Nhân viên y tế mất tích một tuần trước ngày cưới
Ông D bất ngờ nhận được tin nhắn với nội dung lạ: “Con H! Con ổn và khỏe, ba mẹ yên tâm”. Nhưng khi người nhà gọi điện thoại hoặc nhắn tin lại thì không được.
Theo tin tức trên báo Người Lao Động, chiều 24/1, Đại tá Lê Sơn Trường, Trưởng Công an huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cho biết đang phối hợp với lực lượng chức năng ở cơ sở để xác minh việc anh Hà Hồ Huy A (24 tuổi, nhân viên Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười) đã vắng mặt tại địa phương trong nhiều ngày qua.
Theo trình báo của ông Hà Huy D (48 tuổi, cha ruột của Huy A, ngụ thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười) với cơ quan chức năng tại địa phương, con trai của ông đã mất tích sau khi lên TP HCM chia tay bạn bè trước khi về quê cưới vợ.
Cũng theo ông D, con trai của ông đã rời khỏi nhà vào sáng 18/1 bằng chiếc xe gắn máy hiệu Exciter và có mang theo 2 chiếc điện thoại cùng một ít tiền mặt. Đến tối hôm sau, Huy A có gọi điện về báo với gia đình là đang ở nhà trọ cùng 1 người bạn đồng hương tại phường 5, quận 8, TP HCM.
Hà Hồ Huy A cùng vợ sắp cưới – Ảnh: Báo Người Lao Động
Tuy nhiên, sáng 20/1, ông D không liên lạc được với Huy A. Trao đổi qua điện thoại, người bạn đồng hương của Huy A cho ông D biết con trai ông đã trở về quê khoảng 3-4 giờ sáng cùng ngày. Cũng trong chiều hôm đó, ông D bất ngờ nhận được tin nhắn với nội dụng khá lạ rằng: “Con Huy! Con ổn và khỏe, ba mẹ yên tâm”. Thế nhưng, khi người nhà gọi điện thoại hoặc nhắn tin lại số máy này thì không nhận được bất cứ hồi âm nào.
Từ đó, ông D quyết định lên TP HCM tìm con. Khi đến nơi, người bạn của Huy A đưa cho ông D chiếc ba lô trống rỗng cùng với máy tính bảng đã hết pin và nói rằng do Huy A bỏ quên lại. Ngoài ra, người bạn này còn đưa cho ông D 1 vỏ sim số khuyến mãi được cho là do Huy A vứt lại.
Theo Ngoisao/ VnExpress, ngày 23/1, ông tiếp tục liên lạc với người bạn Huy A. “Tôi nói nếu con biết gì về Huy A hãy nói thật, chú đã báo công an rồi. Nhưng cậu ta vẫn bảo không biết gì”, ông cho biết.
Khoảng 30 phút sau, điện thoại ông nhận tin nhắn từ số khuyến mại như trên vỏ sim vứt tại phòng trọ nhà người bạn, với nội dung: “Con vẫn ổn và khỏe. Mỗi tuần con sẽ nhắn tin thông báo về con một lần để ba mẹ biết con vẫn sống bình thường”. Nhưng giống như lần trước, khi gọi lại thì không được, nhắn tin không thấy trả lời. “Tôi nghi ngờ nội dung hai tin nhắn đó không phải là của con tôi. Bình thường nó không nhắn đơn sơ như vậy”, ông D nói và cho biết đã đưa hai đoạn tin nhắn trên cho công an.
Video đang HOT
Gia đình nghi hai tin nhắn nhận được không phải là của con mình – Ảnh: Ngoisao/ VnExpress
Một chi tiết khác khiến gia đình thấy lạ đó là máy tính bảng có gắn sim điện thoại sau khi mang về sạc pin thì 6h30 sáng lại đổ chuông báo thức mà con trai ông đã cài mỗi ngày để dậy đi làm. “Anh bạn kia bảo lúc phát hiện máy tính bảng còn pin trên 40%. Vậy tất nhiên trong hai ngày chuông báo thức báo, sao cậu ấy không phát hiện?”, gia đình đặt nghi vấn.
