Nhân viên khu cách ly ở Thừa Thiên Huế vẫn về nhà, nguy cơ lây ra cộng đồng
Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo siết chặt quản lý tại các khu cách ly sau khi tỉnh này ghi nhận một ca nhiễm COVID-19 cộng đồng là nhân viên tại khu cách ly tập trung ở huyện A Lưới.
Tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường siết chặt quản lý ở các khu cách ly tập trung sau khi xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng có nguồn lây từ khu cách ly tập trung – Ảnh: NHẬT LINH
Ngày 18-8, tin từ Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết tỉnh đã có chỉ đạo siết chặt quản lý tại các khu cách ly tập trung, không để xảy ra trường hợp lây lan dịch bệnh ở đây ra ngoài cộng đồng.
Trước đó, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận một ca nhiễm COVID-19 là nhân viên tại khu cách ly tập trung ở thị trấn A Lưới (huyện A Lưới). Ca bệnh được xác định tiếp xúc với F0 là người dân đi từ các tỉnh, thành phía Nam về đây cách ly.
Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 huyện A Lưới qua đó phát hiện việc quản lý lỏng lẻo tại khu cách ly tập trung trên địa bàn. Theo đó, nhân viên cách ly ở đây chỉ làm việc tại khu cách ly 2-3 ngày/ca trực. Hết ca, nhân viên được trở ra cộng đồng, về nhà riêng bình thường.
Ca bệnh mới phát hiện cũng đã không ở lại khu cách ly mà vẫn về nhà riêng và tiếp xúc nhiều người, đi lại nhiều nơi.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành phong tỏa khu dân cư là nơi ở của ca bệnh và thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 đối với toàn thị trấn A Lưới.
Ông Nguyễn Thanh Bình, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết sau sự việc xảy ra ở A Lưới, tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng chức năng ở các khu cách ly tập trung. Đảm bảo siết chặt quản lý nhằm không để các trường hợp tương tự xảy ra lần nữa.
“Chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát và chịu trách nhiệm khi quản lý những người đang thực hiện cách ly tại nhà. Đảm bảo những người này thực hiện cách ly đúng quy định, không để dịch bệnh lan ra ngoài”, ông Bình nói.
Video đang HOT
Trước đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đình chỉ chức vụ chủ tịch UBND xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) đối với ông Nguyễn Văn Hoàng vì chỉ đạo không nghiêm việc giám sát một trường hợp cách ly tại nhà, gây lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng.
Từ cuối tháng 4 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận hơn 336 trường hợp nhiễm COVID-19. Trong đó có 308 ca lây nhiễm ghi nhận trong các khu cách ly.
Ngôi chùa nấu 20.000 suất ăn miễn phí mỗi ngày
Mỗi ngày bếp ăn chùa Tường Nguyên (huyện Nhà Bè) sử dụng 2 tấn gạo, 1,5 tấn rau để nấu hàng chục nghìn phần cơm cho khu cách ly, bệnh viện dã chiến.
Gần ba tháng nay, khi TP HCM giãn cách xã hội, bếp ăn từ thiện của chùa Tường Nguyên tất bật từ sáng đến tối để nấu cơm cho các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, người nghèo...
Ngồi phân loại những sọt cà chua, trụ trì Thích Minh Phú cho biết: "Hội thiện nguyện nhà chùa hoạt động từ lâu rồi nhưng chưa bao giờ mở rộng quy mô lớn như hiện tại, trung bình 20.000 suất ăn được hơn 100 tình nguyện viên, phật tử nấu mỗi ngày".
Trong khuôn viên rộng gần 6.000 m2 trên đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè), chia thành các khu tập kết đồ, sơ chế, nấu nướng, nhà kho... Trên bảng ghi cụ thể khối lượng thực phẩm, suất ăn sẽ sử dụng trong ngày.
Lúc mới hoạt động bếp ăn tổ chức tại chùa ở quận 4 nhưng vì không gian nhỏ nên từ giữa tháng 7, được một doanh nghiệp hỗ trợ địa điểm, nguyên liệu, đồ dùng, rồi sau có thêm nhiều nhà tài trợ giúp duy trì bếp đỏ lửa thường xuyên.
