Nhật Bản cho phép khám bệnh và kê đơn thuốc trực tuyến
Những bệnh nhân lựa chọn dịch vụ này sau khi được chuẩn đoán bệnh sẽ được lựa chọn nhận thuốc tại nhà bằng dịch vụ chuyển phát nhanh.
Bộ Y tế Nhật Bản hôm nay (10/4) cho biết sẽ bắt đầu cho phép bệnh nhân được kiểm tra y tế và kê đơn thuốc trực tuyến hoặc qua điện thoại. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản triển khai dịch vụ này trong nỗ lực bảo vệ các cơ sở y tế khỏi sự bùng phát trầm trọng của dịch Covid-19. Bộ này cho biết dịch vụ này sẽ bắt đầu triển khai từ đầu tuần tới. Những bệnh nhân lựa chọn dịch vụ này sau khi được chuẩn đoán bệnh sẽ được lựa chọn nhận thuốc tại nhà bằng dịch vụ chuyển phát nhanh.
Người Nhật đeo khẩu trang phòng tránh Covid-19. Ảnh: Getty.
Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết nhà chức trách đang lên kế hoạch công bố danh sách các cơ sở y tế được phép triển khai dịch vụ này. Các bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ này cho những lần khám kế tiếp. Tuy nhiên, bắt buộc phải tới gặp bác sỹ trực tiếp khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Mức phí qui định cho lần tư vấn y tế trực tuyến đầu tiên là 2.140 Yên (tương đương khoảng 20 đô la Mỹ) và các bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ phải thanh toán 30% mức phí nêu trên. Trong khi đó, những người muốn được khám bệnh trực tiếp sẽ được yêu cầu chọn một cơ sở y tế từ danh sách sẽ được Bộ y tế công bố và đặt chỗ trước qua điện thoại hoặc điện thoại thông minh. Mức phí khám trực tiếp là 2880 yên cho lần khám bệnh đầu tiên.
Dịch vụ khám trực tuyến được áp dụng cho tất cả mọi người kể cả những người xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng có các triệu chứng nhẹ đang cách tự cách ly.
Để tránh các hành vi gian lận danh tính hay lạm dụng các dịch vụ mới, các bác sĩ chỉ có thể kê toa thuốc gồm những loại thuốc thuộc danh sách có thể kê đơn mà không cần gặp bệnh nhân./.
Video đang HOT
Việt Dũng
Tro cốt vô chủ của nạn nhân Covid-19 ở Hồ Bắc
Trong nhà hỏa táng ở thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, vẫn còn 10 bình đựng tro cốt chưa có người thân tới nhận.
Tro cốt của người chết "đang được chúng tôi bảo quản vì gia đình họ bị cách ly, hoặc đang ở nơi khác và chưa thể quay lại", ông Sheng, giám đốc nhà hỏa táng Kinh Châu nói.
"Không có lời vĩnh biệt, không có nghi lễ nào", ông Sheng nói với từ văn phòng của mình, trong một tòa nhà trống trải, trắng đục.
Ở Trung Quốc, đại dịch đã làm đảo lộn không chỉ hoạt động hàng ngày của người sống, mà còn thay đổi cách người chết được tiễn đưa về nơi an nghỉ. Bất kể nguyên nhân cái chết có do dịch bệnh hay không, các gia đình mất người thân ở Trung Quốc bị cấm tổ chức tang lễ từ ngày 1/2 cho tới nay, dù ca nhiễm mới đã giảm mạnh.
Một người đàn ông tự cách ly đứng ở cửa sổ nhìn ra tại thành phố Kinh Châu, Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 26/3. Ảnh: Reuters.
Các gia đình không thể đưa tiễn người thân về thế giới bên kia bằng những nghi lễ truyền thống như: thức đêm canh quan tài, mặc đồ tang trắng, người viếng bước xung quanh linh cữu để tạm biệt người chết lần cuối, và các bài cầu nguyện theo tôn giáo.
