Nhật Bản: Chính quyền Yokosuka sử dụng ChatGPT để giảm tải cho công chức
Một thành phố tại Nhật Bản đã tiên phong sử dụng ChatGPT trong các văn phòng chính quyền địa phương.
Một công chức tại Yokosuka sử dụng ChatGPT tại tòa thị chính. Ảnh: Kyodo
Tờ Japan Times đưa tin khoảng 4.000 nhân viên tại văn phòng chính quyền thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng ChatGPT trong một tháng nhằm nỗ lực cải thiện hoạt động của cơ quan công quyền địa phương.
ChatGPT là công cụ trò chuyện (chatbot) trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty Mỹ có tên OpenAI phát triển và ra mắt vào cuối năm 2022. Người dùng có thể tận dụng chatbot này để sáng tạo thơ, bài báo, truyện ngắn hay các các dạng văn bản khác.
Đại diện quan hệ công chúng của Cơ quan quản lý điện tử của Yokosuka – ông Takayuki Samukawa nhận định: “Dân số ngày càng giảm, số lượng nhân viên có hạn và còn nhiều thách thức về quản lý. Do đó, chúng tôi hướng đến sử dụng công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như ChatGPT để có thể giải phóng nguồn nhân lực tập trung vào những công việc chỉ có thể thực hiện theo hình thức giữa người với người”.
Ông Samukawa cho biết một nhóm đã được tập hợp để nghiên cứu phương thức ChatGPT có thể mang lại lợi ích cho thành phố. Trong thời gian thử nghiệm, thành phố Yokosuka hy vọng sẽ sử dụng công cụ này để hỗ trợ các nhiệm vụ như tóm tắt, tạo các ý tưởng, soạn thảo văn bản hành chính cơ bản và kiểm tra lỗi chính tả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có lo ngại về vấn đề an ninh liên quan đến sử dụng chatbot. Về điều này, ông Samukawa đảm bảo rằng Yokosuka dự định sử dụng ChatGPT tuân thủ theo chính sách an ninh điển hình của OpenAI.
Động thái này diễn ra sau khi CEO của OpenAI Sam Altman đến thăm Nhật Bản. Ông Altman còn gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tháng này. Ông Altman tuyên bố OpenAI sẽ hướng đến mở một văn phòng tại Nhật Bản trong tương lai gần.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết sau khi xử lý các lo ngại về an ninh, chính phủ sẽ tìm cách “sử dụng AI để giảm khối lượng công việc của các công chức quốc gia”. Trước đó vài ngày, Bộ trưởng Kỹ thuật số Nhật Bản Taro Kono cũng đề cập đến tiềm năng sử dụng AI cho các công việc hành chính của chính phủ.
Biểu tượng OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Samukawa nhấn mạnh thành phố không có ý định làm gương cho các chính quyền địa phương khác trên khắp Nhật Bản về việc sử dụng ChatGPT. Ông nói: “Nó tùy thuộc vào từng thành phố để cân nhắc cách họ có thể sử dụng những công cụ này như thế nào”.
Dân số già hóa của Nhật Bản đã giảm trong nhiều năm. Lãnh đạo nước này gần đây cảnh báo rằng Nhật Bản “đang trên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội”. Thành phố Yokosuka cũng không phải ngoại lệ. Theo trang web của chính phủ, dân số 376.171 người của Yokosuka dự kiến sẽ tiếp tục giảm.
Tính đến ngày 1/10/2022, dân số Nhật Bản là 124.947.000 người, giảm 556.000 người so với một năm trước đó và năm 2022 là năm thứ 12 liên tiếp dân số nước này giảm. Báo cáo công bố ngày 12/4 của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cũng cho thấy số công dân Nhật Bản giảm 750.000 xuống 122.031.000 người – mức giảm lớn nhất kể từ khi số liệu này được thống kê vào năm 1950.
Thông cáo báo chí của Yokosuka cho biết các lãnh đạo thành phố đặt nhiều kỳ vọng vào việc triển khai ChatGPT.
Ở cuối thông cáo này, có một đoạn mang nội dung: “Bản phát hành này do ChatGPT soạn thảo và được các nhân viên của chúng tôi hiệu đính”.
