Nhật Bản: Học sinh được khuyến khích vào đại học muộn
Thay vào đó là dành thời gian tìm hiểu xã hội và làm tình nguyện trước đã.
Ngày càng có nhiều trường đại học Nhật Bản khuyến khích học sinh trung học nên có kinh nghiệm cuộc sống thực tế bằng cách làm việc và tham gia các hoạt động tình nguyện trước khi chính thức trở thành sinh viên. Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp hi vọng vào một thế hệ tương lai có tầm nhìn thực tế và có thể hòa hợp trong môi trường quốc tế.
Trường đại học Tokyo đang cân nhắc việc dời lịch khai giảng năm học từ tháng 4 sang tháng 9 hay tháng 10 giống các nước phương Tây, mặc dù kì thi đại học vẫn sẽ diễn ra vào tháng 2. Phong trào “gap year”- trải nghiệm cuộc sống 1 năm trước khi vào đại học đã trở nên rất phổ biến ở Mỹ và châu Âu.
Hiroki Yoshizawa đã nghỉ học 1 năm để đi làm trên các cánh đồng
“Chúng tôi muốn sinh viên của mình học đại học sau khi các em đã nhận biết được các giá trị xã hội, tự nhận thức được nhiều vấn đề thực tế, chứ không phải học đại học như là một bước tiếp theo sau khi làm bài thi đại học.”- thầy Junichi Hamada, hiệu trưởng đại học Tokyo cho biết.
Trường đại học quốc tế Akita là một trong những trường tiên phong trong lĩnh vực này, khi từ năm 2008, trường đã dành một số suất nhập học đặc biệt dành cho các học sinh đã “tìm hiểu đời thực” trước đó bằng cách tham gia các chương trình tình nguyện tại Cambodia hoặc Australia. Dù chỉ có 10 suất nhưng đã có tới 46 học sinh đăng kí.
Rất nhiều sinh viên thậm chí chọn “gap-year” dù đang trong quá trình học tập. Hiroki Yoshizawa, sinh viên năm 3 khoa kinh tế trường đại học Tokyo đã quyết định nghỉ học 1 năm để làm việc trên các đồng ruộng cho tổ chức nông nghiệp Koka. Yoshizawa đã đỗ đại học trong khi vẫn còn là học sinh một trường danh tiếng ở Tokyo, nhưng kể từ khi đi học cậu thấy các bài giảng của thầy cô có phần nhàm chán. Khi còn là sinh viên năm nhất, Yoshizawa đã đi tình nguyện ở Cambodia và bị sốc trước mức sống nghèo nàn của người dân ở đây. “Tôi đến đây để tìm mối liên hệ với thế giới, nó khiến cho các bài giảng ở trường thú vị hơn nhiều” – Yoshizawa tâm sự.
Hiện nay, trong khi bạn bè mình đôn đáo đi tìm việc, Yoshizawa khẳng định: “Tôi muốn tìm ra con đường mà mình thực sự muốn đi theo, thay vì làm một công việc mà mình không hiểu cũng như không hứng thú.”
Theo PLXH
Những màn giáo viên "tung chưởng" khó tưởng trong năm 2011
Năm 2011 liên tục diễn ra những màn giáo viên đánh học sinh, có 1001 lý do xuất phát từ những lỗi nhỏ của học sinh và tính không kiềm chế được của giáo viên. Và đây là 6 vụ gây nhiều bức xúc của dư luận trong năm 2011.
Video đang HOT
Không chịu xếp hàng: đánh
Chiều ngày (27/4) trong giờ học thể dục, em Phạm Thành Duy (11 tuổi) đang học lớp 5-1 trường tiểu học Nhật Tảo (P.4, Q.10, TP.HCM) bị thầy giáo Nguyễn Tấn Hồng đánh bởi mải nói chuyện trong lúc cả lớp xếp hàng chuẩn bị tập thể dục. Thầy giáo Hồng đến hỏi Duy: "Tại sao giỡn hoài, nói không nghe?" đồng thời thầy tung một cú đá vào hông khiến Duy quằn quại và khóc ngất. Chưa hài lòng, thầy giáo Hồng tiếp tục mắng Duy: "Đồ cái thứ mình người đầu trâu. Đầu chứa toàn bã đậu nói hoài không nghe".
Phụ huynh của Duy, cô Bùi Thị Thanh Phượng bất bình với "việc làm" của thầy Hồng: "Con tôi có lỗi thì thầy có nhiều cách để dạy. Cách dạy dỗ của thấy Hồng không những đi ngược lại với phương pháp sư phạm mà còn gieo vào đầu óc non nớt của trẻ hình ảnh phản cảm của một ông thầy".
