Nhận xét học sinh theo Thông tư 30: Ba bên cùng khó!

Theo dõi VGT trên

Những khó khăn được mổ xẻ, cảnh báo từ lâu về Thông tư 30 đã diễn ra khi áp dụng vào trường học. Thậm chí còn có những khó khăn không lường trước được.

Đánh máy thua gì viết tay?

Tại Sơ kết học kỳ 1 năm học 2014 – 2015 bậc tiểu học TPHCM vừa diễn ra, việc thực hiện Thông tư 30 là chủ đề được nhiều lãnh đạo đơn vị băn khoăn nhất. Cho dù Thông tư đã đi vào nhà trường gần 4 tháng nhưng nhiều vấn đề mà chính các nhà quản lý còn chưa “tỏ”.

Giáo viên (GV) có thể đánh máy lời nhận xét như một cách được xem là “giảm công sức” nhưng ông Dương Mạnh Hà, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp cho rằng, đánh máy chẳng thua gì viết tay. Chưa kể đến khâu đánh máy xong phải cắt dán vào sổ để lưu.

Áp lực nhất là GV bộ môn, ngoài sổ theo dõi chất lượng giáo dục lại còn phải nhận xét cả trong sổ liên lạc và học bạ. Lẽ ra nên quy định, sổ liên lạc chỉ nên do GV chủ nhiệm nhận xét, GV bộ môn chỉ nhận xét trong học bạ.

Nhận xét học sinh theo Thông tư 30: Ba bên cùng khó! - Hình 1

Sau khi đi vào trường học gần một học kỳ, Thông tư 30 vẫn còn nhiều bất cập chưa có cách gỡ rối tối ưu.

Thầy Thành, đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Bình bày tỏ bản thân ông bị Thông tư 30 “ám ảnh” suốt từ khi được tập huấn cho đến khi đưa vào thực hiện. Đó là phải theo dõi xuyên suốt, tư vấn, chia sẻ với các trường, GV.

Theo thầy Thành, GV phải thực hiện quá nhiều loại sổ như học bạ, sổ theo lõi, liên lạc với nhiều nội dung trùng lặp. Đến cuối học kỳ, lại khó khăn trong việc ghi khen thưởng học trò trong giấy khen.

Trước đủ thứ vướng mắc, thầy Thành cho rằng chỉ có thể thực hiện bằng cách… động viên, khơi gợi tình yêu thương, quan tâm đối với HS để người thầy ráng hoàn thành công việc.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) cho rằng GV buộc phải chấp nhận ghi các loại sổ như học bạ, liên lạc, sổ theo dõi chất lượng do mỗi loại sổ có chức năng riêng. Học bạ để nhà trường lưu giữ, còn sổ liên lạc giao cho HS để kết nối với phụ huynh. Ngay cả trường nào sử dụng sổ điện tử, theo ông Vinh thì cuối năm học vẫn phải có văn bản in ra, đóng dấu và lưu trữ.

Video đang HOT

Điều kiện chưa “chín”, hiệu trưởng còn gây áp lực

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ những khó khăn mà GV gặp phải khi thực hiện Thông tư 30 trước hết là do chúng ta chuẩn bị chưa đủ các đều kiện để thực hiện về cơ sở vật chất, đội ngũ GV như các nước tiên tiến về phòng học, sĩ số lớp, số lượng GV.

Nhưng theo tinh thần của Bộ, không thể chờ đủ điều kiện như nước ngoài mới thực hiện. Chúng ta muốn HS tiểu học được thụ hưởng những công bằng, tiên tiến của giáo dục sớm hơn và không để các em phải vì thành tích mà thiệt thòi, phát triển lệch lạc.

Nhận xét học sinh theo Thông tư 30: Ba bên cùng khó! - Hình 2

Khó khăn của các trường và giáo viên tại TPHCM khi thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét là áp lực sĩ số quá đông.

