Nhập viện vì sốt sắng diệt chuột phòng virus giết người
Thông tin các nạn nhân bị chuột cắn lên cơn sốt, bị dịch hạch, nhiễm virus suy thận làm người dân hoang mang, lo lắng.
Đồ để diệt chuột hiện rất nhiều người mua.
Nhằm tránh “thảm họa” bệnh do chuột gây ra, nhiều gia đình đã mua các thiết bị diệt, thậm chí thuê hẳn dịch vụ đến tận nhà diệt chuột.
Thị trường hàng diệt chuột “đắt như tôm tươi”
Ông T.V.T. (55 tuổi, quận 3, TP.HCM) vừa phải nhập viện tại bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM vì trong khi nằm ngủ bị chuột cống cắn, không đi tiêm phòng. Tại bệnh viện, sau khi xét nghiệm, các bác sĩ cho biết ông T. dương tính với virus Hanta. Kết quả kiểm nghiệm 25 mẫu chuột (chuột cống, chuột nhắt bắt ở khu vực phường 9, quận 3) của viện Pasteur TP.HCM cho thấy, có 3 mẫu dương tính với virus Hanta, một loại virus có thể gây suy thận và tử vong cho người. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM yêu cầu các quận, huyện lên kế hoạch diệt chuột…
Video đang HOT
Sau những thông tin về những bệnh nhân đầu tiên của TP.HCM bị chuột cắn, dương tính với virus Hanta, tại các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… người dân cũng mở “chiến dịch” diệt chuột.Theo ghi nhận của PV những ngày gần đây, thị trường hàng diệt chuột ở Hà Nội bán chạy như tôm tươi. Những sản phẩm diệt chuột được quảng cáo nhiều, với đủ loại mẫu mã, phương thức “săn” chuột khác nhau như: Diệt chuột bằng bẫy (bẫy dính, bẫy lồng, bẫy đập, bẫy bán nguyệt…) bằng hóa chất bằng vi khuẩn bằng thuốc viên hay thậm chí là gây vô sinh?!.
Chị Nguyễn Thị Loan (Lạc Long Quân, Hà Nội) cho biết, nhà chị ở gần khu chợ Nghĩa Đô nên nhiều chuột. Đặc biệt, lũ chuột cống rất hôi, bẩn. Từ hôm nghe chuột cắn có thể gây tử vong, gia đình chị đã tìm mua các thiết bị đề phòng… chuột tấn công. Vì có con nhỏ nên chị Loan mua thuốc viên có chứa nước tiểu của mèo, chồn, cáo và “đặt bẫy” ở phía ngoài cống thoát nước, nơi tụ nhiều rác bẩn để nhử chuột.
Không những thế, tất cả các lỗ thoáng và cửa sổ nhà đều được chồng chị mua lưới về bịt lại, để tránh chuột có thể chạy vào trong nhà. Chị Loan cũng cho biết thêm, mấy ngày qua, những người bán thuốc diệt chuột dạo, bán được nhiều hàng hơn. Nhiều người dân trong khu, vì ngại tìm đến các cửa hàng bán thuốc diệt chuột lớn đã mua thuốc diệt chuột bán dạo về đặt bẫy trong nhà. Theo quảng cáo của người bán dạo, thuốc có thể diệt chuột tận gốc dù là chuột cống, chuột nhà…
Theo tìm hiểu của PV, không chỉ các cửa hàng chuyên bán thuốc diệt chuột mà cửa hàng chuyên về diệt mối, mọt cũng quay sang bán hàng diệt chuột. Để các gia đình yên tâm về chất lượng thuốc diệt chuột, nhiều trang web còn quảng cáo hộp bả chuột được chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo chỉ trong một vài ngày có thể chấm dứt ngay tình trạng chuột xâm nhập và cắn phá đồ đạc, tài sản.
Chị Nguyễn Thu Hiền (giám đốc doanh nghiệp chuyên bán thuốc diệt côn trùng, diệt chuột trên đường Hồng Hà, Hà Nội) cho biết: “Mấy ngày qua, cửa hàng của công ty tôi bán được hàng trăm bẫy chuột và đủ loại thuốc diệt chuột. Không chỉ cửa hàng bán thuốc diệt chuột đắt hàng mà dịch vụ diệt chuột cũng kiếm “bộn” tiền. Công ty tôi đang thực hiện nhiều dịch vụ diệt chuột mới, hiệu quả, như diệt chuột tại nhà dân, nhà hàng, văn phòng, khách sạn, khu công nghiệp, cơ quan Nhà nước. Công ty thực hiện diệt chuột bằng các loại bẫy tự chế, bẫy sập, bẫy keo không cần mồi diệt chuột bằng chế phẩm sinh học có tác dụng lâu dài và không ảnh hưởng đến con người…”.
Cẩn thận kẻo tự hại mình
Ông Trần Quang Thiều (thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) – người được mệnh danh là “vua diệt chuột” cho biết: “Mấy ngày qua, công ty tôi đã nhận được hàng chục đơn đặt hàng của các công ty lớn”.Theo ông Thiều thì, mỗi phương pháp diệt chuột đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Ví dụ bẫy dính gỗ có thể dính bất kỳ con chuột nào nhưng loại bẫy này cũng rất dễ bị chuột tha đi và không thể tái sử dụng. Bẫy sập có thể giết chết chuột ngay khi sa bẫy nhưng lại không an toàn cho người sử dụng.
