Nhan sắc hiện tại của nữ sinh từng gây sốt khi mặc áo thẩm phán
Cách đây 2 năm, Leanna Leonardo (tên thường gọi là Ann) từng khiến mạng xã hội xôn xao vì loạt ảnh mặc trang phục thẩm phán ngồi tại tòa án.
Đáng nói nhất phải kể đến gương mặt của Ann quá non nớt không khác gì học sinh cấp 3 khiến nhiều người không thể tin khi đó cô đã 22 tuổi. Không trang điểm, tóc tai đơn giản nhưng từng cái đăm chiêu của cô vẫn khiến người xem phải xao xuyến.
Những bức hình chụp lại Ann trong vị trí thẩm phán gây sốt mạng xã hội. (Ảnh: Sanook)
Cô gái đến từ Indonesia này ngay lập tức nhận về vô số lời khen và được dân tình xin thông tin không ngớt. Người thì trầm trồ trước vẻ ngoài xinh xắn, người lại không khỏi thắc mắc làm cách nào mà Ann có thể ngồi ở vị trí quan trọng, đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm đến thế.
Cư dân mạng sau đó đã tìm hiểu ra rằng khi đó Ann chỉ đang tham gia một phiên tòa giả định có trong chương trình học tại trường đại học. Việc cô mặc áo thẩm phán của là phân vai trong giờ học thực hành.
Vẻ tập trung của cô gái trẻ nhận được nhiều sự yêu thích. (Ảnh: Muslim Thai Post)
Bẵng đi một thời gian, Leanna khiến không ít người phải bất ngờ với ngoại hình hiện tại. Theo dõi trang cá nhân của cô sẽ thấy, Ann thường xuyên chỉ trang điểm đơn giản, nhẹ nhàng, nổi bật với nét mong manh nhưng vẫn toát lên vẻ học thức.
Video đang HOT
Mới đây, các trang mạng của Indonesia tiếp tục chia sẻ những hình ảnh mới nhất của Ann. Dân tình hết sức tò mò sau 2 năm nổi lên thành hiện tượng mạng, cuộc sống của Ann đã có những thay đổi thế nào.
Nhan sắc hiện tại của Ann ở tuổi 24. (Ảnh: Instagram @leanna.leonardo)
Qua chia sẻ của cô gái trẻ trên Instagram, hiện Ann đã tốt nghiệp khoa Luật, Đại học Gadjah Mada tại Yogykarta, Indonesia. Đây là trường đại học lâu đời tại quốc gia này, đào tạo nhiều sinh viên chất lượng.
Trang cá nhân của cô cũng đã có hơn 220 nghìn lượt theo dõi. Nhờ có ngoại hình xinh xắn mà cô nàng thẩm phán tương lai còn liên tục được mời làm mẫu ảnh, thực hiện nhiều bộ ảnh với phong cách đa dạng.
Trước những thay đổi hiện tại của Leanna, netizen đã dành rất nhiều lời khen cho cô. Nhiều người tin tưởng trong tương lai, Ann có thể sẽ trở thành một thẩm phán tài sắc vẹn toàn những gì cô đang theo đuổi.
Ann đã tốt nghiệp khoa Luật của đại học danh giá trong nước. (Ảnh: Instagram @leanna.leonardo)
Tài khoản Dimasmydul bình luận: “Lâu lắm không theo dõi bạn này. Giờ thấy ảnh ngày càng xinh quá. Để tóc dài trông trưởng thành hơn trước nhưng vẫn có nét trẻ con, dễ thương.”
Trong khi đó, tài khoản Patricia có viết: “Không thể tưởng tượng được sau này nhìn thấy trên tòa án là một nữ thẩm phán với gương mặt xinh đẹp như thế. Thích phong cách của em này lắm luôn. Lúc nào cũng makeup trong veo mà nhìn vẫn hút mắt.”
Tài khoản Raihanz cũng đồng tình: “Ai mà tin được giờ cô ấy 24 tuổi chứ. Vóc dáng còn nhỏ nhắn, đáng yêu. Bảo là học sinh cấp 2, cấp 3 tôi cũng tin. Mấy bạn nữ học luật ra luôn có nét thu hút đặc biệt.”
Dù là phong cách quyến rũ hay dễ thương, Ann cũng đều rất xinh đẹp. (Ảnh: Instagram @leanna.leonardo)
Từ những bức ảnh được chụp lén khi xưa, Leanna đã ngày càng nổi tiếng, được dư luận quan tâm. Bạn thấy sao về ngoại hình ngày ấy – bây giờ của cô nàng, hãy cho chúng tôi biết nhé.