Dò la, gọi điện khắp các bạn bè hỏi thăm về thông tin của chồng trong bốn ngày qua nhưng cũng không có kết quả, khiến cô vợ sắp cưới Tô Linh N (24 tuổi) suy sụp. Hiện cô cùng cha mẹ từ Phan Thiết (Bình Thuận) vào Đồng Tháp để cùng gia đình chồng tìm kiếm Huy A.
Cô cho biết, hai người quen nhau năm 2011 khi cả hai học chung tại trường cao đẳng tại TP HCM. Năm 2012, sau khi ra trường, cả hai đều về quê làm việc nhưng tình cảm yêu nhau vẫn không thay đổi. “Chúng em thường xuyên về quê của nhau hoặc hẹn gặp ở TP HCM. Hơn một năm trước, cha mẹ Huy A ra Phan Thiết để gặp gia đình em. Cách nay hơn một tháng, cả hai quyết định đi đến hôn nhân”, Linh N u buồn cho biết.
Theo đó, ngày 27/1, đám cưới nhà gái tại Phan Thiết. Ba ngày sau, ngày 30/1, sẽ là đám cưới bên nhà trai ở Đồng Tháp. Hiện việc chuẩn bị cũng như mời khách của hai gia đình gần như hoàn tất. “Trước khi lên Sài Gòn, anh ấy còn nói đi đặt tiệc cưới nhà hàng rồi gửi thiệp bạn bè dưới quê, sau đó dọn dẹp nhà cửa. Ảnh còn hứa với em là xong đám cưới sẽ cùng nhau lên Sài Gòn mua đồ tết”, cô gái này nhớ lại.
Theo Linh N, cách nay khoảng 3-4 tháng, trong lần được bạn bè dẫn đi nhậu ở quê, chồng sắp cưới của cô có quen một cô gái tiếp thị. Cô này dù lớn hơn vài tuổi nhưng thường xuyên tỏ tình với Huy A. “Việc này anh ấy đều có kể em và gia đình biết. Nghe Huy A sắp cưới vợ, cô này ra vẻ không hài lòng. Khi xảy ra mất tích, gia đình có liên lạc và gặp mặt hỏi thông tin thì cô ta bảo không biết. Nhưng sau đó báo lại là có nhận tin nhắn với nội dung tương tự như gia đình”, cô vợ sắp cưới cho biết.
Trao đổi với Ngoisao/ VnExpress, một cán bộ thụ lý điều tra công an huyện Tháp Mười cho biết, sau khi tiếp nhận trình báo gia đình, với góc độ địa phương, hiện công an huyện Tháp Mười phối hợp với các cơ sở địa phương để nằm tình hình, chưa có phối hợp với công an TP HCM. “Chúng tôi đã tiếp nhận những đoạn tin nhắn của gia đình cung cấp và đang phối hợp điều tra và chưa có tình nghi gì”, vị cán bộ cho biết.
Theo_Người Đưa Tin
Quá tải bệnh nhân nặng - nỗi lo thường trực
Giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nằm ghép giường, nhưng Bệnh viện Nhi TW vẫn phải đương đầu với tình trạng quá tải bệnh nhân nặng.
Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong số nhiều bệnh viện tuyến Trung ương triền miên diễn ra tình trạng quá tải trong một thời gian dài, đây cũng là lý do khiến bệnh nhân phải nằm ghép giường. Điển hình tại khoa Hô hấp, bệnh nhi thường phải nằm ghép 3, ghép 4, có những lúc cao điểm 6 cháu bé vài tháng tuổi phải nằm chung một giường.
