Nhắn nhủ dành cho tân sinh viên trọ học
Lên Đại Học có nhiều thứ không còn giống như khi bạn cắp sách hồi phổ thông, nhất là khi bạn phải khăn gói đi trọ học xa nhà. Một vài lưu ý dành cho các tân sinh viên năm nay lên thành phố nhé.
Mục tiêu học hành rõ ràng
Bạn sẽ cảm thấy chuyện này chẳng có gì để nói. Nhưng mọi thứ chỉ đơn giản khi bạn vừa nhập học mà thôi, vì thực tế sau một thời gian thì rất nhiều sinh viên ngày càng chệch xa với dự định ban đầu của mình đấy thôi. Có cả những trường hợp đuối sức lẫn bế tắc ngay sau cánh cổng đại học và cái mác sinh viên gánh trên vai trở nên quá nặng nề.
Vậy thì bạn phải học như thế nào để chắc chắn việc mình có trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại khá giỏi?
- Xác định rõ đam mê của mình khi bước vào trường đại học.
- Đề ra mục tiêu học tập cụ thể, vừa với khả năng của bản thân.
- Vạch kế hoạch để thực hiện điều đó qua từng giai đoạn và nghiêm túc làm theo.
- Linh hoạt thay đổi mục tiêu cho phù hợp trong quá trình học tập.
Giữ vững tâm lý
Học xa bạn sẽ không còn được lo lắng chăm sóc nữa đâu. (Ảnh minh họa)
Được tiếp cận với quá nhiều thứ mới mẻ, từ chuyện học hành đến vui chơi giải trí cùng bè bạn dễ khiến bạn mải vui mà quên nhiệm vụ của mình. Mặc khác, cảm giác nhớ nhà, buồn chán trong tình cảm, hay stress từ công việc làm thêm cũng khiến bạn mệt mỏi và mất thăng bằng…
Video đang HOT
Hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định, nghĩ xem bạn đang phấn đấu cho điều gì và tránh mình khỏi những đua đòi hào nhoáng sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng từ cuộc sống sinh viên xa nhà.
Biết chi tiêu thông minh
Ngoài việc trang trải cho học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn đi học xa, từ tiền nhà, điện nước đến ăn uống sinh hoạt. Do đó, bạn cần:
- Chia nhỏ tiền ra thành từng khoản rõ ràng, dùng cho từng mục đích khác nhau. (Điều này tránh cho bạn vung quá tay mua sắm lấn cả vào tiền thuê nhà chẳng hạn!)
- Suy nghĩ đắn đo trước những gì được gọi là trào lưu hay thời thượng, sử dụng tiền của bạn vào những việc có ích hơn như đầu tư cho một khóa học nâng cao hay kỹ năng nào đó!
- Kiếm việc làm thêm, vừa có kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập. Nhưng tuyệt đối không ôm đồm mê việc mà ảnh hưởng đến học hành nhé.
Học ở đại học không có ba mẹ sát bên, cũng không có thầy cô quản lý, điều quyết định thành công cho bạn chính là khả năng tự học đấy.
Ngoài giờ học ở trường, hãy tranh thủ dành thời gian để tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu, rất có ích cho bạn trong những kì thi và cả khi bước ra đời. Bên cạnh internet với nguồn kiến thức đồ sộ, hãy tận dụng thư viện trường mình, bạn vừa có thêm nhiều điều hay ho, vừa đỡ tốn một khoản tiền không nhỏ cho các sách tham khảo.
Ở trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để các bạn sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết.
Bạn có thể chọn những đội nhóm phù hợp sở thích để giải stress, các câu lạc bộ theo đúng chuyên ngành mình học để nâng cao kiến thức, tham gia các đội thể thao để giữ gìn sức khỏe hay gắn mình với các sự kiện của trường, của khoa để nhanh chóng hòa nhập với tập thể và có nhiều kinh nghiệm quý báu về sau.