Hóa chất nhiều loại không tác dụng lớn với chuột vì chúng rất tinh ranh nên đôi khi thú nuôi và con người lại bị nhiễm độc do tiếp xúc, nhất là trẻ em. Ông Thiều khuyến cáo, những loại thuốc diệt côn trùng càng chết nhanh càng chứng tỏ hóa chất đó độc hại, ảnh hưởng tới con người, vật nuôi và môi trường. Phần lớn hóa chất diệt chuột là của Trung Quốc, hiện bán trên thị trường, đều nằm trong danh mục cấm sử dụng.
Theo bác sĩ Nguyễn Nhật Cảm – phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, bẫy chuột dùng hoá chất có các chế phẩm chứa hoạt chất dịch lovos, tồn lâu trong môi trường, gây nhiễm độc đường hô hấp người tiếp xúc nhiều lần có thể gây ung thư. Vì vậy, diệt chuột chỉ là giải pháp tạm thời, vì nếu chỉ bẫy trong nhà mà lượng chuột vẫn tồn tại bên ngoài, chúng sẽ tìm đường chui vào nhà kiếm thức ăn. Về lâu dài, người dân không nên dùng thuốc tiêu diệt chuột mà cần dùng các biện pháp phòng ngừa sự phát triển của chuột. Nếu người dân, chính quyền địa phương quản lí tốt nguồn rác thải, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong nhà, nơi công cộng thì chuột mất nơi trú ngụ.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Hạnh – phó giám đốc Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, chuột là loài vật mang nhiều mầm bệnh, vết cắn có thể mang vi trùng uốn ván. Trước đây, người ta cũng lo ngại chuột cắn có thể lây bệnh dại, thực tế cho thấy khả năng chuột truyền bệnh dại cho người qua vết cắn rất hiếm. virus Hanta trong chuột truyền cho người khi người bị chuột cắn hoặc tiếp xúc với nước tiểu chuột.
Tuy nhiên, không phải ai bị chuột cắn hay tiếp xúc với nước tiểu của chuột cũng nhiễm virus Hanta. Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc đặc trị chữa virus Hanta. Tiến sỹ Hạnh khuyến cáo, các phương pháp diệt chuột hiện nay đều dần dần giảm hiệu quả do chuột đã quen với các loại bẫy và quen với mùi hóa chất. Do vậy, ngoài bẫy chuột, người dân cần làm sạch môi trường sống để chuột cống không làm tổ được.
Sợ “virus chuột cống”, con suýt mất mạng
Ngày 19/11, bé Nguyễn Thanh T., 3 tuổi, (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) được gia đình đưa vào bệnh viện vì nôn ói, đau bụng. Cha bé T. cho biết, ở nhà có quá nhiều chuột cống, lại nghe nói chuột có thể truyền bệnh nguy hiểm nên đã mua thuốc diệt chuột ở cửa hàng nông dược về trộn với mì gói để dưới sàn tủ cho chuột ăn. Bé T. chơi dưới đất, thấy mì, bốc bỏ vào miệng. Theo các bác sĩ, thuốc cha bé T. trộn với mì là loại thuốc phosphua kẽm, rất độc với con người. Các bác sĩ đã phải rửa dạ dày và cho T. uống than hoạt, truyền dịch. May mắn, bé T. đã qua cơn nguy kịch.
Theo xahoi
Chuột chứa virus suy thận có thể truyền bệnh qua phân
Ngày 29-11, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế chính thức xác nhận trường hợp một nam bệnh nhân 55 tuổi tại TP Hồ Chí Minh bị nhiễm virus Hanta do chuột cắn.
Công văn của Cục này nêu rõ, virus Hanta là bệnh lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) bị nhiễm virus cắn hoặc do hít phải các chất thải của chuột có chứa virus. Virus Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng như sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, có dấu hiệu nổi ban trên da, phù mặt, bí tiểu và sau đó là đa niệu. Ngoài ra, virus Hanta còn gây sốt xuất huyết hội chứng phổi với các triệu chứng như sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp. Bệnh không lây từ người bệnh sang người lành.
Để chủ động phòng chống lây nhiễm bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với chuột và chất thải của chúng, nếu tiếp xúc phải đeo khẩu trang, mang găng tay và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Xác chuột phải đốt hoặc bỏ vào túi nilon 2 lớp, chôn ở độ sâu tối thiểu 50cm. Nếu có hiện tượng sốt liên quan đến chuột cắn hoặc tiếp xúc với chuột, chất thải của chuột, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Theo ANTD
Sự thật về chuột cắn gây suy thận cấp Ngày 29.11, Cục Y tế dự phòng chính thức thông báo về trường hợp nhiễm virus này. Đó là một bệnh nhân nam (55 tuổi). Một bệnh nhân ở Hà Nội bị chuột cắn vào tay, bị sốt, từng điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. Ngày 9.9 bệnh nhân bị chuột cắn, đến ngày 12.10 có triệu chứng sốt cao đột...