Ông Hiếu cho rằng, Bộ rất “thoáng” về sổ sách nhưng nhiều hiệu trưởng máy móc, làm nặng nề thêm cho GV về mặt sổ sách khi tuần nào, tháng nào cũng kiểm tra, nhắc nhở, xem GV nhận xét, đánh giá thế nào. Hiệu trưởng cần hỗ trợ, chia sẻ với GV nhiều hơn và không gây áp lực thành tích, không dùng sổ sách để đánh giá thi đua.

Ngoài ra, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cũng lưu ý, cho dù việc thực hiện Thông tư 30 cần một tâm thế thoải mái cho cả thầy và trò nhưng yêu cầu phải đảm bảo chất lượng. Đối với các em HS yếu, đã kết hợp với phụ huynh, hỗ trợ mọi cách mà em không tiến bộ thì phải ở lại lớp, tránh tình trạng để HS “ngồi nhầm lớp”.

Trong kiến nghị gửi Bộ GD-ĐT của Sở GD-ĐT TPHCM về việc thực hiện Thông tư 30 sau khi kết thúc học kỳ 1 đề cập đến khó khăn cả ba bên gồm: trường học, GV và phụ huynh HS. Đó là tình hình sĩ số lớp quá đông khi thành phố vẫn còn trên 1.000 lớp tiểu học có sĩ số hơn 50 HS; rồi việc đánh giá bằng nhận xét đòi hỏi nhà trường phải xây dựng lại thang điểm thi đua mới của GV.

Về phía phụ huynh, nhiều người chưa ủng hộ việc thay đổi cách đánh giá, vẫn mong muốn con được đánh giá bằng điểm để biết con ở “ngưỡng” nào. Ở địa bàn TPHCM, có nhiều đồng bào người Hoa sinh sống, phụ huynh không biết tiếng Việt nên gặp khó khi cùng hỗ trợ và đánh giá HS với nhà trường.

Nhận xét nhưng GV khó nhớ đặc điểm của từng học sinh

Theo ghi nhận của Sở GD-ĐT TPHCM, GV bộ môn phải ghi nhận xét cho từng HS vất vả và mất nhiều thời gian. Do phải dạy nhiều lớp, nhiều HS khác nhau nên GV khó nhớ rõ đặc điểm của từng HS để có thể nhận xét chính xác về học tập, năng lực, phẩm chất theo đặc thù của từng bộ môn.

Thông tư 30 kéo theo nhiều thay đổi

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng những quy định tại Thông tư 30 kéo theo sự thay đổi nội dung của một số quy định trong các thông tư khác như Thông tư 59/2012 của Bộ GD-ĐT về chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học, Thông tư 42/2012 của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục… Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu, điều chỉnh nội dung các thông tư trên cho phù hợp với chuẩn đánh giá mới theo Thông tư 30.

Hoài Nam

Theo Dantri

Đề xuất kèm điểm vào nhận xét bằng lời

Sau một học kỳ thực hiện Thông tư 30, nhiều giáo viên mong muốn trong nhiều trường hợp được kèm điểm vào phần nhận xét của mình.

Nhiều giáo viên chung cảm giác, từ ngày không có điểm, học sinh từ khá giỏi đến trung bình đều tụt lùi, thờ ơ với việc học. Phụ huynh của nhiều học sinh đến than thở với các cô: "Ở nhà nhắc học thì các con cứ đủng đỉnh, vì chúng nó chẳng sợ gì những câu nhận xét như "Con gần cố gắng hơn".

Một thầy giáo đang làm việc tại Bắc Giang thì cho biết học kỳ I, anh chỉ nhận xét thì thấy học sinh lười học và chất lượng kiểm tra cuối kỳ thấp. Sang học kỳ II, phải ngầm quy ước điểm thì thấy học sinh chăm học và tiến bộ hơn.

Đề xuất kèm điểm vào nhận xét bằng lời - Hình 1

Ảnh có tính chất minh họa. Ảnh: Báo NLĐ.

