“Nhắn tin đang làm bạn ngu đi!”
Dưới nhan đề này, bài viết trên tuần san Newsweek số đề ra ngày 19.9 đề cập tình trạng mù… đọc sách, phổ biến (không chỉ) trong giới trẻ Mỹ hiện nay.
Bạn có đọc cho mình?
Theo một nghiên cứu do Nielsen thực hiện năm ngoái, giới trẻ Mỹ tuổi từ 13-17 gửi và nhận trung bình 3.339 tin nhắn mỗi tháng. Nữ thiếu niên gửi và nhận nhiều hơn, trên 4.000 tin nhắn. Đây là một xu hướng khó quên. Đưa một nhóm trẻ đi xem bảy kỳ quan thế giới, chúng cũng sẽ nhắn tin suốt dọc đường.
Ảnh: Newsweek
Chỉ cho một thiếu niên xem bức Adoration of the Magi của Botticelli (danh họa người Ý thời kỳ tiền Phục hưng – TTCT), em có thể liếc qua đến khi một tín hiệu tin nhắn SMS tút lên. Vài giây trước khi Trái đất bị một thiên thạch khổng lồ va phải hay bị chôn vùi bởi một cơn siêu sóng thần, hàng triệu ngón tay của bạn trẻ sẽ gõ những từ ngu ngốc cuối cùng của chủng loài người cho chính mình: Hẹn gặp lại, ồ không!
Ngay giờ đây, trước khi bị cáo buộc là ném đá vào ngôi nhà kiếng, hãy để tôi thú nhận. Tôi cũng gửi khoảng 50 email mỗi ngày và nhận khoảng 200 cái. Nhưng có một cái khác, đó là tôi cũng đọc sách. Đó là một thói quen cổ lỗ tôi đã nhặt được từ khi là con nít, vào những ngày trước khi điện thoại di động bắt đầu làm tổ, gáy cúc cu trong lòng bàn tay của giới thiếu niên.
Một nửa giới thiếu niên hiện nay không đọc sách – trừ khi họ bị buộc phải đọc. Theo một khảo sát gần đây của Quỹ hiến tặng nghệ thuật quốc gia (NEA), tỉ lệ người Mỹ tuổi từ 18-24 đọc sách không do trường học hay chỗ làm yêu cầu là khoảng 50,7%, mức thấp nhất đối với bất kỳ nhóm trưởng thành nào dưới 75 tuổi và giảm nhiều so với tỉ lệ 59% của 20 năm trước.
Video đang HOT
Trở lại năm 2004, lần cuối NEA khảo sát về thói quen đọc này ở giới trẻ, chưa tới 1/3 giới trẻ đọc mỗi ngày vì niềm vui thích của mình. Đặc biệt, điều làm tôi như một giáo sư phải khủng khiếp là sự kiện 2/3 sinh viên đại học đọc cho mình chưa tới một giờ/tuần. 1/3 không đọc gì để thưởng thức cho mình cả.
Hãy tạo cho mình Trại Sách
Tại sao phải nói điều này? Vì hai nguyên nhân. Đầu tiên, người Mỹ đang tụt lại phía sau những xã hội học thức hơn. Theo kết quả mới đây do chương trình đánh giá học sinh quốc tế của Tổ chức Hợp tác và phát triển châu Âu khảo sát, khoảng cách trong khả năng đọc giữa những thiếu niên tuổi 15 ở Thượng Hải của Trung Quốc với đồng lứa mình ở Mỹ hiện bằng với khoảng cách giữa những người Mỹ 15 tuổi với đồng lứa của họ ở Serbia hay Chile. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là những đứa trẻ không chịu đọc đang bị cắt đứt khỏi nền văn minh của tổ tiên họ.
Thử nhìn một vòng lên các kệ sách của bạn. Bạn có tất cả – hay ít ra là có cuốn nào – của các sách trong chương trình học chủ chốt của Đại học Columbia chưa? Nó chưa hẳn là hoàn hảo, nhưng cũng là một danh sách tốt của một nguyên tắc chung về nền văn minh phương Tây mà tôi được biết.
Hãy lấy 11 quyển sách trong chương trình của học kỳ mùa xuân 2012: (1) sử thi Aeneid của Virgil; (2) sử thi Metamorphoses của Ovid; (3) Lời thú tội của Saint Augustine; (4) Thần khúc của Dante; (5) các tiểu luận của Montaigne; (6) Vua Lear của Shakespeare; (7) Don Quixote của Cervantes; (8) Faust của Goethe; (9) Kiêu hãnh và định kiến của Austen; (10) Tội ác và trừng phạt của Dostoevsky; (11) Tới ngọn hải đăng của Woolf.