Tiến sĩ chống rửa tiền lĩnh án vì rửa tiền
Bruce Bagley, 75 tuổi, cựu giáo sư chuyên về tội phạm tham nhũng và rửa tiền, bị kết án 6 tháng tù vì hành vi rửa 2,5 triệu USD.
"Tôi rất xấu hổ về hành vi vô trách nhiệm của mình", tiến sĩ Bagley nói tại phiên tòa trực tuyến hôm 16/11, trước khi thẩm phán Red Rakoff tại tòa án ở Manhattan, New York tuyên án ông vì tội rửa tiền.
Bagley là chuyên gia nổi tiếng về tội phạm và tham nhũng ở Mỹ Latin, thường xuyên viết sách về chủ đề này. Tuy nhiên, công tố viên cáo buộc giáo sư đại học đã nghỉ hưu này tham gia vào âm mưu hối lộ và tham nhũng ở Venezuela.
Tiến sĩ Bruce Bagley, cựu giáo sư đại học Miami, Mỹ. Ảnh: AP
Theo cáo trạng, Bagley, cựu giáo sư ngành nghiên cứu quốc tế của Đại học Miami, đã sử dụng tài khoản ngân hàng đứng tên mình và một công ty do ông ta mở tại Florida năm 2016. Tài khoản không có bất kỳ hoạt động nào trong một năm, trước khi Bagley bắt đầu nhận số tiền lớn gửi từ các tài khoản ngân hàng ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Thụy Sĩ.
Những tài khoản này thuộc về một công ty thực phẩm và một hãng quản lý tài sản, nhưng thực tế được điều hành bởi một công dân Colombia "chuyên nhận hối lộ và biển thủ tiền của người dân Venezuela".
Bagley biết nguồn gốc số tiền và đã ký tên vào "nhiều hợp đồng khống" để che giấu. Sau mỗi lần nhận tiền, Bagley tới ngân hàng, nhận lại 90% số tiền bằng séc, rồi đưa cho một người khác và chuyển phần còn lại vào tài khoản cá nhân của mình.
Tháng 10/2018, ngân hàng đã đóng tài khoản của công ty vì hoạt động đáng ngờ. Nhưng Bagley lại mở một tài khoản khác đứng tên mình vào tháng 12 cùng năm và tiếp tục rửa tiền tới tháng 4/2019, nhận ít nhất 14 khoản tiền trái phép.
Công tố viên cho hay Bagley đã rửa số tiền khoảng 2,5 triệu USD, đút túi 192.000 USD hoa hồng từ tháng 11/2017 tới tháng 9/2018. Bagley nhận tội hồi tháng 6/2020.
"Tôi dành cả sự nghiệp học thuật của mình để tìm hiểu và cải thiện cuộc sống ở nhiều quốc gia Nam Mỹ. Có mặt ở đây hôm nay là bước rời xa lớn nhất khỏi cuộc đời mà tôi luôn hướng đến", Bagley phát biểu trước tòa.
Peter Quijano, luật sư của Bagley, từ chối bình luận sau phán quyết. Trong hồ sơ trình tòa án tháng này, luật sư yêu cầu không kết án tù Bagley, lưu ý ông chưa có tiền án tiền sự và sức khỏe rất kém. Ngoài ra, Bagley còn là một chuyên gia nổi tiếng, từng là cố vấn về chống rửa tiền cho Cục Điều tra Liên bang (FBI), Bộ Ngoại giao Mỹ, Cơ quan Chống Ma túy (DEA) và nhiều cơ quan liên bang khác.
Quijano cho hay Bagley đã gánh chịu hậu quả nghiêm trọng là tổn hại không thể bù đắp với nghề nghiệp và danh tiếng của mình, đồng thời ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai vợ chồng trước khi vợ Bagley qua đời hồi đầu năm. Quijano mô tả Bagley là người hết lòng vì vợ.
"Ông ấy lúc nào cũng nghĩ ngợi rằng mình bị bắt khiến vợ chết nhanh hơn", Quijano viết.
Vụ án Nhật Cường: Viện Kiểm sát kháng nghị gì về 221 tỷ đồng buôn lậu? Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kháng nghị, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Nhật Cường phải nộp lại khoản tiền 221 tỷ đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu. Theo dự kiến, ngày 29/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án...