Một cô giáo khác tiết lộ: "Ngay từ khi mới áp dụng Thông tư 30, lâu lâu tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra để chấm điểm, học sinh tỏ rõ hứng thú. Tôi đã nhận thấy những trò làm bài tốt, nếu được chấm điểm các con sẽ có động lực, chứ khen mãi mấy câu nhàm lắm".

"Học sinh nào làm bài sai tôi gọi lên và hỏi lại, giảng lại luôn rồi học sinh cũng chữa lại luôn để mình kiểm tra, chứ không phải do học sinh đọc những gì cô nhận xét mà sửa đâu. Nếu không kiểm tra bài học sinh chữa lại thì có nhận xét kín cả trang cũng chả có tý tác dụng nào" - một cô giáo chia sẻ trên một diễn đàn chuyên môn chung của giáo viên tiểu học.

"Nếu Bộ GD-ĐT cho rằng, giáo viên vẫn còn thừa thời gian thì nên để cho giáo viên làm việc đó, chứ không phải là đi kiểm tra mấy cái nhận xét của giáo viên. Nhiều khi làm chỉ để đối phó với sự kiểm tra của cấp trên".

Cô Hà Thu, giáo viên tiếng Anh ở Lạng Sơn cũng cảm thấy tiếc thời gian dành cho việc ngồi viết nhận xét, mà lẽ ra nên để dành cho việc ôn tập cho học sinh.

"Nếu thu hết vở để nhận xét sau, thì như tôi có hơn 200 học sinh, lúc đấy biết em nào với em nào? Theo tôi, nếu không phải làm công việc này, thì thời gian cuối giờ đó tôi có thể luyện nói cho các em, theo dõi các em hội thoại với nhau... như vậy tốt hơn nhiều là mấy phút cuối đấy cho các em ghi lại bài còn mình thì ngồi viết nhận xét" - cô Thu chia sẻ.

Kết hợp nhận xét với chấm điểm

Đây là một giải pháp được nhiều giáo viên nhắc đến và tán đồng sau một học kỳ được ví nhưđánh vật với Thông tư 30.

Giáo viên một trưởng tiểu học ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đề xuất: "Với sĩ số học sinh luôn ở mức trên dưới 60 em/ lớp thì tôi nghĩ Bộ GD-ĐT nên để giáo viên chấm điểm cho học sinh kèm với việc nhận xét. Tất nhiên, không phải chấm thường xuyên, nhưng tuần nào học sinh cũng có điểm mỗi môn học. Vì nếu chỉ nhận xét không, với ngần đấy em, và không phải em nào cũng có gì đặc biệt để các cô nhận xét kỹ, thì việc thêm điểm sẽ làm các em có động lực phấn đấu".

"Còn muốn giảm áp lực về điểm số đối với học sinh, thì những em làm bài kém sẽ không chấm điểm mà chỉ nhận xét".

Một cô giáo khác nêu ý kiến: "Tôi thì muốn chấm điểm những em được 8, 9, 10, những em khác thì nhận xét. Như vậy sẽ không gây áp lực cho những em học kém. Với những em đạt điểm tốt, thỉnh thoảng cũng nhận xét động viên thêm chứ không phải nhận xét thường xuyên, bởi điểm số đã thể hiện mức độ mà các em đạt được".

Nhiều cô giáo đồng tình với việc việc chấm điểm vì điều này sẽ tạo ra sự ganh đua trong học sinh.

"Tôi nghĩ Bộ GD-ĐT phải có cách để tháo gỡ cho giáo viên chứ không thể để tình trạng như học kỳ vừa qua kéo dài" - các cô tha thiết đề nghị.

Theo cô, khi "thi công" một chính sách, dù có hay ho đến mấy, nhưng trong cách làm mà có vấn đề thì cần phải lắng nghe các bên, nhất là bên nhân lực thi công, là giáo viên chúng tôi đây, để tìm ra cách gỡ, chứ không thể vừa làm vừa sửa, rồi cứ khăng khăng bảo giáo viên cứ làm đi rồi sẽ quen như cách làm với Thông tư 30 này".