"Việc có nơi rộng rãi không chỉ giúp nấu được nhiều cơm hơn mà còn có chỗ ăn ngủ cho tình nguyện viên. Ngoài ra, ở địa điểm mới này thì nhà chùa có thể nấu đồ ăn mặn, đảm bảo phần cơm đủ chất dinh dưỡng cho người nhận", trụ trì nói.
Các tình nguyên viên gồm nhiều thành phần như giám đốc, nhân viên văn phòng, tài xế, xe ôm, đầu bếp, sinh viên... cùng chung tay lo bữa ăn y bác sĩ, cho bà con nghèo trong đại dịch.
Tình nguyện viên trong bếp luôn duy trì khoảng 100 đến 150 người. Họ được chia thành các nhóm riêng, người chuyên sơ chế thực phẩm, nấu nướng, bốc xếp... để đảm bảo đủ hàng nghìn phần ăn mỗi ngày.
"Em làm công nhân mà tạm nghỉ hai tháng nay rồi. Ở không thấy vô nghĩa quá nên xin vô chùa phụ mọi người nấu cơm thiện nguyện. Nhóm em chuyên sơ chế rau, ngày nào cũng làm từ sáng đến tối mịt mới hết việc", Trần Thảo Nguyên (21 tuổi, góc phải) cho biết.
Khu nấu ăn với hàng chục bếp luôn đỏ lửa, mỗi ngày chế biến những món chay và mặn khác nhau.
Vốn là đầu bếp kiêm chủ nhà hàng, anh Trương Vĩnh Chiến (góc trái) được giao quản lý việc nấu nướng. "Cả mấy tháng nay quán xá bị đóng cửa nên tôi xin vô đây làm bếp, vừa đỡ nhớ nghề lại giúp sức được cho nhiều người nghèo khó hơn mình", anh nói.
Trong một sảnh khác rộng 350 m2, hơn chục tình nguyện viên phân chia các phần cơm. Theo nhà chùa, nếu không tính công sức, mỗi ngày bếp ăn chi hơn 200 triệu đồng cho việc mua thực phẩm, nấu nướng.
Một ngày nhà chùa nấu khoảng 2 tấn gạo, 1,5 tấn rau, những lúc cao điểm lên đến 26.000 suất ăn. Các món làm từ thực phẩm sạch, được thay đổi mỗi ngày để người nhận đỡ ngán.
Ngày 16/8, phần cơm chiều là món cơm chiên ngũ sắc được chia đều đặn vào hộp, đảm bảo xong trước 16h để kịp chuyển tới các bệnh viện, khu cách ly. Để chuẩn bị đủ 3 bữa cơm, bếp ăn hoạt động từ 3h, nấu liên tục theo thực đơn đã được lên sẵn cho đến 23h mỗi ngày.
16h, những suất ăn chiều được chuyển lên xe của các đơn vị nhận hỗ trợ như Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Phục hồi chức năng quận 8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Hội chữ thập đỏ quận 1, các khu cách ly, xóm lao động...
Ngoài hỗ trợ cơm 0 đồng, nhà chùa con phân phối thực phẩm, gạo, trái cây... cho những đơn vị khác.
"Mỗi tuần tôi đều xuống bếp lấy gần một tấn rau cho một khu cách ly ở quận Tân Phú", anh Sơn Văn Đang (ở giữa) nói, tay chất những bao rau củ lên xe ba gác.
Để đảm bảo an toàn, các tình nguyện viên đều phải ở lại, 3 ngày được xét nghiệm Covid-19 một lần. Họ được bố trí nghỉ ngơi, sinh hoạt trong các lều dã chiến, nhà kho, văn phòng...
Ngoài lo hàng nghìn bữa cơm miễn phí mỗi ngày, nhà chùa còn vận động nhà hảo tâm tặng xe cứu thương, bình oxy, máy thở cho bệnh viện; lo quan tài và hoả táng... cho những ca nhiễm tử vong.
Hà Nội: Phát hiện ổ dịch Covid-19 tại khu trọ ở Đông Anh, chủ nhà cũng mắc Trưa nay, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 41 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 8 trường hợp tại cộng đồng và 33 trường hợp tại khu cách ly. Toàn bộ các bệnh nhân đều thuộc chùm ho, sốt thứ phát. Các bệnh nhân có địa chỉ tại Hà Đông (6 ca), Thanh Trì (6 ca), Đống Đa (6 ca), Thạch...