Nhận thức được tình trạng quá tải vô cùng nguy hiểm, gây mất an toàn cho sức khỏe và tính mạng của trẻ, mới đây Bệnh viên Nhi Trung ương -một trong 3 bệnh viện tuyến Trung ương (cùng với Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết) đã cam kết trong năm 2015 sẽ xóa bỏ tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép giường.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định trong quý IV/2014, viện đã triển khai có hiệu quả tình trạng giảm tải, bước đầu gần như toàn bộ bệnh nhi điều trị nội trú tại các khoa của bệnh viện đều được nằm riêng 1 giường. Duy chỉ có khoa Thần kinh số giường thực kê là 50 nhưng có tới 54 bệnh nhân, có 4 bệnh nhân phải nằm ghép. Còn tại khoa Hô hấp, chỉ có 80 bệnh nhân trong tổng số 90 giường.
TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
PV: Thưa ông, Bệnh viện đã thực hiện những biện pháp gì để có được kết quả ban đầu khá tốt như vậy?
TS Trần Minh Điển: Chúng tôi đã triển khai 3 gói giải pháp đồng bộ: Gói giải pháp thứ nhất: quản lý, tăng cường khám bệnh ngoại trú, điều trị trong ngày và giảm số bệnh nhân điều trị nội trú. Gói giải pháp này được thực hiện chủ yếu ở khu vực phòng khám: tăng cường cải cách các thủ tục hành chính, mở thêm nhiều buồng khám, bố trí một lượng nhân lực lớnbao gồm cả bác sĩ, y tá, nhân viên tin học, nhân viên tài chính... rất chuyên nghiệp để đảm bảo giảm số thời gian chờ khám, làm xét nghiệm của bệnh nhi, được thực hiện trong ngày mà không phải đợi đến ngày thứ 2; đảm bảo sàng lọc các trường hợp đủ tiêu chuẩn nhập viện mới làm thủ tục; trường hợp có thể điều trị ở tuyến dưới thì chuyển về. Với trường hợp có thể điều trị tại nhà, y bác sĩ phải có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, dặn người nhà bệnh nhi những dấu hiệu bệnh tăng nặng thì đưa đến bệnh viện gần nhất.
Tại khu vực điều trị nội trú, thực hiện triệt để chế độ quản lý kiểm soát số lượng người bệnh 2 lần/ngày (lúc 8h và 16h) tại từng khoa. Thực hiện cách thức quản lý này,đơn cử báo cáo 8h sáng 16/1 cho thấy có tổng số 1.217 bệnh nhân nhập viện trong tổng số 1.500 giường thực kê, điều đó có nghĩa không có tình trạng quá tải. Chỉ có một đơn vị duy nhất là khoa Thần kinh, số giường thực kê là 50 nhưng có tới 54 bệnh nhân, 4 bệnh nhân phải nằm ghép. Tuy nhiên con số này chúng tôi xếp vào chỉ số 24h, có nghĩa khi bệnh nhân vào viện không phải lúc nào cũng có giường ngay lập tức. Bộ Y tế cũng đã chấp thuận với khó khăn này và cho phép trong vòng 24 giờ, các bệnh nhi nhập viện buổi đêm, cấp cứu nặng có thể phải nằm ghép. Tuy nhiên vào giờ hành chính, sau khi thực hiện nhiều biện pháp điều chuyển bệnh nhân, khi đó các bệnh nhi sẽ phải được nằm 1 giường.
Để kiểm soát được con số bệnh nhân trong mỗi khoa, đòi hỏi sự nỗ lực, trách nhiệm của mỗi y bác sĩ và các trưởng phó khoa. Việc tích cực đi buồng của các bác sĩ điều trị nhằm xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân, cho xuất viện đối với những trường hợp có thể; xem xét, thay đổi phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân, giúp bệnh tình tiến triển tốt... sẽ giúp giảm tải số lượng bệnh nhân trong các khoa, lấy chỗ cho những bệnh nhân nặng hơn.
