Nhật Bản đối mặt vấn đề già hóa nghiêm trọng vào năm 2050
Theo dự báo do Viện Nghiên cứu về vấn đề dân số và bảo hiểm xã hội quốc gia Nhật Bản công bố ngày 12/11, vào năm 2050, thời điểm đán.h dấu thế hệ bùng nổ dân số thứ hai ở nước này bước vào tuổ.i 75, tỷ lệ người cao tuổ.i sống một mình tại 46/47 địa phương của Nhật Bản sẽ vượt quá 20%.
Người cao tuổ.i đi bộ trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Điều này càng đặt ra yêu cầu cấp bách về các giải pháp giảm tốc độ già hóa dân số và xây dựng các hệ thống hỗ trợ tương ứng như dịch vụ điều dưỡng, chăm sóc y tế tại nhà.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, dự báo của viện nghiên cứu trên chỉ rõ số người từ 75 tuổ.i trở lên sống một mình sẽ tăng lên mức 7,04 triệu người vào năm 2050, tức là gấp 1,7 lần so với mức của năm 2020, trong đó chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn, đặc biệt là tại thủ Tokyo với số người này được dự báo sẽ tăng lên 900.000 người vào năm 2050, tiếp theo lần lượt là các tỉnh Kanagawa với 569.000 người, Osaka (565.000 người) và Aichi (411.000 người).
Tỷ lệ trung bình người cao tuổ.i trên 75 tuổ.i sống một mình trên toàn đất nước Nhật Bản dự kiến sẽ tăng từ 22,4% hồi năm 2020 lên 28,9% vào năm 2050, trong đó 46/47 địa phương có tỷ lệ trên 20%, trừ Yamagata là 18,4%, thậm chí 8 địa phương sẽ ghi nhận tỷ lệ trên 30%, riêng Tokyo là 35,7%.
Video đang HOT
Nguyên nhân khiến người cao tuổ.i sống một mình gia tăng là do tỷ lệ người chưa kết hôn đang tăng dần. Theo cuộc điều tra dân số Nhật Bản năm 2020, tỷ lệ người đến 50 tuổ.i mà chưa từng kết hôn đạt mức cao nhất từ trước đến nay với nam giới là 28% và nữ giới là 18%, xu hướng này tăng cao ở các khu vực đô thị. Điều này kéo theo tình trạng người cao tuổ.i không có người thân tăng nhanh, đặc biệt là tại khu vực đô thị. Cùng với đó, do ảnh hưởng của tỷ lệ sinh thấp, số người trung bình trong mỗi hộ gia đình sẽ giảm ở tất cả các tỉnh thành.
Khi tình trạng người cao tuổ.i sống một mình và già hóa dân số tiếp tục gia tăng, hệ thống an sinh xã hội sẽ phải đối mặt với yêu cầu điều chỉnh sớm hơn. Với số lượng người cao tuổ.i ngày càng tăng, gánh nặng chi phí trợ cấp an sinh xã hội sẽ tiếp tục ngày càng cao và theo ước tính của Chính phủ Nhật Bản hồi năm 2018, khoản chi phí này sẽ đạt 190.000 tỷ yen (khoảng 1.230 tỷ USD) vào năm 2040. Điều này đặt ra vấn đề cấp bách là xây dựng một hệ thống hỗ trợ an sinh xã hội tương ứng, trong đó mọi thế hệ phải có nghĩa vụ đóng góp. Đồng thời, cần phải cải cách hệ thống lương hưu để đảm bảo người cao tuổ.i có thể tiếp tục làm việc trong khả năng và có đủ tài chính để sống ổn định khi về già.
Theo nghiên cứu viên Kanae Sawamura của Viện Nghiên cứu Tổng hợp Nhật Bản, thời điểm đạt đỉnh về già hóa dân số sẽ khác nhau tùy theo từng khu vực, từng địa phương nên các biện pháp ứng phó và cách thức tiến hành cũng khác nhau. Do đó, chính phủ và chính quyền các địa phương phải có sự phối hợp để xây dựng một tầm nhìn nhất định gắn với từng khu vực và đưa ra các giải pháp tương ứng.
Dân số già hóa thách thức nền kinh tế toàn cầu
Nhật báo Le Figaro của Pháp đã đăng bài viết cảnh báo về ảnh hưởng của tốc độ già hóa dân số đối với nền kinh tế toàn cầu, cho rằng nhận thức của người dân hiện nay về tác động của tỷ lệ sinh thấp hơn và tuổ.i thọ cao hơn là chưa đầy đủ.
Người cao tuổ.i tập thể dục tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Liên hợp quốc (LHQ) dự báo với tỷ lệ sinh như hiện nay, từ năm 2050, số tr.ẻ e.m ra đời trên thế giới có thể sẽ thấp hơn số người qua đời. Vào thời điểm đó, số người từ 65 tuổ.i trở lên sẽ tăng gấp đôi, đạt 1,6 tỷ người, tức là hơn 16% dân số.