Trước sự việc trên, cô Trần Thị Hòa hiệu trưởng trường Nhật Tảo cho biết nhà trường sẽ kiên quyết xử lý trường hợp của thầy Hồng theo đúng qui định của ngành.
Học sinh hỏi xấc xược: đánh
Chiều 14/10, lớp 7A13 trường THCS Trần Bội Cơ (quận 5, TP.HCM) có tiết Tin học, nhưng giáo viên bộ môn chưa đến. Thấy lớp này ồn, thầy giáo Bùi Như Hải đang dạy lớp kế bên định qua nhắc nhở. Vừa nhìn thấy thầy, một học sinh nữ hỏi: "Thầy tới đây làm gì?". Bực bội trước thái độ này, thầy Hải nạt: "Bộ tôi là bạn với em hả?".
Hoc sinh Nguyễn Quách Kim Phát ở bệnh viện Nhi Đồng 2 (Ảnh: NLD)
Lúc này Nguyễn Quách Kim Phát nói: "Thầy không dạy lớp em sao lại qua đây?" và bị thầy Hải cho một cái bạt tai. Phát vung tay đỡ trúng thầy giáo nên phải nhận thêm nhiều cái tát vào mặt và đầu. Tiếp đó, giáo viên Hải bẻ quặt tay Phát ra sau lưng như trấn áp tội phạm.
"Không nhớ nổi nhưng ước tính ra mình bị thầy Hải đánh vào người vài chục cái"- Phát vừa mếu vừa nói. Sau khi bị đánh, không thể tiếp tục học, Phát mượn điện thoại của bạn gọi người nhà đến đưa về.
Không dự giờ chào cờ: Ăn cán chổi
Vì không nghiêm túc trong giờ chào cờ, 20 học sinh lớp 10 (17 nữ, 3 nam) đã bị cô giáo chủ nhiệm yêu cầu nằm lên bàn và dùng cán chổi đánh bầm tím mông.
Cô giáo Võ Thị Thiện Tâm: tôi đã sai còn phụ huynh muốn gì thì tùy. (Ảnh: VNXP)
Trong buổi chào cờ đầu tuần ngày (31/10), học sinh lớp 10B4 trường THPT Hóa Châu, xã Quảng An (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) xếp hàng không nghiêm túc. Đến buổi sinh hoạt cuối tuần ngày (4/11), cô giáo chủ nhiệm lớp Võ Thị Thiện Tâm đã yêu cầu từng học sinh nằm lên bàn học và dùng cán chổi đánh vào mông các học sinh.
Trực tiếp đánh 4 nữ, cô Tâm kêu mỏi tay và giao cho lớp trưởng Trần Đức Hoàng đánh các bạn còn lại. Lớp có 41 học sinh, tại buổi sinh hoạt hôm đó có 20 bạn bị cô giáo và lớp trưởng đánh. Trong đó 17 học sinh nữ bị đánh mỗi người 10 roi. 3 học sinh nam bị đánh mỗi người 5 roi. Bạn Trần Thị Diễm đến chu kỳ kinh, xin cô chịu phạt đứng, nhưng bị cô giáo chủ nhiệm tăng hình phạt lên 20 roi.
Cô Tâm giải thích trước những thắc mắc của phụ huynh: "Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã xin phép phụ huynh sẽ dùng bạo lực nếu các em vi phạm, phụ huynh cũng đã đồng ý. Đáng ra tôi không để lớp trưởng đánh, nhưng vì đánh học trò tôi cũng mệt, sức khỏe không được tốt nên đã giao cho em Hoàng".
Cô thừa nhận: "Tôi nhận tôi sai và đồng ý với phụ huynh là đã sai khi đánh học sinh. Nhưng tôi cũng chỉ muốn tốt cho các em. Còn bây giờ nếu phụ huynh cảm thấy không được thì tùy".
Không chịu lao động: đánh tím mông
Sáng ngày (17/11), sau khi kết thúc tiết học thứ nhất, thầy giáo Trần Ngọc Phương (25 tuổi), giáo viên dạy nhạc, kiêm tổng phụ trách Đội trường trường TH Phước Sơn (xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) giao nhiệm vụ cho lớp 4/1 nhặt rác và dọn vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sân trường.
