Nhật Bản giữ bí mật bằng sáng chế công nghệ nhạy cảm
Thiết bị cho cơ sở hạ tầng cốt lõi cũng được sàng lọc theo luật an ninh kinh tế của Nhật Bản.
Theo Nikkei, chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành luật để giữ bí mật các bằng sáng chế công nghệ có khả năng ứng dụng quân sự, bồi thường cho các công ty và người từ bỏ thu nhập từ việc cấp phép bằng sáng chế. Hồ sơ bằng sáng chế cho công nghệ có thể giúp phát triển vũ khí hạt nhân, ví dụ như làm giàu uranium và các đổi mới tiên tiến, bao gồm cả công nghệ lượng tử, sẽ được xem xét theo luật an ninh kinh tế. Những bằng sáng chế bị xếp vào loại gây nguy cơ an ninh quốc gia sẽ không được tiết lộ, và người nộp đơn cũng bị cấm nộp hồ sơ ở nước ngoài.
Chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành luật để giữ bí mật các bằng sáng chế công nghệ nhạy cảm
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản sẽ bồi thường khoảng 20 năm thu nhập từ việc cấp phép bằng sáng chế cho đơn vị từ bỏ, dựa trên các bằng sáng chế tương đương. Phí cấp phép bằng sáng chế thường chiếm 3 – 5% doanh thu của các công ty. Xem xét bằng sáng chế ở Nhật Bản thường được công khai sau 18 tháng kể từ khi nộp đơn. Một ban hội thẩm do Bộ Quốc phòng, Ban Thư ký An ninh Quốc gia và các cơ quan khác sẽ sàng lọc hồ sơ đăng ký có khả năng bị lạm dụng bởi tác nhân nước ngoài.
Ngoài việc tạo ra khuôn khổ để giữ cho bằng sáng chế không bị tiết lộ, luật nền tảng cho chương trình an ninh kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida còn tập trung vào việc đảm bảo an toàn và độ tin cậy của cơ sở hạ tầng cốt lõi, củng cố chuỗi cung ứng và thúc đẩy hợp tác công tư trên những công nghệ hàng đầu.
Luật an ninh kinh tế của Nhật Bản bao gồm biện pháp xem xét việc mua thiết bị của các nhà khai thác cơ sở hạ tầng cốt lõi lớn như mạng viễn thông và lưới điện, cũng như các công ty tài chính. Chính phủ sẽ yêu cầu các nhà khai thác được chỉ định đệ trình kế hoạch khi lắp đặt thiết bị và hệ thống máy tính từ bên thứ ba, như một biện pháp bảo vệ trước rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn, chẳng hạn như một cuộc tấn công mạng làm tê liệt hệ thống mạng chính.
Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan giám sát một ngành nhất định của Nhật Bản sẽ tiến hành xem xét để đánh giá xem liệu nhà cung cấp có bị ảnh hưởng bởi các chính phủ nước ngoài hay không, đặc biệt đối với một số sản phẩm của Trung Quốc. Thiết bị và hệ thống máy tính được coi là mối đe dọa cho hoạt động ổn định sẽ bị từ chối. Khung lập pháp sẽ được công bố ngay trong tháng tới, với sự phê chuẩn của Nội các Nhật Bản dự kiến vào tháng 2.2022. Các biện pháp này dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm tài chính 2023.
Toyota và Honda bị kiện vi phạm bằng sáng chế công nghệ
Theo Nikkei, Toyota Motor và Honda Motor đã bị một công ty quản lý bằng sáng chế có trụ sở tại Mỹ cáo buộc vi phạm bằng sáng chế bao gồm các công nghệ liên lạc trong xe.
Trong vụ kiện hiếm hoi nhắm vào các nhà sản xuất ô tô về việc sử dụng công nghệ liên lạc, Intelligence Ventures cáo buộc Toyota và Honda đã vi phạm hơn 10 bằng sáng chế, bao gồm cả bằng sáng chế dành cho liên lạc khoảng cách ngắn.
Với sự lan rộng của dịch vụ truyền thông 5G siêu nhanh, các nhà sản xuất ô tô đang tập trung vào việc phát triển những chiếc xe luôn được với kết nối internet. Theo dự đoán của công ty nghiên cứu Fuji Keizai có trụ sở tại Tokyo, doanh số ô tô kết nối internet mới trên toàn cầu sẽ đạt 94,2 triệu chiếc vào năm 2035, chiếm khoảng 80% thị trường.
Intelligence Ventures cáo buộc Toyota và Honda đã vi phạm hơn 10 bằng sáng chế
Tuy nhiên, khi công nghệ tiến bộ nhanh chóng kết hợp với nhiều loại và số lượng bằng sáng chế, thì việc thường xuyên xảy ra tranh chấp bằng sáng chế là khó tránh khỏi. Intellectual Ventures đã đệ trình tổng cộng ba vụ kiện tại hai tòa án quận liên bang ở Texas (Mỹ) vào ngày 19.10 nhắm vào Toyota, Honda và General Motors. Công ty này nêu rõ xe hybrid Prius và ô tô hạng sang Lexus của Toyota, cùng với Accord và Odyssey của Honda, nằm trong số những phương tiện vi phạm bản quyền, với thiệt hại ước tính có thể lên đến hàng trăm triệu USD.
Intellectual Ventures không sản xuất sản phẩm, phí sáng chế là nguồn thu chính của công ty. Ngoài việc thực hiện nghiên cứu và phát triển nội bộ, Intellectual Ventures mua bằng sáng chế thông qua các quỹ liên kết và kiếm lợi nhuận từ việc cấp phép chúng, ngoài ra còn từ việc giành chiến thắng trong các vụ kiện tụng. Intelligence Ventures được thành lập vào năm 2000 bởi cựu giám đốc điều hành Microsoft Nathan Myhrvold. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty đã "có được hơn 70.000 bằng sáng chế bao gồm nhiều phát minh quan trọng của kỷ nguyên internet".
Toyota nói với Nikkei rằng sẽ từ chối bình luận trong quá trình tố tụng. Honda cũng đưa ra thông báo tương tự.
Nhật Bản cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu duyệt web nhiều hơn Bên thứ ba buộc sẽ phải nhận được sự đồng ý của người dùng Nhật Bản trước khi có thể mua thông tin. Theo Nikkei, chính phủ Nhật Bản sẽ yêu cầu các nhà điều hành website cung cấp cho người dùng internet cách thức để giữ dữ liệu duyệt web của họ không bị rơi vào tay bên thứ ba, nhằm giải...