Gói giải pháp thứ hai: Tập trung nâng cao năng lực chuyên môn của các y bác sĩ ở tuyến dưới. Trong năm 2014, gần 600 lượt bác sĩ, điều dưỡng viên ở các bệnh viện tuyến dưới lên bệnh viện Nhi học tập kinh nghiệm; hơn 300 lượt bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện Nhi trung ương được cử về các tuyến để truyền thụ, trao đổi kinh nghiệm. Chuyển biến bước đầu từ gói giải pháp này cho thấy người dân đã bắt đầu tin tưởng và đến khám tại các bệnh viện nhi, sản nhi ở khu vực miền Bắc; khoa nhi ở các tỉnh phù hợp với mức độ bệnh. Chỉ số chuyển tuyến đã giảm rõ rệt; số ca phẫu thuật bệnh nhẹ ở bệnh viện Nhi trung ương đã giảm 20-30%; tuy nhiên số bệnh nhân phẫu thuật vừa và nặng lại tăng 15-20%, điều này đã cho thấy vai trò của bệnh viện tuyến trung ương đã được trả về đúng chỗ, chỉ can thiệp những ca khó và nặng.Trường hợp bệnh nặng và không thể can thiệp được ở tuyến dưới thì bệnh viên Nhi Trung ương phải chịu trách nhiệm.
Gói giải pháp thứ ba:Mở rộng các khoa, kê thêm giường bệnh. Trong năm 2014, bệnh viện đã mở rộng thêm phòng bệnh dành cho khối bệnh nhân rất nặng như hồi sức cấp cứu, hồi sức tim mạch, có thể kê thêm khoảng 80 giường bệnh. Ở các khoa khác, bệnh viện cũng yêu cầu giảm các buồng hành chính, buồng bác sĩ, điều dưỡng để lấy phòng kê thêm giường cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, chúng tôi xác định đây chỉ là những giải pháp tạm thời, không bền vững. Do vậy, năm 2015, để các giải pháp bền vững hơn nữa, đảm bảo tiêu chuẩn số giường bệnh/số mét vuông bệnh viện, bệnh viện đang đẩy nhanh hoàn thiện khu nhà 15 tầng. Dự kiến, khu vực tầng 1 và khoa khám bệnh, khoa cấp cứu sẽ được đưa vào hoạt động từ ngày 27/2 tới đây;đến hết quý II/2015 sẽ đưa vào hoạt động toàn bộ khu nhà 15 tầng này.Cùng với cơ sở 2 của bệnh viện Nhi Trung ương có quy mô 900 giường bệnh, thời gian tới, các bệnh nhi sẽ được thụ hưởng thực sự việc giảm tải bền vững, lâu dài hơn.
Tại khoa Hô hấp, hiện nay một bệnh nhi được nằm một giường
PV: Một trong những giải pháp góp phần giảm số bệnh nhân điều trị nội trú là sự nỗ lực, trách nhiệm của các bác sĩ điều trị. Bệnh viện có đặt ra quy định nào để giám sát sự nỗ lực của các bác sĩ?
TS Trần Minh Điển: Việc các trưởng, phó khoa, bác sĩ điều trị phải tăng cường đi buồng để xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân nằm trong bộ tiêu chuẩn chất lượng khám chữa bệnh của viện. Một bác sĩ phải thăm khám bệnh nhân mà họ điều trị từ 1-2 lần/ngày tùy theo từng tình trạng bệnh; nhẹ có thể 1 lần nhưng nặng có thể phải 2 thậm chí 3-4 lần/ngày với nhóm bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Nhóm bệnh nhân nặng gần như các bác sĩ phải giám sát các chỉ số từng giờ.
PV:Có thể thấy rằng tuy giảm tải số bệnh nhi nói chung nhưng viện Nhi vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng quá tải bệnh nhân nặng, thưa ông?
