Nhật Bản không can dự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh quân đội Nhật Bản sẽ không tham gia vào bất cứ tình huống quân sự nào xung quanh Đài Loan.
Trong cuộc họp toàn thể của Hạ viện Nhật Bản hôm 20/1, ông Suga khẳng định việc đề cập tới Đài Loan trong tuyên bố chung với Mỹ không hề đặt ra giả định về sự tham gia của quân đội Nhật Bản.
Sau cuộc gặp ở Nhà Trắng hồi tuần trước, ông Suga và Tổng thống Biden ra tuyên bố chung, trong đó đề cập tới “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”. Hai nhà lãnh đạo khuyến khích giải quyết các vấn đề xuyên eo biển Đài Loan một cách hòa bình.
Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo của Mỹ và Nhật Bản đề cập Đài Loan trong một tuyên bố chung kể từ năm 1969.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tại Nhà Trắng. (Ảnh: Kyodo News)
Video đang HOT
Liên quan tới câu hỏi lời kêu gọi giải quyết hòa bình này có thể thay đổi tình hình thế nào, ông Suga khẳng định Nhật Bản hy vọng các vấn đề xung quanh Đài Loan được giải quyết bằng đối thoại trực tiếp giữa các bên tham gia.
Ông cũng nhấn mạnh tuyên bố chung sẽ đóng góp vào hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Theo các nhà phân tích, hiến pháp của Nhật Bản sẽ ngăn quân đội can dự trong trường hợp Trung Quốc cố gắng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực dù Tokyo có thể cung cấp một số hỗ trợ về hậu cần cho Mỹ.
Ben Ascione, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda, Tokyo cho rằng ông Suga đang ở một tình thế khó khăn trong vấn đề Đài Loan.
“Nếu ông ấy không nói gì, điều đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến liên minh an ninh Nhật – Mỹ. Nhưng đồng thời, ông ấy cần nói rõ với dư luận trong nước rằng Nhật Bản sẽ không gây chiến liên quan tới vấn đề Đài Loan”, ông Ascione cho hay.
Theo chuyên gia này, trong khi Tổng thống Biden hy vọng Tokyo thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ ông Suga, Tokyo nhấn mạnh vào các từ ngữ trong tuyên bố là “hòa bình” và “ổn định”.
Yuko Ito, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Châu Á đồng ý rằng ông Suga đang bị trói tay bởi những ràng buộc từ hiến pháp, vốn chỉ cho phép quân đội được triển khai để bảo vệ đất nước và các đồng mình.
“Phần lớn người dân Nhật Bản vẫn phản đối việc sử dụng sức mạnh quân sự của quốc gia. Nhưng họ không nhận ra rằng Nhật Bản đang thực hiện rất nhiều cuộc tập trận chung với Mỹ ở những khu vực rất gần Đài Loan như một thông điệp gửi tới Trung Quốc. Nếu bây giờ chúng ta không có cuộc thảo luận nào về việc thay đổi hoặc giải thích lại hiến pháp thì sẽ là quá muộn khi một cuộc tranh luận như vậy diễn ra sau khi Trung Quốc tấn công Đài Loan”, bà Ito cho hay.
Trung Quốc tuyên bố đã sẵn sàng cho thống nhất Đài Loan
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành tuyên bố nước này không bao giờ để Đài Loan độc lập và đã chuẩn bị sẵn sàng, không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào.
"Thống nhất đất nước giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc là một quá trình lịch sử, sẽ không bị ngăn cản bởi bất kỳ ai hay bất kỳ thế lực nào. Chúng tôi sẽ không bao giờ để Đài Loan độc lập", ông Lạc Ngọc Thành trả lời phỏng vấn hôm 16/4.
Khi được hỏi mốc thời gian thống nhất và tình trạng hiện nay có thể tiếp tục tồn tại trong nhiều năm, ông Lạc nhấn mạnh "đó là một quá trình của lịch sử", đồng thời nói rằng Trung Quốc kiên quyết thúc đẩy thống nhất đất nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành trả lời phỏng vấn tại Bắc Kinh hôm 16/4. Ảnh: AP .
"Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để làm mọi thứ có thể cho thống nhất hòa bình. Điều đó đồng nghĩa chúng tôi không cam kết từ bỏ các lựa chọn khác. Không có lựa chọn nào bị loại trừ", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói.
Phát biểu của ông Lạc Ngọc Thành được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ra tuyên bố chung đề cập vấn đề Đài Loan. Trung Quốc cho rằng động thái này can thiệp nghiêm trọng các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và gửi đi tín hiệu rằng Mỹ - Nhật đang cố thách thức các động thái có thể của Bắc Kinh nhằm thống nhất đất nước.
Ông Lạc nhấn mạnh nguyên tắc "Một Trung Quốc" là lằn ranh đỏ của Trung Quốc và không ai nên cố vượt qua, dù ở cấp thấp hay cấp cao. "Vấn đề Đài Loan dựa trên lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Đơn giản là không có chỗ cho thỏa hiệp", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
Trung Quốc luôn coi đảo Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng gần đây, khi Trung Quốc liên tục tiến hành các hoạt động quân sự gần hòn đảo, buộc Đài Loan phải tăng cường đầu tư cho quân sự để đảm bảo khả năng phòng vệ.
Áp sát Đài Loan, chiến đấu cơ Trung Quốc nhắm hai đích Australia cảnh báo thảm họa nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật gần Đài Loan
Pháp điều tàu chiến đến Biển Đông Pháp đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông khi gửi tàu chiến tới khu vực này trước thềm cuộc tập trận với Mỹ và Nhật bản. Hải quân Pháp cho biết một tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm Surcouf đã rời cảng quê nhà Toulon hôm 18/2 và sẽ đến Thái Bình Dương để thực...