Nhật Bản: Kế hoạch đổi thời gian khai giảng gặp khó
Nhật Bản từ lâu có quy định HS lớp 1 bắt đầu vào trường tiểu học khi hoa anh đào nở rộ vào đầu tháng 4. Việc bắt đầu năm học mới vào thời gian này sẽ là bình thường với bậc phổ thông.
Trẻ em Nhật Bản bắt đầu năm học mới vào tháng 4.
Tuy nhiên, việc này lại gây ra rắc rối và phiền toái ở GD bậc cao. Dù sáng kiến thay đổi khai giảng vào tháng 9 xuất hiện từ lâu nhưng các cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết.
Những bất tiện
Trước tiên, theo hệ thống GD chia năm học thành các học kỳ mà hầu hết các trường ĐH ở Nhật đều áp dụng. Thời khóa biểu đã trở thành tiêu chuẩn bao gồm: Kỳ học đầu tiên kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7, sau đó nghỉ hè trong tháng 8 và 9. Học kỳ thứ 2 kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Trong khi đó tháng 2 và 3 là thời gian thi tuyển sinh, lễ tốt nghiệp và các sự kiện khác lại nằm trong kỳ nghỉ mùa xuân 2 tháng.
Để nhồi nhét tất cả các chương trình giảng dạy vào học kỳ đầu tiên bắt đầu vào tháng 4, các lớp phải tiếp tục học đến cuối tháng 7. Việc ép HS đến lớp giữa cái nóng nực của tháng 7 là điều không hợp lý và buộc các em phải nghỉ hè vào tháng 9 khi trời mát mẻ.
Thứ hai, hầu hết các nước và khu vực có sự trao đổi về GD với Nhật đều có năm học bắt đầu vào tháng 9. Điều này đặt ra vấn đề cho Nhật Bản khi tổ chức trao đổi SV, nhà nghiên cứu và GV với họ. Thứ ba, nó gây bất tiện cho các giáo sư Nhật khi tham gia các hoạt động học thuật quốc tế được lên kế hoạch phù hợp nhất cho năm học bắt đầu vào tháng 9.
Video đang HOT
Việc thay đổi ngày khai giảng năm học mới vẫn còn tranh luận tại Nhật Bản.
Thay đổi thời gian đón năm học mới ở Nhật Bản có thể là cách tăng thêm mối quan tâm của thế giới đối với việc học tập ở Nhật Bản. Đặc biệt, đây là thời điểm Nhật Bản cần thu hút nhân tài quốc tế trong lĩnh vực kỹ năng cao để tăng tính cạnh tranh lâu dài cho đất nước. Ngoài ra, khi giảm bớt rào cản đối với việc du học do thời gian năm học mới lệch với nước khác, giới trẻ Nhật Bản sẽ phát triển tư duy nước ngoài, một mục tiêu quốc gia được Nhật quan tâm.
Việc chuyển khai giảng sang tháng 9 sẽ giúp HS Nhật ra nước ngoài tiếp tục học dễ dàng hơn. Nó còn thay đổi cách thức tìm việc của SV tốt nghiệp trong tương lai vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều thuê SV mới tốt nghiệp vào tháng 4. Ngoài ra, việc này cũng sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực chính trị thường hoạt động vào năm tài chính từ tháng 4 năm này đến tháng 3 năm sau.
Không phải là ý tưởng mới
Việc bắt đầu năm học mới vào mùa thu không phải là ý tưởng mới. Thực tế, cho tới những năm đầu của thế kỷ 20, các trường ĐH Nhật đã theo gương châu Âu bằng cách bắt đầu năm học vào mùa thu. Một số nói rằng ngày này chỉ chuyển sang tháng 4 ở thời đại Taisho (1912 – 1926) vì thông báo quân dịch được gửi đi vào mùa xuân. Rất lâu sau đó, vào năm 1984, Thủ tướng khi đó là Nakasone Yasuhiro mới thành lập một ủy ban trong Hội đồng GD lâm thời để xem xét thời gian của năm học với mục đích cải cách hệ thống trường học của Nhật Bản. Khi làm như vậy, ông đã bắt đầu cuộc tranh luận thực sự về khả năng khai giảng vào tháng 9.