CEO của Google cảnh báo về tác động của AI tới xã hội
Ngày 16/4, Giám đốc điều hành hãng Google, ông Sundar Pichai, cảnh báo xã hội chưa chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Biểu tượng Google trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Mới đây, Google cho ra mắt sản phẩm chatbot thử nghiệm mang tên Bard, có ứng dụng công nghệ AI, sau khi "kình địch" Microsoft thông báo tích hợp ứng dụng ChatGPT của OpenAI vào phiên bản nâng cấp của công cụ tìm kiếm Bing. Kể từ khi ra mắt vào năm 2022, ChatGPT của OpenAI đã tạo ra "cơn sốt" trong giới công nghệ và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, dư luận ngày càng lo ngại về hậu quả của công nghệ AI đối với con người. Tháng trước, lãnh đạo các tập đoàncông nghệ như Elon Musk, Steve Wozniak cùng với 25.000 người khác đã ký vào thư ngỏ kêu gọi tạm dừng ngay lập tức các thử nghiệm phát triển hệ thống ngôn ngữ mạnh hơn GPT-4 của OpenAI.
Google đã công bố bản thảo khuyến nghị các điều khoản quản lý AI nhưng ông Pichai cho rằng xã hội phải nhanh chóng tìm cách thích ứng, với việc trang bị các quy định, luật trừng phạt lạm dụng và các hiệp ước giữa các quốc gia nhằm đảm bảo AI an toàn cho thế giới. Chia sẻ tại chương trình "60 Minutes" của Đài truyền hình CBS (Mỹ), CEO của Google, Sundar Pichai cho rằng việc xây dựng luật quản lý AI để đảm bảo công nghệ này được ứng dụng một cách an toàn và phù hợp với các giá trị nhân văn sẽ không thể do một công ty công nghệ tự quyết định, mà còn cần có sự tham gia từ các nhà khoa học xã hội, các chuyên gia đạo đức và các nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực liên quan khác.
Bên cạnh đó, ông Pichai còn đưa ra cảnh báo AI sẽ tác động đến "mọi sản phẩm của mọi công ty". Ông đánh giá các công nghệ mới có khả năng làm việc giống con người đang trở nên "đáng lo ngại", khi các ứng dụng AI có thể thực hiện một số công việc, trong đó có thể kể đến nhà văn, kế toán, kiến trúc sư, bác sĩ hay thậm chí cả kỹ sư phần mềm. Ngoài ra, vị CEO cho rằng vấn đề thông tin sai lệch, tin tức và hình ảnh giả mạo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây hậu quả khôn lường.
Khi được hỏi liệu xã hội đã sẵn sàng cho công nghệ AI như Bard hay chưa, ông Pichai cho biết một mặt ông tin rằng xã hội chưa kịp thích ứng, thể hiện qua thực tế rằng tốc độ tư duy và thích ứng của các tổ chức xã hội hiện chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ.
Mặt khác, ông cũng lạc quan vì hiện nay nhiều người đã bắt đầu lo lắng về những hệ lụy của AI từ rất sớm, điều này khác so với khi các công nghệ trước đây xuất hiện.
Với thời lượng chương trình kéo dài 60 phút, ông Sundar Pichai cùng với người dẫn chương trình Scott Pelley đã có những trải nghiệm thú vị cùng với chatbot Bard, như nhận biết đồ vật, sáng tạo câu chuyện,... Tuy nhiên, khi trả lời một câu hỏi về lạm phát, ứng dụng Bard đã giới thiệu về 5 cuốn sách về lạm phát nhưng 5 cuốn sách này không hề tồn tại trên thực tế.
Ông Pichai lý giải Bard cũng có "ảo giác" và có những "hộp đen" bên trong ứng dụng này mà chính những nhà phát triển cũng không thể hiểu hết được. Câu trả lời này khiến Pelley ngỡ ngàng và thốt ra câu hỏi rằng "bạn không hoàn toàn hiểu về cách ứng dụng thông minh như người này vận hành mà vẫn 'thả' ra xã hội?". CEO Google trả lời "chính con người cũng không thể hiểu hết suy nghĩ của loài người".
OpenAI có nguy cơ bị kiện tại Australia vì thông tin sai lệch trên ChatGPT Công ty OpenAI, chủ sở hữu ứng dụng ChatGPT, đang đối mặt với nguy cơ bị kiện tại Australia liên quan đến thông tin trên ChatGPT cho rằng một thị trưởng ở bang Victoria từng "ngồi tù vì tội nhận hối lộ". Biểu tượng của OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN Đây có thể là vụ kiện đầu tiên nhằm vào ứng dụng ngôn...