Theo Ngân Anh/Báo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cụ ông để tiền trong thẻ ngân hàng, 7 năm sau đi rút thì ngỡ ngàng: Không lãi đồng nào, số dư còn 0 đồngCụ ông để tiền trong thẻ ngân hàng, 7 năm sau đi rút thì ngỡ ngàng: Không lãi đồng nào, số dư còn 0 đồng
21:45:55 26/11/2024
Ông Thích Minh Tuệ viết thư tay mong muốn được bộ hành đến Ấn ĐộÔng Thích Minh Tuệ viết thư tay mong muốn được bộ hành đến Ấn Độ
22:53:08 26/11/2024
Trương Bá Chi xuất hiện cùng con trai út, dân mạng xuýt xoaTrương Bá Chi xuất hiện cùng con trai út, dân mạng xuýt xoa
22:15:41 26/11/2024
Quỳnh Nga dự định trữ đông trứng để sinh con, tiết lộ điều bất ngờ về Phương Oanh ở Bước nhảy hoàn vũQuỳnh Nga dự định trữ đông trứng để sinh con, tiết lộ điều bất ngờ về Phương Oanh ở Bước nhảy hoàn vũ
20:31:56 26/11/2024
Đi cà phê cùng bạn thân, nhìn thấy hình 'ba' của đứa trẻ trên màn hình điện thoại mà tôi sốc ngấtĐi cà phê cùng bạn thân, nhìn thấy hình 'ba' của đứa trẻ trên màn hình điện thoại mà tôi sốc ngất
19:40:26 26/11/2024
Toàn cảnh villa mới siêu xinh của Trường Giang - Nhã Phương ở Đà Lạt: View xịn xò, khung cảnh về đêm cực chillToàn cảnh villa mới siêu xinh của Trường Giang - Nhã Phương ở Đà Lạt: View xịn xò, khung cảnh về đêm cực chill
20:39:23 26/11/2024
Sắp cưới, bố chồng tương lai gọi tôi đến, khôn khéo tỉ tê bảo tôi chia cho chồng nửa ngôi nhà với lý do: Để không bị lép vếSắp cưới, bố chồng tương lai gọi tôi đến, khôn khéo tỉ tê bảo tôi chia cho chồng nửa ngôi nhà với lý do: Để không bị lép vế
20:32:55 26/11/2024
Hồng Ngọc bị réo tên sau khi clip tai nạn của Đàm Vĩnh Hưng rò rỉHồng Ngọc bị réo tên sau khi clip tai nạn của Đàm Vĩnh Hưng rò rỉ
23:00:25 26/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bài văn 17 chữ của cô bé lớp 2 viral khắp nơi, 4 chữ bị em gạch đi khiến giáo viên bật khóc ngay khi chấm điểm

Bài văn 17 chữ của cô bé lớp 2 viral khắp nơi, 4 chữ bị em gạch đi khiến giáo viên bật khóc ngay khi chấm điểm

Netizen

00:58:39 27/11/2024
Mới đây, bài văn của một cô bé lớp 2 tại Trung Quốc đã bất ngờ viral khắp cõi MXH nước này. Bài văn chỉ vỏn vẹn 17 chữ nhưng khiến những người đọc được không khỏi xót
Bí ẩn về loài cá kỳ lạ "thọ" hơn 100 tuổi giữa sa mạc khô cằn

Bí ẩn về loài cá kỳ lạ "thọ" hơn 100 tuổi giữa sa mạc khô cằn

Lạ vui

00:54:39 27/11/2024
Theo Interesting Engineering, vào năm 2024, các nhà khoa học phát hiện ra sự thật thú vị về một loài cá có thể sống hơn 100 năm trong một hồ nước giữa sa mạc Mỹ, mặc dù điều kiện sống ở đây rất gian khổ.
Hòa Minzy - Sơn Tùng làm gì sau 9 năm mà gây bão MXH?