Một nhà tang lễ ở Kinh Châu lúc này hoàn toàn tĩnh lặng. Bộ đồ bảo hộ lẻ loi treo bên ngoài một căn phòng là nơi nằm nghỉ của các nhân viên chuyên chở thi thể từ bệnh viện đến nhà hỏa táng. Còn với những gia đình có người thân qua đời nhưng đang phải cách ly, họ cảm thấy cô đơn hơn khi không thể cầu khấn trước tro cốt người đã khuất.
"Tôi đã làm gì để xứng đáng bị trừng phạt như vậy?", Wang Wenjun, cư dân Vũ Hán nói sau khi gia đình cô phải chờ 15 ngày để nhận tro cốt của chú mình, người đã chết vì Covid-19.
Không có đám tang nào được phép tổ chức, các nhân viên hỏa táng của ông Sheng, cũng như các nhân viên hỏa táng trên khắp Trung Quốc phải tiến hành công việc của mình ngay lập tức. Họ cũng phải tuân thủ quy định về quần áo bảo hộ và khẩu trang y tế.
"Trước khi có dịch bệnh, buổi cầu nguyện có thể kéo dài ba ngày và sau đó chúng tôi mới làm việc của mình", ông Sheng nói. "Nhưng bây giờ khi có người chết, bệnh viện sẽ tiến hành khử trùng, sau đó việc hỏa táng được làm ngay".
Nhân viên ở nhà hỏa táng của ông Sheng thay ca nhau làm việc 24 giờ mỗi ngày, vì bệnh viện có thể gọi điện yêu cầu đến lấy thi thể bất cứ lúc nào. Trước đây, họ chỉ hỏa táng vào buổi sáng.
"Các nhân viên bệnh viện đang làm việc rất vất vả, nhưng các nhân viên tang lễ cũng vậy", ông Sheng nói.
Trong số 8 lò của nhà hỏa táng này có một lò dành riêng cho các nạn nhân Covid-19, và gia đình họ không có cơ hội nhìn thấy thi thể trước khi hỏa táng. Đối với những thi thể này, nhân viên tang lễ được hướng dẫn mặc đồ bảo hộ toàn thân và làm nhanh gọn.
Một gia đình ở Vũ Hán nhận tro cốt người thân tại hoả táng quận Hán Khẩu hôm 27/3. Ảnh: SCMP.
Trung Quốc ghi nhận hơn 81.000 ca nhiễm và 3.300 ca tử vong, chủ yếu ở Vũ Hán. Kinh Châu, một đầu mối giao thông và du lịch, với 6 triệu dân, cách Vũ Hán 220 km về phía tây, là thành phố đứng thứ sáu ở tỉnh Hồ Bắc về thiệt hại do Covid-19. Kinh Châu có 1.580 ca nhiễm, 52 ca tử vong và một nửa trong số đó được hỏa táng tại cơ sở của ông Sheng.
Hiện các ca nhiễm ở Trung Quốc đã giảm mạnh, đặc biệt Vũ Hán chỉ ghi nhận một trường hợp nhiễm mới trong 10 ngày qua. Chính quyền bắt đầu nới lỏng các lệnh phong tỏa hà khắc. Hồ Bắc đã cho phép cư dân có chứng nhận y tế khỏe mạnh rời khỏi tỉnh từ ngày 24/3. Nhưng ông Sheng vẫn chưa nhận được thông báo chính thức khi nào hoạt động ở nhà hỏa táng được trở lại bình thường. "Có thể vào cuối tháng 4", ông nói.
Hiện lệnh cách ly vẫn còn và các bình đựng tro cốt vẫn vô chủ.
Sơn Nam
Bất ngờ bị hàng xóm chặt cây, chặn cửa nhà vì nghi ngờ nhiễm virus Lo sợ dân đến từ vùng khác mang theo mầm bệnh, cư dân địa phương tại một thị trấn ở Mỹ chặt cây, chặn trước đường vào nhà để buộc những người ở trong phải tự cách ly. Một người đàn ông sống ở thị trấn Vinalhaven (hạt Knox, bang Maine, Mỹ) cho biết bị những người hàng xóm chặt cây, chặn trước...