Nhật Bản: Kỳ lạ món lương khô đặc biệt từ rau và thịt ngựa
Trong một lần trải qua cơn bão, một người dân Nhật Bản đã chế biến món lương khô với nguyên liệu từ thịt ngựa, gạo lứt và các loại rau, điều đặc biệt là thực phẩm này có thể sử dụng được trong 1 năm.
Món thịt ngựa được người Nhật Bản chế biến thành lương khô. (Nguồn: tokyotreat.com)
Món thịt ngựa được người Nhật Bản chế biến thành lương khô. (Nguồn: tokyotreat.com)
Một người bán thịt ở Nhật Bản đã chế biến ra một đồ ăn đủ dưỡng chất mà trẻ sơ sinh và thú cưng có thể dùng được trong tình huống khẩn cấp, phải sơ tán do thiên tai, khan hiếm đồ ăn, nước uống.
Anh Akihiko Yasui, 42 tuổi, chủ một cửa hàng thịt ở Habikino, tỉnh Osaka, đã chế biến ra đồ lương khô này dựa trên những kinh nghiệm mà anh đã trải qua trong một cơn bão mạnh hồi tháng Chín năm ngoái.
Lương khô này, tiếng Nhật có tên là “Sonae,” nghĩa là “Chuẩn bị sẵn,” gồm các nguyên liệu thịt ngựa – một nguồn cung cấp protein được biết là ít gây ra các vấn đề về dị ứng, gạo lứt, các loại rau.
Video đang HOT
Anh Yasui cũng quan tâm tới việc hạn chế hàm lượng muối và tăng độ ẩm khi chế biến đồ ăn này để giúp thú cưng không bị háo nước sau khi ăn.
Đồ ăn này có thể giữ trong vòng 1 năm ở nhiệt độ phòng và được bán theo gói, mỗi gói có trọng lượng 250 gram với giá 864 yen (khoảng 8 USD) tại cửa hàng của anh Yasui.
Anh Yasui cho biết nếu có thực phẩm này, bạn có thể yên tâm đi sơ tán mà không phải lo lắng về đồ ăn, nước uống cho gia đình và thú cưng của mình vào thời gian khan hiếm đồ ăn, nước uống./.
Credit Suisse: Chứng khoán châu Á sẽ vượt trội trong nửa cuối năm
Chứng khoán châu Á ngoại trừ Nhật Bản sẽ vượt trội hơn so với các thị trường mới nổi khác trong nửa cuối năm 2020 khi được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ, sự suy yếu của đồng USD và dữ liệu kinh tế cải thiện.
Ảnh Internet
Đó là nhận định của các chuyên gia Credit Suisse Group AG đưa ra trong một báo cáo mới đây.
"Nếu có bất kỳ khu vực nào được hưởng lợi từ khi bắt đầu nối lại các hoạt động bình thường trong nền kinh tế thế giới, thì châu Á nổi bật vì sự phụ thuộc xuất khẩu. Các nền kinh tế châu Á cũng có thể giảm bớt các gói kích thích bởi chính sách tiền tệ và tăng thanh khoản trong nước tốt hơn so với một số khu vực khác có đồng tiền đang chịu áp lực hơn nhiều", Ray Farris, Giám đốc đầu tư Credit Suisse Group AG tại khu vực Nam Á đánh giá.
Với việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế trước các nước khác, các nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ là một trong những nước đầu tiên phục hồi với các gói kích thích hàng tỷ USD, tỷ lệ lây nhiễm giảm và tăng chi tiêu của người tiêu dùng.
Những điểm tích cực là sự cải thiện các dữ liệu của Trung Quốc về chi tiêu của người tiêu dùng và sản lượng công nghiệp, cũng như giảm bớt sự sụt giảm các l ô hàng của Hàn Quốc trong tháng này.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á ngoại trừ Nhật Bản đã tăng 5% từ việc lấy lại mức giảm từ đầu năm, vượt xa so với chỉ số MSCI khu vực thị trường mới nổi.
Đồ th ị thể hiện sự tương quan giữa chỉ số MSCI khu vực châu Á ngoại trừ Nhật Bản và chỉ số MSCI khu vực thị trường mới nổi
Credit Suisse cũng đang đặt cược vào sự suy yếu hơn nữa của đồng USD, vốn đã mất giá 2% so với mười loại tiền tệ chính trong năm nay.
Theo Ray Farris, cải thiện triển vọng tăng trưởng toàn cầu và kỳ vọng về lãi suất thấp ở Mỹ cho đến năm 2022 sẽ hỗ trợ cho việc tăng cường vị thế tiền tệ châu Á so với đồng bạc xanh.
Các khuyến nghị của Credit Suisse cho các cổ phiếu châu Á trong nửa cuối năm
Tăng tỷ trọng đối với các cổ phiếu Đài Loan (Trung Quốc) với các công ty liên quan đến phần cứng công nghệ.
Hong Kong (Trung Quốc) và Indonesia là 2 thị trường được ưa thích về mặt định giá.
"Mặc dù kinh tế Indonesia có bị thiệt hại giai đoạn vừa qua, nhưng chi tiêu tiêu dùng sẽ hồi phục trong nửa cuối năm", theo Farris.
Hạ tỷ trọng ở Ấn Độ và Malaysia.
Kỳ vọng cổ phiếu Singapore sẽ hồi phục theo thị trường khu vực do mức hồi phục chậm và tác động của lãi suất thấp bù đắp cho định giá hấp dẫn của thị trường.
Cổ phiếu ngân hàng nên duy trì tỷ trọng vừa phải trong chiến lược đầu tư tổng thể.
Cổ phiếu thủy sản đối mặt nguy cơ giảm tốc Nhóm cổ phiếu thủy sản ghi nhận mức hồi phục cao hơn so với thị trường chung thời gian qua. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, châu Mỹ - La tinh... đang khiến nhóm này đứng trước nguy cơ giảm tốc trở lại. Số ca nhiễm Covid-19...