Năm 1984, Bộ Tài chính và Bộ GD đã ngăn cản lời kêu gọi của cộng đồng doanh nghiệp nhằm quốc tế hóa hệ thống GD khi đưa ra lý do là nó tạo thêm gánh nặng tài chính cho chính quyền trung ương và
địa phương.
Quá khó để thực hiện
Một lớp học có GV dự giờ ở Nhật.
Vào mùa xuân, khi các trường học Nhật Bản vẫn đóng cửa vì đại dịch Covid-19, người ta đề xuất năm học mới nên bắt đầu vào tháng 9 thay vì tháng 4 để HS không bị mất nửa năm học. Mặc dù đề xuất này thu hút nhiều sự quan tâm nhưng, 40 ngày sau nó đã bị chính phủ phản đối vì cho rằng quá khó để thực hiện.
Bộ GD đưa ra ước tính, việc chuyển khai giảng sang tháng 9 sẽ làm tăng thêm chi phí cho các gia đình với mức 2,5 nghìn tỷ yên vào thời điểm những đứa trẻ đó hoàn thành GD tiểu học và trung học. Sự thay đổi ban đầu có nghĩa là trẻ em phải ở các trường mầm non và mẫu giáo lâu hơn, và sẽ có thêm trẻ em ở nhà trẻ phải chờ đợi.
Mặc dù đề xuất giai đoạn chuyển đổi 5 năm đã được đưa ra, nhưng vào ngày 1/6 vừa qua, nhóm công tác do đảng LDP thành lập đã bỏ mọi quyết định về vấn đề này. Bộ trưởng GD Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe cũng nhất trí về sự từ bỏ trên.
Trên thế giới, chỉ còn Ấn Độ và Pakistan là 2 quốc gia ngoài Nhật Bản có năm học mới vào tháng 4. Trong khi đó, Singapore và 3 quốc gia khác bắt đầu học kỳ vào tháng 1. Hàn Quốc, Argentina và 3 quốc gia khác bắt đầu học kỳ mới vào tháng 3.
Thái Lan bắt đầu học kỳ vào tháng 5, Philippines và Myanmar bắt đầu vào tháng 6, Ai Cập và Campuchia bắt đầu học kỳ vào tháng 10. Còn lại, các quốc gia khác bắt đầu năm học mới vào tháng 9.
Khai giảng năm học mới ở đảo Trường Sa
Sáng 3/9, giáo viên và học sinh trường Tiểu học thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa náo nức tham dự Lễ khai giảng năm học 2020-2021.
Ngay từ sớm, cán bộ, chiến sĩ và các phụ huynh cùng học sinh trên đảo đã có mặt tại trường để dự lễ khai giảng năm học mới. Tất cả đều chung niềm vui náo nức, rộn ràng.
Đại diện chỉ huy đảo Trường Sa tặng quà các cháu học sinh nhân dịp năm học mới.
Thay mặt cho chính quyền địa phương, ông Trịnh Xuân Huân, chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa phát biểu chúc mừng, động viên, căn dặn thầy và trò của nhà trường tiếp tục nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt, xứng đáng với truyền thống của đảo Trường Sa, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Thầy giáo Bành Hữu Tình chia sẻ: "Được tuyển chọn ra công tác tại Trường Sa là niềm vui và vinh dự của bản thân tôi cũng như các thầy giáo khác. Năm học 2020 - 2021, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và đơn vị, cơ sở vật chất của trường, lớp được sửa sang sạch, đẹp, khanh trang, thầy và trò nhà trường bước vào năm học mới với khí thế vui tươi, phấn khởi".
Đại biểu cùng thầy và trò trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa chụp ảnh lưu niệm.
Tại lễ khai giảng, chính quyền và các đơn vị đang làm nhiệm vụ trên đảo đã tặng các em học sinh nhiều phần quà ý nghĩa, nhằm động viên các em cố gắng chăm ngoan, học giỏi, đạt thành tích cao trong năm học mới./.
Nhật Bản không bắt đầu năm học mới vào tháng 9 Nhiều cuộc tranh luận diễn ra liên quan tới việc bắt đầu năm học của Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 9, để phù hợp với lịch học ở nhiều quốc gia khác. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo ngày 2/6 cho biết việc chuyển thời gian khai giảng năm học mới sang tháng 9 thay vì tháng 4 là một lựa...