nhật Bản làm giảm mức phóng xạ trong đất và nước
Tỉnh Fukushima của Nhật Bản bắt đầu tiến hành các công việc loại bỏ đất nhiễm xạ tại sân trường học.
Các hoạt động này được thực hiện tại 26 trường tiểu và trung học trong thành phố Fukushima. Các máy xúc sẽ đào và bỏ đi các lớp đất nền nhiễm xạ khoảng 5cm và thay thế bằng loại đất không nhiễm xạ.
Trước đó Nhật Bản đã cấm trồng lúa tại những nơi nhiễm xạ
Chính quyền địa phương hi vọng, việc loại bỏ lớp đất nền sẽ giúp giảm mức phóng xạ đo được tại các trường học.
Cùng với việc loại bỏ các loại đất nhiễm phóng xạ, Công ty Điện lực Tokyo ( TEPCO) cũng cho biết đang tiến các hoạt động làm sạch nước nhiễm phóng xạ cao bị rò rỉ từ các lò phản ứng.
Video đang HOT
TEPCO cho biết, các hoạt động làm sạch nước nhiễm xạ tốn khoảng 650 triệu USD./.
Theo VOV
An toàn hạt nhân Nhật Bản - Sai một ly, đi nghìn dặm
Nhật Bản và TEPCO có thể phải chờ hàng thập kỷ mới thấy được sự kết thúc của cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại nước này kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong một thông lệ kinh doanh gợi nhớ đến tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, Chủ tịch Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) Masataka Shimizu đã từ chức để nhận trách nhiệm về thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986 ở Ukraine. Quyết định từ chức của Chủ tịch Shimizu một lần nữa đã phản ánh mức độ nghiêm trọng của thảm họa hạt nhân đang diễn ra tại xứ sở Mặt trời mọc.
Tại một cuộc họp báo được truyền hình trên toàn quốc, ông Shimizu đã xin lỗi vì đã làm sứt mẻ lòng tin của người dân đối với điện hạt nhân, gây ra nhiều khó khăn, và khiến mọi người lo sợ. Tuy nhiên, Nhật Bản và TEPCO có thể phải chờ hàng thập kỷ mới thấy được sự kết thúc của cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại nước này kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã bị thiệt hại khoảng 400 tỷ USD và rơi vào suy thoái. Các công ty chế tạo Nhật Bản đang gặp khó khăn do thiếu điện, bị phá vỡ các chuỗi cung cấp, và có lẽ chỉ trở lại hoạt động bình thường vào đầu mùa thu tới.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Nhật Bản sẽ phải mất ít nhất là 5 năm mới có thể xử lý được những khó khăn do vụ thiên tai trên gây ra.
Chủ tịch TEPCO Masataka Shimizu đã phải từ chức
TEPCO đã tuyên bố một kế hoạch gồm 2 giai đoạn nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này: làm mát các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại và bịt những chỗ rò rỉ phóng xạ trong 3 tháng, sau đó ổn định tình hình để đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân này trong 6 tháng. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, các lò phản ứng này chỉ đạt tới mức độ an toàn vào đầu năm tới.
Nhưng thời gian biểu trên còn phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của các lò phản ứng hạt nhân, cũng như khả năng kiểm soát hàng nghìn tấn nước có chứa phóng xạ của TEPCO. Ngay cả sau khi TEPCO hoàn thành được việc này, họ có thể phải mất hàng thập kỷ để giải quyết tình trạng ô nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Sự thiếu chắc chắn và những lo lắng xung quanh thảm họa Fukushima đã gây ra một phản ứng dữ dội chưa từng có của người dân tại Nhật Bản. Người dân cho rằng các quan chức chính phủ và TEPCO đã không tiết lộ tất cả những gì họ biết trong cuộc khủng hoảng này. Lòng tin của người dân còn lung lay hơn nữa khi các kỹ sư tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 không được chuẩn bị để đối phó với thảm họa, khi họ phải dùng ắc quy ô tô để tìm cách đo nồng độ phóng xạ của các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại. Cho đến nay, chỉ có 10% số công nhân của nhà máy này được thử mức độ nhiễm phóng xạ, nguyên nhân là do hầu hết các thiết bị thử nghiệm này lại nằm bên trong các tòa nhà bị ô nhiễm nặng.
Sẽ mất rất lâu để Nhật Bản khắc phục hậu quả thảm họa hạt nhân Fukushima
Kết quả một cuộc thăm dò dư luận được báo Yomiuri công bố hồi tuần trước cho thấy 73% số người được hỏi thất vọng với phản ứng của chính phủ đối với cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, vốn đang phải vật lộn để cứu vãn sự nghiệp chính trị của mình, đã quyết định hủy bỏ các kế hoạch xây dựng 14 nhà máy điện hạt nhân mới và từ bỏ chính sách năng lượng hạt nhân vốn tìm cách để cung cấp 50% lượng điện của Nhật Bản vào năm 2050. Thay vào đó, Nhật Bản sẽ chuyển sự chú ý sang các loại năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, năng lượng sinh học) và bảo toàn năng lượng.
Tuy nhiên, thảm họa Fukushima và việc thanh tra các nhà máy điện hạt nhân đang tạo ra một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, khi chỉ 1/3 trong số 54 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản là đang hoạt động. Để tránh bị tê liệt do thiếu điện, Nhật Bản buộc phải cắt giảm lượng tiêu thụ năng lượng đi 20%. Điều này có thể khiến một số ngành xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản khó bắt đầu lại việc sản xuất. Ông Banri Kaieda, Bộ trưởng Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cảnh báo rằng nếu tình hình này vẫn tiếp tục, có nguy cơ các nhà chế tạo Nhật Bản phải chuyển các cơ sở sản xuất của họ ra nước ngoài.
Dù nỗ lực đến mức nào, thảm họa cũng đã xảy ra và người Nhật Bản sẽ phải mất rất lâu để có thể phục hồi sau thảm họa này. Đành rằng nguyên nhân xảy ra thảm họa là do thảm họa tự nhiên, nhưng không thể phủ nhận rằng con người cũng có một phần lỗi, đó là sự phản ứng chậm chạp sau thảm họa động đất gây sóng thần hôm 11/3, khiến sự cố hạt nhân ban đầu trở nên tồi tệ hơn. Hơn lúc nào hết, giờ đây người dân Nhật Bản mới thấy thấm thía rằng "sai một ly, đi nghìn dặm".
Theo Pháp Luật XH
Nhật Bản công bố lộ trình mới khắc phục sự cố Fukushima I Chính phủ Nhật Bản và Công ty điện lực Tokyo (Tepco) vừa công bố lộ trình mới về khắc phục sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, cùng ngày đưa ra những sửa đổi chính sách quan trọng sau thảm hoạ kép 11/3. Nhật Bản đang nỗ lực xử lý vấn đề ở Fukushima I. Tepco, Công ty điều hành...