Nhân vật ’siêu anh hùng’ ngoài đời thực ở Tonga
Một người đàn ông 57 tuổi ở Tonga đã được cộng đồng mạng xã hội nước này coi là “ siêu anh hùng” ngoài đời thực sau khi vẫn sống sót sau 27 giờ lênh đênh trên biển do bị sóng thần cuốn đi sau đợt phun trào mạnh mẽ của núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Haapai hôm 15/1.
Lisala Folau vẫn sống sót sau 27 giờ lênh đênh trên biển do bị sóng thần cuốn đi. Ảnh: stuff.co.nz
Ông Lisala Folau, sống trên đảo Atata nhỏ và biệt lập, đã bị cuốn ra biển sau khi sóng thần ập vào đảo này lúc 19h tối 15/1. Chia sẻ với cơ quan truyền thông Broadcom Broadcasting của Tonga, ông Folau cho biết ông đang sơn nhà thì được người anh trai cảnh báo về sóng thần và chẳng mấy chốc sóng biển đã ập vào nhà ông. Ông Folau đã trèo lên một cái cây để tránh sóng nhưng khi ông tụt xuống, một làn sóng cao khác lại ập đến và cuốn ông ra biển.
Ông Folau kể lại ông cứ thế trôi nổi giữa những đợt sóng lớn, sau đó mới gắng sức bơi về phía đảo chính Tongatapu. Điều đáng nói là ông Folau là người khuyết tật, không thể đi lại bình thường. Cuối cùng, sau khi bơi khoảng 7,5km, ông đã đến được bờ của đảo Tongatapu vào khoảng 22h tối 16/1. Ước tính, ông Folau đã lênh đênh trên biển 27 tiếng. Câu chuyện của ông Folau đã được cộng đồng mạng xã hội Tonga lan truyền nhanh chóng, mọi người gọi ông là “siêu anh hùng” ngoài đời thực.
Video đang HOT
Đảo Atata với khoảng 60 cư dân nằm cách thủ đô Nukualofa 8km về phía Tây Bắc, tương đương 30 phút đi đường biển, đã bị phá hủy gần như hoàn toàn sau khi sóng thần ập vào. Hiện lực lượng hải quân Tonga vẫn đang tìm kiếm ở khu vực các đảo nhỏ hơn và sơ tán người dân đến các đảo chính.
Vụ núi lửa ở Tonga phun trào diễn ra hôm 15/1 mạnh đến mức có thể cảm nhận được ở nhiều nơi trên thế giới và thậm chí còn được nghe thấy ở tận Alaska (Mỹ). Vụ phun trào mạnh nhất tại khu vực Thái Bình Dương sau nhiều thập kỷ không chỉ gây sóng thần ập vào các bờ biển Tonga mà còn lan rộng ra nhiều khu vực Nam Thái Bình Dương, kể cả quốc gia xa hơn 2.000 km như New Zealand cũng chịu ảnh hưởng.
Biến đổi khí hậu: Đợt sóng thần do núi lửa phun trào tại Tonga nêu bật mối nguy
Các chuyên gia nhận định đợt sóng thần do núi lửa phun trào ở Tonga cuối tuần trước cho thấy biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương này.
Toàn cảnh đảo chính của Tonga sau vụ núi lửa phun trào ngày 17/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu khiến nền nhiệt tăng và mực nước biển dâng, theo đó các thảm họa gây ra bởi sóng thần, bão và nắng nóng có thể trở nên tồi tệ hơn.
Nhận thức rõ nguy cơ trên, Tonga đã lên tiếng đại diện cho các nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) hồi tháng 11/2021, Tonga nhấn mạnh "nhiệt độ toàn cầu tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C chắc chắn sẽ gây thảm họa cho Tonga" và các đảo quốc khác ở Thái Bình Dương khác.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lời kêu gọi hành động vì khí hậu toàn cầu của Tonga là đặc biệt khẩn thiết, khi các đảo quốc Thái Bình Dương hiện chỉ chiếm 0,03% lượng khí thải carbon toàn cầu.
Tuần trước, sau khi núi lửa trên đảo Hunga Haapai của Tonga phun trào, những đợt sóng biển cao tới 15m ập vào bờ các đảo ngoại vi, cuốn phăng nhiều nhà cửa và khiến ít nhất 3 người thiệt mạng. Các nước dọc Thái Bình Dương đã ban bố cảnh báo sóng thần sau vụ núi lửa phun trào này.
Với mực nước biển tiếp tục dâng cao trong những thập kỉ tới, sóng thần và bão lũ có thể tiến sâu hơn nữa vào nội địa với nguy cơ gây thiệt hại lớn hơn. Theo Hệ thống giám sát mực nước biển toàn cầu của LHQ, mực nước biển ở quần đảo Tonga, với 105.000 cư dân, đang tăng khoảng 6mm/năm, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Nguyên nhân là bởi Tonga nằm ở vùng biển ấm gần xích đạo, nơi nước biển dâng cao hơn ở vùng cực.
Thiệt hại từ sóng thần và bão lũ không chỉ dừng lại ở sự tàn phá. Nước biển tràn vào có thể làm hỏng đất nông nghiệp khiến không thể canh tác trong nhiều năm, tình trạng xói mòn đất ven biển cũng trở nên nghiêm trọng hơn và các vùng đệm tự nhiên chống nước biển dâng như rặng san hô hay rừng ngập mặn bị phá hủy. Biến đổi khí hậu khiến bề mặt đại dương ấm lên, theo đó nguy cơ bão lũ gia tăng. Tonga và các nước láng giềng đã trải qua 2 siêu bão cấp 5 trong 4 năm qua, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Nhiệt độ ở Tonga đã tăng, với nền nhiệt trung bình hằng ngày cao hơn 0,6 độ C so với năm 1979. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ, khí hậu không ngừng ấm lên có thể khiến đất trở nên khô cằn do nhiệt độ cao làm nước bốc hơi nhanh hơn và ảnh hưởng đến lượng mưa trong khu vực. Cơ quan này nhận định Tonga sẽ trải qua nhiều đợt nắng nóng hơn trong vài thập niên tới, trong đó nhiệt độ thường xuyên vượt ngưỡng 35 độ C. Mức nhiệt cao này có thể đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với độ ẩm nhiệt đới.
Dữ liệu của Tổ chức khí tượng thế giới cũng cho thấy nhiệt độ nước biển ở Tonga tăng cao, gấp 3 lần tỷ lệ trung bình toàn cầu. Các đợt sóng nhiệt ở biển gây chết cá và san hô sẽ xảy ra thường xuyên hơn, căng thẳng hơn và kéo dài hơn ở hầu hết khu vực Thái Bình Dương.
Dự báo người dân các đảo quốc Thái Bình Dương sẽ trở thành những cộng đồng tị nạn do khí hậu toàn cầu đầu tiên, khi họ buộc phải rời bỏ quê hương do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, người dân Tonga không muốn rời xa quê nhà bất chấp nguy cơ. Những năm gần đây, người dân Tonga đã hai lần phải tái thiết quê hương, sau các trận siêu bão Gita năm 2018 và Harold năm 2020.
Triển khai công tác cứu trợ Tonga sau thảm họa núi lửa phun trào Sáng 20/1, nhiều chuyến bay chở hàng cứu trợ đầu tiên đã cất cánh bay tới Tonga, hỗ trợ quốc gia Thái Bình Dương này khắc phục hậu quả sau thảm họa núi lửa và sóng thần. Hình ảnh vệ tinh cho thấy núi lửa phun trào ở ngoài khơi Tonga. Ảnh: AFP/TTXVN Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Australia, một máy...