Nhật Bản có thêm đảo mới sau khi núi lửa ngầm phun trào
Nhật Bản, đất nước được tạo thành từ hàng ngàn hòn đảo, đã có thêm một đảo nữa sau khi núi lửa ngầm phun trào.
Hòn đảo hình lưỡi liềm mới hình thành ngoài khơi Nhật Bản có đường kính 1 km TUẦN DUYÊN NHẬT BẢN
Hòn đảo mới được Tuần duyên Nhật Bản phát hiện 2 hôm sau khi nó hình thành vào ngày 13.8, The Weather Network đưa tin ngày 23.8. Hòn đảo là kết quả của một vụ phun trào núi lửa ngầm Fukutoku-Okanoba, nằm cách Tokyo khoảng 1.200 km về phía nam, gần đảo Iwo Jima thuộc quần đảo Ogasawara.
Hòn đảo hình lưỡi liềm mới hình thành có kích thước khá nhỏ với đường kính chỉ 1 km. Tuy vậy, các quan chức cho rằng vụ phun trào núi lửa vẫn đang tiếp diễn. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản vẫn đang theo dõi hoạt động của núi lửa và đã ban hành cảnh báo khói và tro bụi đối với khu vực.
Video đang HOT
Theo Tuần duyên Nhật Bản, vụ phun trào đã gây ra những chùm khói và tro bụi cao hơn 15 km bốc lên từ dưới biển. Lực lượng này cũng ghi nhận các phần đá bọt do vụ phun trào tạo ra trôi nổi trên vùng biển rộng 60 km.
Tạp chí Forbes dẫn lời nhà chức trách cho biết toàn bộ miệng núi lửa Fukutoku-Okanoba có khả năng nhô lên trên mặt nước sau vụ phun trào này.
Hòn đảo mới hình thành có thể không tồn tại lâu dài. Các đảo mới hình thành năm 1904, 1914 và 1986 ở Nhật Bản đều biến mất ngay sau đó do bị sóng và hải lưu làm xói mòn.
Các nhà khoa học cho biết số phận của hòn đảo mới sẽ được quyết định bởi thành phần cấu tạo của nó. Nếu được được tạo thành từ tro và các mảnh đá, rất có thể hòn đảo trên sẽ nhanh chóng biến mất trước tác động của đại dương. Tuy nhiên, cơ quan khí tượng Nhật Bản cho rằng núi lửa vẫn đang tiếp tục phun trào và có thể tạo ra đủ dung nham để hình thành một khối đất bền hơn.
Nếu tồn tại lâu dài, hòn đảo có thể tạo ra vấn đề mới vì nó nằm gần chuỗi đảo Bonin ở cực nam của Nhật Bản, khiến nước này phải mở rộng ranh giới thêm vài trăm mét. Tuy nhiên, truyền thông địa phương đưa tin phương án này khó có thể xảy ra ngay cả khi hòn đảo không biến mất.
Sét 'đánh trúng' ngọn núi lửa đang phun trào ở Nhật Bản
Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại khoảnh khắc chính xác sét lóe lên trên đỉnh núi lửa của Nhật Bản khi nó phun trào.
Sét đánh trúng ngọn núi lửa đang phun trào ở Nhật Bản
Nằm ở phía nam Kyushu, núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Cứ 4 đến 24 giờ lại phun ra tro và dung nham.
Sakurajima có ba đỉnh núi, Kita-dake (đỉnh cao phía Bắc), Naka-dake (đỉnh cao trung tâm) và Minami-dake (đỉnh phía Nam) đang hoạt động. Kita-dake là đỉnh cao nhất của Sakurajima, cao 1.117 mét so với mực nước biển
Một nhiếp ảnh gia đã chụp được bức ảnh ấn tượng ghi lại khoảnh khắc chính xác thời điểm 'sét đánh vào miệng núi lửa'.
Trong các vụ núi lửa phun trào lớn, từ các cột khói, người ta có thể nhìn thấy những tia sét lóe lên. Tia sét chính xác kéo dài khoảng 30 micro giây khiến cho bức ảnh trở nên đặc biệt hơn vì phải thực sự may mắn nhiếp ảnh gia mới có thể chụp lại được. Bức ảnh cho thấy những tia sét chạm vào miệng núi lửa phun trào.
Sét đánh trên miệng núi lửa là sự phóng điện trong khí quyển gây ra bởi một vụ phun trào núi lửa, chứ không phải từ một cơn giông sét thông thường. Sét núi lửa là một hiện tượng phổ biến nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ lý do tại sao nó lại xảy ra vì các núi lửa đang hoạt động rất khó tiếp cận để nghiên cứu.
Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, Đức phát hiện ra rằng sét đánh ở Sakurajima là do tro, các mảnh đá và các hạt địa chất ejecta tạo ra tĩnh điện trong miệng núi lửa.
Một nghiên cứu cho biết, 27,35% các vụ phun trào đi kèm với sét. Những quan sát sớm nhất ghi lại về sét núi lửa xuất phát từ một cư dân Pompeii mô tả sự phun trào của núi Vesuvius vào năm 79 sau Công Nguyên.
Theo báo cáo địa phương, không có thiệt hại hoặc thương tích đáng kể đối với cộng đồng cư dân gần Sakurajima. Đầu năm nay, núi lửa Taal của Philippines đã 'trình diễn' một màn trình diễn ánh sáng tương tự khiến cho khoảng 300.000 cư dân phải sơ tán sau một giấc ngủ dài 40 năm.
Núi lửa Taal là một trong những núi lửa vận động tích cực nhất ở Philippines, chiều cao 311 mét so với mức mặt biển. Núi lửa phun trào dữ dội một vài lần trong quá khứ gây ra thiệt hại về sinh mạng ở đảo và các khu vực xung quanh hồ.
Phụ nữ Nhật Bản nhảy tập thể đòi nữ quyền Hàng chục phụ nữ ở Nhật Bản nhảy tập thể, đấu tranh đòi quyền của phụ nữ trước những phát biểu phân biệt giới tính của trưởng ban tổ chức Olympic.