TS Trần Minh Điển: Số lượng bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Nhi TW thông thường ổn định 2.000, 2.200 có thể 2.500 thậm chí có thể 3.000 tùy theo từng ngày trong tuần. Khám chuyên khoa ở Bệnh viên Nhi TW mới là quan trọng, mới là đúng vai trò trách nhiệm của bệnh viện Trung ương. Bệnh viện có nhiều chuyên khoa nặng khác nhau, số lượng em bé đến khám và điều trị ngoại trú, nội trú trong ngày ở các chuyên khoa máu, ung bướu, tim mạch, huyết học, thần kinh... là chủ yếu; số em bé đến khám vì ho, sốt, ỉa chảy, các tình trạng cấp cứu chỉ chiếm khoảng 20%.
Có thể nói, không bệnh viện nào có nhiều bệnh nhân nặng như ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong số 1.217 bệnh nhân đang nằm viện (thống kê sáng 16/1), có tới 104 bệnh nhân phải thở bằng máy; 120 bệnh nhân phải thở oxy. Quá tải bệnh nhân nhẹ không có vấn đề gì với các y bác sĩ, nhưng quá tải bệnh nhân nặng thì các y bác sĩ của bệnh viện phải rất vất vả, phải huy động nhiều nguồn lực: con người, trang thiết bị, phòng bệnh đặc biệt; trang bị 1 giường cho bệnh nhân nặng cùng với các thiết bị, máy móc đi kèm phải mất từ 1,5-2 tỷ đồng mới đáp ứng cho một trường hợp cấp cứu và hồi sức cho 1 em bé. Quá tải bệnh nhân nặng là vấn đề rất đáng quan tâm và phải hết sức chú ý, bệnh viện Nhi trung ương luôn phải cảnh báo tình trạng này.
Như tôi đã nói ở trên, việc quá tải bệnh nhân nặng cho thấy vai trò của bệnh viện tuyến Trung ương đã được trả về đúng chỗ, chỉ can thiệp những ca khó và nặng. Tuy nhiên, các y bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc vì sức khỏe và tính mạng của các cháu.
PV: Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 1 năm triển khai đường dây nóng, Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị có nhiều ý kiến phản ánh tới đường dây nóng nhất với 121 cuộc gọi. Trong các phản ánh chung của người dân tới đường dây nóng của Bộ Y tế (không chỉ phản ánh riêng về Bệnh viện Nhi Trung ương), có 19% ý kiến tập trung vào thái độ, tinh thần trách nhiệm của y bác sĩ; khoảng 6% phản ánh về việc nhân viên y tế có thái độ vòi vĩnh, đòi hối lộ... Ông có suy nghĩ gì về kết quả này?
TS Trần Minh Điển: Mỗi năm, trung bình Bệnh viện Nhi Trung ương đón tiếp gần 1 triệu em bé đến khám, điều trị nội trú cho gần 100.000 em bé. Có thể nói đây là một khối lượng công việc chuyên môn vô cùng lớn đối với các y bác sĩ, điều dưỡng viên của bệnh viên, không tránh khỏi có thể gây sức ép tâm lý khá nặng nề với họ. Để khám và điều trị cho từng ấy em bé với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn về tính mạng cho các cháu, trong quá trình giao tiếp, một số cán bộ, nhân viên y tế có thái độ không lịch sự với người bệnh và người thân của họ là khó tránh khỏi. Để đáp ứng được hết sự hài lòng của người dân, cán bộ nhân viên y tế của viện còn phải phấn đấu nhiều trong thời gian tới.
Theo NTD
Hơn 7.000 cán bộ y tế bị nhắc nhở, xử lý Trong năm 2014, đường dây nóng y tế của Bộ Y tế và các địa phương đã tiếp nhận gần 99.000 cuộc gọi phản ánh từ người bệnh. Qua xác minh các phản ánh này, Bộ Y tế đã phát hiện nhiều vụ việc sai phạm và ra quyết định xử lý hàng trăm cán bộ, nhắc nhở hàng nghìn nhân viên y...