Bước một: Đăng ký những quyển bạn chưa có (và nhớ lấy cả Chiến tranh và hòa bình – Lev Tolstoy, Great Expectations – Charles Dickens và Moby Dick của Herman Melville sẵn khi bạn đang ở đó).
Bước hai: Khi kỳ nghỉ tới, hãy bảo với các bạn bè của bạn rằng bạn mang chúng theo trong buổi liên hoan hay đến nơi cắm trại. Họ sẽ chẳng phản đối đâu.
Bước ba: Đến một chốn xa yên tĩnh nơi không nhận được điện thoại di động hay những thứ tương tự.
Bước bốn: Hãy tiết lộ rằng trên thực tế đây là một buổi liên hoan đọc và rằng hai tuần tới đọc là tất cả những gì bạn đề nghị, ngoại trừ ăn, ngủ và nói chuyện về sách.
Chào mừng bạn đến với trại sách, các bạn trẻ!
Theo TTO
Vì sao các trường ĐH Hoa Kỳ hấp dẫn sinh viên quốc tế?
Các trường đại học Hoa Kỳ luôn có sức hút lớn đối với sinh viên ở bất kỳ quốc gia nào. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao các trường đại học Hoa Kỳ lại hấp dẫn đến thế?
Chất lượng giảng dạy xuất sắc
Hoa Kỳ đã xây dựng thành công một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới với nhiều chương trình xuất sắc ở các lĩnh vực học. Ở bậc Đại học, các trường Đại học Hoa Kỳ có nhiều chương trình nổi trội trong các ngành học phổ biến cũng như các lĩnh vực chuyên môn để sinh viên lựa chọn.
Ở bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ, sinh viên thường xuyên có cơ hội học và làm việc với các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới. Bằng do các trường đại học Hoa Kỳ cấp được công nhận trên toàn thế giới nhờ vào chất lượng giảng dạy xuất sắc.
Công nghệ tiên tiến, kỹ thuật đỉnh cao
Các trường ĐH Hoa Kỳ luôn là những người dẫn đầu về công nghệ và khoa học kỹ thuật trên thế giới và sử dụng những công nghệ và kỹ thuật này trong giảng dạy nhằm giúp sinh viên tiếp cận với những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật và các ngành có liên quan khác. Nhờ vậy, đội ngũ sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng tham gia ngay vào thị trường lao động với đầy đủ các kỹ năng cần thiết và sử dụng thành thạo những công nghệ, kỹ thuật mới nhất.
Cơ hội học tập đa dạng và linh hoạt
Hệ thống giáo dục ĐH và sau ĐH đem lại rất nhiều lựa chọn cho sinh viên. Chương trình học được thiết kế kết hợp giữa nền tảng lý thuyết vững vàng và các kỹ năng làm việc thực tế. Sinh viên có thể lựa chọn về khóa học trong cùng một chuyên ngành cũng như có nhiều cơ hội chuyển ngành hoặc theo học chương trình đa chuyên ngành. Ở giai đoạn nâng cao của chương trình Đại học, sinh viên có thể tự điều chỉnh chương trình học để phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Ở bậc Sau Đại học, sinh viên có thể tự sắp xếp thời gian biểu học tập và hoàn tất các tín chỉ yêu cầu một cách linh hoạt trong thời gian quy định.
Nền giáo dục của toàn cầu
Việc học tập cùng những trải nghiệm có được từ một trường Đại học Hoa Kỳ được đánh giá rất cao và có danh tiếng trong thị trường việc làm quốc tế. Giáo dục Hoa Kỳ đặc biệt chú trọng việc đào tạo hướng đến các mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của sinh viên. Việc học tập tại Hoa Kỳ sẽ giúp sinh viên phát triển sự tự tin, xây dựng kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng thích nghi và giao tiếp trong môi trường đa văn hóa. Tất cả những kỹ năng này đều được đánh giá rất cao bởi các nhà tuyển dụng trên khắp thế giới.
Theo Dân Trí
Trường Mầm non Bảo Ngọc - Nơi ươm mầm tài năng Theo các báo cáo xã hội, hiện nay ngành giáo dục tại Tp. HCM đang đứng trước tình trạng thiếu hụt trường mầm non, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư. Điều này đã dẫn đến việc Cha Mẹ rất vất vả để tìm chỗ học cho con, cũng như tìm được một ngôi trường mầm non có cơ sở...