Hòa Minzy - Sơn Tùng làm gì sau 9 năm mà gây bão MXH?

Sao việt

23:21:07 26/11/2024
Sau show diễn hoành tráng ở cõi mạng, Sơn Tùng M-TP và Hòa Minzy tiếp tục gây chấn động cõi mạng bởi khoảnh khắc tái ngộ sau 9 năm.
Xác minh nam sinh lớp 11 nghi ngã từ tầng 4 xuống đất tử vong

Xác minh nam sinh lớp 11 nghi ngã từ tầng 4 xuống đất tử vong

Tin nổi bật

23:14:04 26/11/2024
Tối 26/11, đại diện Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, vụ việc một học sinh lớp 11, Trường THPT Trưng Vương (quận 1) tử vong nghi ngã từ tầng 4 xuống đất đang được cơ quan Công an thụ lý, làm rõ.
Cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát mong có "cơ chế đặc biệt" để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát mong có "cơ chế đặc biệt" để khắc phục hậu quả

Pháp luật

23:10:31 26/11/2024
Ngày 26/11, sau hơn 3 tuần làm việc, phiên tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan (SN 1956, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo khác
Jung Woo Sung tiền hậu bất nhất: Tham gia chiến dịch giúp đỡ single mom, nhưng nay quyết không cưới mẹ đứa bé

Jung Woo Sung tiền hậu bất nhất: Tham gia chiến dịch giúp đỡ single mom, nhưng nay quyết không cưới mẹ đứa bé

Sao châu á

23:10:13 26/11/2024
Dù Jung Woo Sung cam kết chu cấp đầy đủ tiền nuôi con, nhưng netizen xứ Hàn cho rằng thế là chưa đủ vì đứa trẻ cần được yêu thương và chăm sóc, chứ không chỉ là chuyện tiền bạc.
Loạt tuyên bố nóng của Nga về tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung

Loạt tuyên bố nóng của Nga về tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung

Thế giới

23:07:40 26/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và giới chức nước này tiếp tục lên tiếng sau khi xác nhận đã tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung Oreshnik.
De Bruyne tiến gần hồi kết ở Man City

De Bruyne tiến gần hồi kết ở Man City

Sao thể thao

22:59:16 26/11/2024
Kể từ khi dính chấn thương vào giữa tháng 9, De Bruyne chưa đá chính trận nào cho The Cityzens . Trong 3 trận gần nhất cho đội chủ sân Etihad, tiền vệ 33 tuổi này thi đấu tổng cộng 28 phút.
Hết hát chèo, Binz chuyển sang bolero trong EP sắp ra mắt

Hết hát chèo, Binz chuyển sang bolero trong EP sắp ra mắt

Nhạc việt

22:57:48 26/11/2024
Sau thành công của ca khúc Hit Me Up và EP Đan Xinh In Love vào cuối năm ngoái, Binz chính thức trở lại với EP mới, đánh dấu điểm kết đẹp tại hành trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai 2024 .
Miley Cyrus phủ nhận đạo nhạc của Bruno Mars

Miley Cyrus phủ nhận đạo nhạc của Bruno Mars

Nhạc quốc tế

22:55:03 26/11/2024
Miley Cyrus vừa phản hồi lại những cáo buộc cho rằng cô đã sao chép ca khúc When I Was Your Man năm 2012 của Bruno Mars khi sáng tác bản hit Flowers năm 2023.
'Cu li không bao giờ khóc' chưa 'làm nên chuyện' ở rạp Việt

'Cu li không bao giờ khóc' chưa 'làm nên chuyện' ở rạp Việt

Hậu trường phim

22:52:43 26/11/2024
Sau 10 ngày công chiếu rạp trong nước, phim Cu li không bao giờ khóc của đạo diễn Phạm Ngọc Lân chỉ đạt mức doanh thu khiêm tốn .