Nhật Bản diễn tập đánh chiếm đảo từ tay Trung Quốc
Ngày 12-1, Lữ đoàn Đổ bộ Đường không tinh nhuệ số 1 thuộc Lục quân Phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành một cuộc diễn tập giả định đánh chiếm lại một hòn đảo từ một quốc gia đối địch.
Cuộc diễn tập này, được thiết kế để rèn luyện kỹ năng bảo vệ và chiếm lại các hòn đảo xa xôi, diễn ra đúng vào ngày các tàu hải giám của Trung Quốc lần đầu tiên trong năm nay tiến vào gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản.
Lữ đoàn 1.600 quân này là lực lượng tấn công đường không duy nhất của Nhật Bản và là một trong số ít đơn vị luôn sẵn sàng triển khai nhanh trong trường hợp xảy ra xung đột.
Trước đó vào trong ngày, 3 chiếc tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển mà Nhật Bản coi là vùng lãnh hải của họ ở gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông. Đây là lần xâm phạm hải phận Senkaku đầu tiên của Trung Quốc trong năm nay.
Trong khi thị sát cuộc diễn tập, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên bố sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Nhật Bản.
Máy bay vận tải C-1 của Nhật huấn luyện đổ bộ đường không
“Chúng tôi không bao giờ có thể bỏ qua những lần xâm nhập liên tục của Trung Quốc vào lãnh hải của chúng tôi. Ngoài nỗ lực ngoại giao, chúng tôi sẽ phối hợp với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển để bảo vệ an toàn lãnh thổ và những vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku của chúng tôi,” ông Onodera khẳng định.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, đã trở lên căng thẳng do tranh chấp quyền sở hữu đối với quần đảo nhỏ này.
Video đang HOT
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trong những tháng gần đây sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm một khu vực rộng lớn trên Biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo đang tranh chấp này, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm một ngôi đền thờ các phạm nhân chiến tranh tại Tokyo mà Trung Quốc xem là một biểu tượng xâm lược từ thời chiến của Nhật Bản.
Theo ANTD
Nghị sĩ Mỹ: Phải cứng rắn hơn với TQ ở Biển Đông
Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi phải có lập trường cứng rắn hơn nữa với những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngày 14/1, trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, nhiều nghị sĩ nước này đã tuyên bố Washington không thể dung thứ cho việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để gây sức ép trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Đông Á, đồng thời cảnh báo rằng thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc đang gây bất an cho các nước láng giềng và thách thức lợi ích an ninh của Mỹ.
Đồng thời, đại diện ngoại giao của Philippines tại Washington cũng đã chỉ trích thái độ "hung hăng" của Trung Quốc và hối thúc Việt Nam cùng Philippines thu thập các bằng chứng pháp lý để kiện những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Việc Trung Quốc mới thiết lập khu vực nhận diện phòng không bao trùm cả nhóm đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát cũng như quy định cấm đánh bắt cá do tỉnh Hải Nam ban hành gần đây đã làm sâu sắc thêm những quan ngại về nguy cơ nổ ra xung đột trong khu vực.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Các nghị sĩ Hạ viện Mỹ giám sát chính sách châu Á và sức mạnh trên biển của Mỹ đã tổ chức một phiên điều trần để xem xét cách thức phản ứng của Mỹ đối với các động thái gần đây của Bắc Kinh đã tỏ ra lo ngại rằng Mỹ có thể bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa các đồng minh Nhật Bản và Philippines với Trung Quốc.
Nghị sĩ Steve Chabot đã gọi Trung Quốc là "hung hăng một cách nguy hiểm" và cho rằng nước này đang tìm cách chiếm giữ các vùng lãnh thổ tranh chấp từng bước một bằng vũ lực với "hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Mỹ bất đắc dĩ sẽ phải chấp nhận."
Nghị sĩ đảng Dân chủ Ami Bera cho rằng "các động thái đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền trên biển là không thể chấp nhận được", đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ phải có tiếng nói mạnh mẽ, quyết liệt trong vấn đề này.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Randy Forbes thì tuyên bố Mỹ cần phải "kiên quyết 100% đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và các hình thức cưỡng ép bằng quân sự nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực."
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Randy Forbes
Thông thường các nghị sĩ Mỹ sẽ có lập trường ít thỏa hiệp hơn so với chính phủ trong các chính sách đối ngoại, tuy nhiên những ý kiến của họ thể hiện sự quan ngại ngày càng lớn của Washington về những mưu đồ của Trung Quốc đe dọa đến vị thế độc tôn về quân sự của Mỹ ở châu Á.
Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thiết lập khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông và yêu cầu máy bay nước ngoài phải báo cáo thông tin và tuân thủ hướng dẫn của nhà chức trách Trung Quốc. Mỹ đã ngay lập tức phản ứng bằng cách điều 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 hiên ngang bay qua khu vực đó nhằm thể hiện sự phản đối của mình.
Hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao của Mỹ cũng đã quyết liệt chỉ trích quy định mới về đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông và gọi đây là một động thái "khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm".
Về phần mình, Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng họ thực hiện các động thái này với mục đích hòa bình và yêu cầu Mỹ đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, Mỹ khẳng định rằng họ có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại và giao thương tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công, chính quyền của Tổng thống Obama vẫn muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này, và mới đây nhất họ đã thông báo sẽ viện trợ hàng chục triệu USD để giúp Philippines và Việt Nam tăng cường an ninh trên biển.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ hoạt động tại Biển Đông
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng phản ứng của Mỹ đối với các động thái ngang ngược của Trung Quốc sẽ là biện pháp hiệu quả nhất thể hiện chính sách hướng tới châu Á của chính quyền Obama.
Hôm thứ Hai, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia cho biết Manila muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh, tuy nhiên việc Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này là "không thể chấp nhận được".
Ông Cuisia cho rằng để tránh khả năng nổ ra xung đột với Trung Quốc, chính quyền Philippines đã đề nghị ngư dân nước này tránh xa các vùng biển mà Trung Quốc mới áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá mới.
Philippines hiện đang khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận khi khởi kiện "đường lưỡi bò" phi lý, phi pháp mà Trung Quốc đơn phương áp đặt trên Biển Đông lên Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Ông Cuisia cho rằng đây là cách "hợp pháp và hữu nghị" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tuy nhiên hiện Trung Quốc vẫn khăng khăng từ chối tham gia vụ kiện này.
Theo ABC
Nhật: Trung Quốc đang đe dọa trật tự thế giới Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang đe dọa trật tự thế giới hiện nay và làm cộng đồng quốc tế bất an. Ngày 12/1, Nhật Bản cũng đã lên tiếng chỉ trích quy định cấm tàu thuyền vào Biển Đông đánh cá mà không xin phép của chính quyền Trung Quốc khi cho rằng lệnh cấm này cùng...