Giữ gìn sức khỏe
Khi sống xa nhà, chẳng có ai để chăm lo và nhắc nhở bạn như khi sống cùng ba mẹ đâu. Hơn nữa, bạn đã lớn, nên biết cách tự chăm sóc và quan tâm đến bản thân để đủ sức khỏe cho cả hành trình học tập lâu dài.
Tranh thủ ngủ đủ giấc, đừng lạm dụng cà phê hay đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy trì trạng thái tỉnh táo, không ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe và tận dụng các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên là một vài lời khuyên bạn cần nhớ khi phải sống một mình, teen nhé!
Tuy cuộc sống trọ học có khó khăn vất vả, nhưng hãy vững vàng nhé các tân sinh viên. Chào mừng các bạn đến với giảng đường Đại học năm nay với thật nhiều may mắn.
Theo TTVN
Hút thí sinh bằng học bổng "khủng"?
Với kết quả điểm thi quá thấp cùng việc Bộ GD-ĐT thay đổi cách xét tuyển mới, nhiều trường ngoài công lập lẫn đại học địa phương đứng ngồi không yên vì lo không có thí sinh. Để gây sự chú ý của thí sinh đến với trường mình, hàng loạt trường ĐH đang chạy đua tung học bổng tiền tỷ dành cho những thí sinh có điểm cao đăng ký xét tuyển ở các nguyện vọng tiếp theo sau nguyện vọng 1. Liệu phong trào học bổng có thật sự trải thảm đỏ cho người tài hay chỉ đơn thuần là gây sự chú ý.
Tung hứng học bổng
Là trường ngoài công lập năm đầu tiên tổ chức thi tuyển sinh hệ ĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã lập tức gây sốc khi thông báo dành trên 5 tỷ đồng học bổng cho tân sinh viên. Đối với hệ ĐH, các mức học bổng như sau, học bổng tài năng vượt khó hỗ trợ 100% học phí và 10 triệu đồng/năm với điều kiện điểm đầu vào đạt 22 điểm và thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn học bổng tài năng sẽ hỗ trợ 100% học phí cho thí sinh trúng tuyển với mức 22 điểm học bổng khuyến học áp dụng cho thí sinh xét tuyển sau nguyện vọng 1 năm thứ nhất nếu trên điểm sàn từ 3 - 7 điểm sẽ nhận được học bổng tương ứng từ 3 - 7 triệu đồng.
Trong khi đó, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) với mức học phí 3.000USD/năm lại dành đến 500 suất học bổng toàn phần (năm thứ nhất) cho sinh viên trúng tuyển vào trường trong mùa tuyển sinh năm 2012. Học bổng bao gồm: học phí, chi phí ký túc xá, ăn uống và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, điều kiện mà trường này đưa ra hơi tréo ngoe là thí sinh trúng tuyển phải có điểm thi trên điểm sàn 4 điểm.
Không chịu thua kém, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM cũng gây sự chú ý cho thí sinh bằng học bổng tuyển sinh. Mỗi thí sinh chỉ có thể nhận duy nhất 1 học bổng trong số 4 loại học bổng sau: Học bổng toàn phần (bao gồm học phí Anh văn) trị giá khoảng 360 triệu đồng cho thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường có điểm thi ĐH năm 2012 từ 21 điểm trở lên học bổng toàn phần (không bao gồm học phí Anh văn) trị giá khoảng 290 triệu đồng nếu thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 có điểm thi ĐH thấp nhất là 21. Ngoài ra, trường còn dành nhiều mức học bổng một lần trị giá từ 30 - 50 triệu đồng cho các thí sinh đăng ký xét tuyển có điểm thi từ 18 - 20 điểm.
Sốc nhất về mức treo học bổng là Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn khi dành 100 suất học bổng "khủng" ĐH toàn phần (4 năm) trong đó 80 suất cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, mỗi suất trị giá khoảng 168,3 - 193,5 triệu đồng và 20 suất dành cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, mỗi suất trị giá khoảng 437,5 - 479,6 triệu đồng. Bên cạnh đó, đơn vị này còn dành nhiều mức học bổng tương ứng từ 5% - 20% học phí.
