Tháo gỡ khó khăn trong phòng, chống ma túy, mại dâm
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế ngay trong tháng 9 phải ban hành phác đồ điều trị cai nghiện ma túy tổng hợp – loại ma túy đang “kháng” các phương pháp cai nghiện đang triển khai hiện nay.
Kết luận tại cuộc họp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm giao các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều nhiệm vụ cụ thể.
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành trong tháng 9/2014 Thông tư liên tịch quy định khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Trong tháng 9/2014, Bộ Y tế cũng phải ban hành hướng dẫn về tiêu chí xác định người nghiện ma túy tổng hợp, phác đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp và hướng dẫn cho các cơ sở y tế có biện pháp tiếp nhận, quản lý, điều trị các đối tượng có dấu hiệu tâm thần do sử dụng ma túy tổng hợp. Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện, trình Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế để mở rộng Chương trình điều trị Methadone.
Video đang HOT
Các loại ma túy tổng hợp đang hoành hành thị trường hiện nay.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sớm xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy để hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính về công tác cai nghiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ ban hành văn bản hướng dẫn trước ngày 25/9/2014.
Cụ thể, Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy, chủ trì phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định của Nghị định 221/2013/NĐ-CP, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP; Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP; Bộ Công an ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định 02/2014/NĐ-CP ngày 10/1/2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc; Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức ngay các biện pháp cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em; hướng dẫn các cơ sở thực hiện quản lý đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em và hướng dẫn kỹ năng cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở cơ sở theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
P.Thảo
Theo Dantri
Liên đoàn Luật sư VN chính thức kiến nghị Bộ Công an sửa Thông tư 28
Ngày 7/8, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh đã ký văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, chính thức đề nghị bộ trưởng xem xét hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung Điều 38 Thông tư 28/2014 của bộ này.
Theo liên đoàn, thứ nhất nội dung của Điều 38 có nhiều điểm mở rộng giới hạn phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của điều tra viên (ĐTV) so với các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Luật Luật sư và các văn bản dưới luật. Điều này dẫn đến nguy cơ áp dụng tùy thuộc vào nhận định chủ quan của ĐTV, ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. "Việc xác định dấu hiệu và căn cứ cho rằng người bào chữa có hành vi "ngăn cản việc khai báo", "khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác"... không được định lượng một cách rõ ràng, tùy thuộc hoàn toàn vào nhận định, suy diễn chủ quan của ĐTV" - công văn nêu rõ.
Thứ hai, tên gọi của Điều 38 là "Quy định về trách nhiệm của ĐTV trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý" thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ tố tụng giữa ĐTV và người bào chữa. Khi phát hiện người bào chữa có hành vi cụ thể vi phạm nghĩa vụ hoặc hoạt động hành nghề theo quy định tại Điều 58 BLTTHS, Điều 6 Nghị định số 110/2013, ĐTV chỉ có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đề xuất biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, người bào chữa cũng có quyền phát hiện, báo cáo và kiến nghị xử lý đối với các ĐTV có hành vi cản trở quyền hành nghề hợp pháp của người bào chữa, vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 3 và Điều 10 BLTTHS, mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của bộ luật này. Nội dung Điều 38 Thông tư 28/2014 của Bộ Công an cho phép ĐTV "có thể ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ" là không phù hợp với các quy định nói trên của pháp luật.
Mặt khác, quy định nói trên cũng không đảm bảo sự công bằng trong hoạt động nghề nghiệp nhằm thực hiện chức năng tố tụng của mỗi bên, vì theo quy chế của các nhà tạm giữ, trại tạm giam của Bộ Công an quản lý đều có những quy định nghiêm cấm người bào chữa không được mang, sử dụng điện thoại, máy chụp ảnh, máy tính, thiết bị ghi âm... trong khi vào làm việc hoặc tham dự hỏi cung. Việc Điều 38 Thông tư 28 cho phép ĐTV "ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành các biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ" tạo lợi thế cho ĐTV trong hoạt động tố tụng so với người bào chữa.
"Người bào chữa thực hiện chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự trong vụ án hình sự. Việc hạn chế quyền hành nghề hợp pháp của người bào chữa là gián tiếp hạn chế quyền được bào chữa của công dân đã được Hiến pháp quy định" - văn bản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhấn mạnh.
Theo Đức Minh
Pháp luật TPHCM
Câu hỏi lạnh người từ cô bé 13 tuổi bị hiếp dâm tập thể Cháu bé 13 tuổi ở TPHCM được đưa đến công an trình báo về việc bị 3 nam thanh niên hiếp dâm. Tuy nhiên, cô bé chỉ hỏi lại: "Sao lại bắt các anh ấy vì là cháu... cho các anh ấy mà. Các bạn học cùng lớp cháu đều làm vậy, có sao đâu?"... Câu chuyện rất thời sự từ một vụ...