Do tuổi còn nhỏ, mải chơi, nên vừa mới hết giờ giải lao 7 học sinh gồm: Hoàng Văn Trọng, Nông Đức Toàn, Nông Tuấn Thành, Linh Thành Nguyên, Hoàng Chung Tình, Vy Minh Tiến, Hoàng Xuân Trường (đều sinh năm 2002), học sinh lớp 4/1 không chú tâm vào việc nhặt rác mà chạy ra phía sau đá bóng.
5 trong số 7 học sinh bị thầy Phương đánh đòn. (Ảnh: Dân trí)
Khi nghe một học sinh nữ mách là 7 bạn không chịu lao động, thì thầy Phương liền gọi các bạn lên, bắt úp mặt vào tường rồi lấy thước gỗ dùng sức đánh vào mông lần lượt từng người một. Đánh xong, thầy Phương cho các học sinh về chỗ ngồi nhưng lại tiếp tục la mắng và còn thách thức: "Tôi đố các anh dám về mách lại chuyện này với gia đình đấy. Em nào có gan mách lại cho bố mẹ biết, lên đây tôi cho... "tiền".
Cách "giáo dục" của thầy Phương đã làm cho nhiều học sinh hoang mang lo sợ khi đến trường. Thầy Đỗ Văn Đoàn, hiệu trưởng trường tiểu học Phước Sơn cho biết, từ trước tới giờ, trường Phước Sơn không có chuyện tương tự xảy ra, việc làm của thầy Phương là hoàn toàn sai trái và khó có thể chấp nhận trong một môi trường đầy nhạy cảm như môi trường giáo dục, nhất là giáo dục học sinh mới lớn, hiếu động.
Báo cáo thầy các bạn nghịch: Đánh
Ngày (19/11), thầy Nguyễn Bảo Quốc đã dùng thước kim loại đánh cháu Nguyện Hải Thanh, học sinh lớp 6P, trường THCS Lưu Văn Lang, vì Hải Thanh đứng lên báo cáo với thầy về việc các bạn nghịch trong lớp.
Điều này cũng được thầy Trần Minh Đường, hiệu trưởng trường THCS Lưu Văn Lang, xác nhận: "Căn cứ vào dấu vết lưu lại trên thân thể Hải Thanh, cho thấy cú đánh rất mạnh tay, bởi mãi đến ngày 27/11, khi mời Hải Thanh lên, chúng tôi vẫn thấy tay và chân của em còn lưu lại nhiều vết bầm tím".
Tuy nhiên, thầy Quốc giải thích: "Hành động đánh học sinh xuất phát từ chỗ muốn cho các em tốt hơn". Song đó chỉ là ngụy biện, vì không chỉ dùng đến biện pháp phản giáo dục, mà sau khi đánh học trò xong, thầy Quốc còn nói: "Đánh như vậy đã chưa?".
Nói chuyện trong giờ học: đánh học sinh gãy răng
Chiều ngày 7/12, cô giáo N.N.T.L ở trường tiểu học Bông Sao (quận 8, TP.HCM) lỡ tay đánh vào đầu làm gãy răng một học sinh lớp 2.
Theo lời của em Nguyễn Lê Hoàng Long, học sinh lớp 2/7 thì buổi học chiều ngày 7/12, em bị cô giáo N.N.T.L. phạt úp mặt xuống bàn vì tội nói chuyện trong giờ học. "Trong lúc úp mặt, em có hí mắt thì bị cô đánh vào đầu, dập mặt xuống cạnh bàn và gãy một răng cửa hàm trên" - Long kể lại.
Thế nhưng sau khi Long bị gãy răng, chảy máu, cô L không đưa em đến phòng y tế mà dắt em vào nhà vệ sinh... súc miệng. Đến chiều bà nội Long đến đón, thấy môi cháu sưng phù, bà mới báo hiệu trưởng.
Thầy Trần Hữu Dự - hiệu phó nhà trường - cho biết: "Trường sẽ thành lập hội đồng kỷ luật xử lý vi phạm của cô L. Trường có quy định giáo viên không được đánh học sinh bất cứ hình thức nào. Việc làm của cô L. là không thể chấp nhận".
Theo PLXH
Trung Quốc: Độc đáo trường học chỉ có hai học sinh Một trường học ở làng Shuangmiao thuộc thị trấn Phì Đông, tỉnh An Huy (Trung Quốc), chỉ có duy nhất 2 học sinh và một giáo viên kiêm hiệu trưởng. Ông Wang Jinlong, giáo viên kiêm hiệu trưởng, đang giải bài trong lớp chỉ với hai học sinh. Phần lớn trẻ em trong làng đều đã bỏ lên thành phố để học hoặc...