Trong 50 năm qua, tuổ.i thọ trung bình đã tăng thêm 10 năm và thế hệ sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số đã đến tuổ.i nghỉ hưu. Xu hướng này đang đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số, dẫn đến chi phí lương hưu và chăm sóc y tế tăng lên, đặc biệt là các vấn đề sức khỏe trở nên tồi tệ hơn khi tuổ.i thọ của người về hưu kéo dài.
Sự gia tăng dân số già trong khi dân số trẻ lại giảm tiềm ẩn nguy cơ tạo ra một cú sốc mạnh mẽ hơn. Ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển và mới nổi, tỷ lệ sinh đang giảm rõ rệt. Đỉnh điểm là ở châu Á, tại Hàn Quốc, nơi tỷ lệ sinh đã giảm xuống dưới 0,8, trong khi mỗi phụ nữ phải sinh ít nhất 2,1 con để duy trì dân số ổn định. Theo những dự báo bi quan nhất, tại Trung Quốc, dân số có thể giảm một nửa vào năm 2100. Châu Âu cũng không phải là ngoại lệ. Tỷ lệ người từ 15-29 tuổ.i đã thay đổi, từ chiếm 18,1% dân số vào năm 2011 xuống còn 16,3% vào năm 2021 tại Liên minh châu Âu (EU). Dự kiến, đến năm 2050, khoảng 30% dân số châu Âu sẽ thuộc lớp người được gọi là "thế hệ cũ". Trong đó, tại Pháp, số ca sinh nở vào năm 2022 là 723.000, thấp nhất kể từ năm 1946 đến nay.
Dự báo, dân số ở Pháp sẽ vẫn tăng cho đến năm 2040, song cứ 3 người dân sẽ có 1 người trên 60 tuổ.i, so với tỷ lệ 1/4 hiện nay. Ở Tây Ban Nha, dân số được dự báo sẽ giảm hơn 30% vào năm 2100, trong khi tỷ lệ người cao tuổ.i sẽ tăng từ 20% lên 39%. Dân số Italy có khả năng giảm một nửa.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân trong độ tuổ.i lao động từ 15-64 tuổ.i cũng đang giảm. Theo một báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC), đến năm 2050, tỷ lệ người trưởng thành trong độ tuổ.i lao động trên mỗi người già ở châu Âu sẽ là dưới 2. Do đó, tỷ lệ phụ thuộc của dân số người cao tuổ.i so với dân số trong độ tuổ.i lao động sẽ tăng lên 57, gần gấp đôi mức hiện tại.
Trước những thách thức lớn này, vấn đề nhận thức được cho là rất quan trọng nhưng hiện đang bị xem nhẹ. Các chuyên gia phân tích của ngân hàng HSBC James Pomeroy và Herald van der Linde, tác giả của một nghiên cứu về tác động của nhân khẩu học đối với tăng trưởng kinh tế, cho rằng: "Tỷ lệ sinh không nhận được sự chú ý của các nhà kinh tế hoặc thị trường, như dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc lạm phát, nhưng hiếm có biến số nào có tác động quan trọng như vậy đến nền kinh tế trong trung hạn".
Người dân mua hàng trong siêu thị tại Bordeaux, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dân số trong độ tuổ.i lao động suy giảm gây áp lực lên thị trường lao động và phúc lợi của nhà nước. Ngoài chi phí lương hưu tăng lên, dân số già hơn sẽ cần nhiều hơn nhu cầu về y tế, điều này đòi hỏi phải đầu tư, nâng cấp trang thiết bị và cơ sở hạ tầng. Tình trạng thiếu lao động sẽ ngày càng trầm trọng. Theo Bộ Lao động Pháp, đến năm 2030, trung bình mỗi năm nước này chỉ có 640.000 thanh niên gia nhập thị trường lao động, trong khi có đến 760.000 vị trí tuyển dụng. Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán vào năm 2030, EU sẽ thiếu trên 4 triệu nhân viên y tế.
Các chính phủ đang đưa ra nhiều kế hoạch để hỗ trợ và khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con. Nhưng lực cản đối với tỷ lệ sinh là rất đa dạng, từ những lo ngại về môi trường, khuynh hướng trì hoãn sinh con của phụ nữ, đến những cản trở liên quan đến tài chính như giá bất động sản, tiề.n thuê nhà, dịch vụ chăm sóc tr.ẻ e.m, chi phí cuộc sống... Theo các nghiên cứu, những thách thức này đã khiến từ 13-33% thanh niên không muốn lập gia đình.
Thành phố ở Trung Quốc chi tiề.n kết hôn lần đầu cho phụ nữ dưới 35 tuổ.i Chính quyền thành phố Luliang (tỉnh Thiểm Tây, miền Bắc Trung Quốc) sẽ tặng 1.500 nhân dân tệ (hơn 5 triệu đồng) cho những phụ nữ kết hôn trước 35 tuổ.i. Một đám cưới diễn ra tại Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã Theo hãng thông tấn Tân Hoa, chính sách này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 và chỉ áp dụng cho...