Trong khi đó, ngay cả các trường ĐH công lập cũng chạy theo phong trào treo thưởng này. Phòng Đào tạo quốc tế Trường ĐH Bách khoa TPHCM (ĐH Quốc gia TPHCM) đưa ra nhiều mức học bổng khá hấp dẫn cho các chương trình liên kết quốc tế. Cụ thể, tài trợ 33.600.000 đồng/học kỳ cho thí sinh có điểm thi đầu vào cao nhất, nhì khóa của trường tặng 50% học phí (khoảng 16,8 triệu đồng/học kỳ) cho thí sinh có điểm thi ĐH năm 2012 đạt từ 27 thuộc ĐH Bách khoa và 28 điểm trở lên thuộc các trường khác...
Nhiều mức học bổng "khủng" các trường đưa ra liệu những thí sinh xuất sắc có chạm tới được
Điều kiện quá khó
Nhìn kỹ vào những điều kiện trao học bổng của các trường thì những suất học bổng này chủ yếu để quảng cáo, thu hút sự quan tâm của thí sinh hơn là muốn trao cho thí sinh giỏi.
Thủ khoa năm nay của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thi khối D1 vào ngành tài chính ngân hàng đạt 20,5 điểm. Như vậy, nếu tính theo điều kiện mà trường đưa ra thì ngay cả thủ khoa của trường cũng không thể chạm đến học bổng của trường. Đó là chưa nói đến điều kiện phải có hoàn cảnh khó khăn.
Một điều khá lạ nữa ở cách treo thưởng học bổng của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM đó là treo thưởng theo quy trình ngược. Để đạt được học bổng toàn phần trị giá khoảng 360 triệu đồng của trường đưa ra, thí sinh vừa phải có điểm thi ĐH từ 21 điểm trở lên và mỗi năm học đạt điểm trung bình các môn học từ 7,0 điểm trở lên. Với cách treo thưởng này, thí sinh dù đạt 21 điểm cũng phải đợi hết năm học đầu tiên đạt 7,0 điểm thì mới nhận được học bổng.
Trong khi đó, mức học bổng sốc nhất là Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn khi mỗi suất đến gần 500 triệu đồng. Thế nhưng, trường lại đưa ra 2 điều kiện không thể đó là phải đạt điểm thi 26 điểm (chưa tính điểm ưu tiên) và có kết quả học tập 3 năm liền từ lớp 10, 11 và 12 đạt từ 9,5 trở lên, đồng thời có chứng chỉ TOEFL 61 iBT của ETS - Hoa Kỳ không quá 2 năm. Thực tế cho thấy, năm nay ngay cả thủ khoa nhiều trường ĐH tốp giữa cũng chưa đạt đến mức điểm 26 và lại cực kỳ bất hợp lý khi yêu cầu 3 năm ở THPT phải có điểm trung bình 9,5 điểm trở lên.
Với điều kiện phải đạt TOEFL tối thiểu 520 điểm, học lực trung bình từ năm lớp 10, 11 và 12 đạt 7,0 điểm trở lên, không có môn dưới 5 và đồng thời phải vượt qua kỳ thi phỏng vấn do nhà trường tổ chức thì ngay cả thủ khoa thi khối B, D1 đạt 23,5 điểm của Trường ĐH Tân Tạo cũng không thể nhận được học bổng này. Trao đổi về cách đưa ra điều kiện học bổng này, đại diện nhà trường cho rằng: "Sau năm đầu tiên tuyển sinh, trường mới nhận ra rằng học sinh phổ thông quá yếu về ngoại ngữ. Gần một năm học tiếng Anh với các giáo viên nước ngoài, rất ít sinh viên thi đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh. Do đó, trường sẽ xem xét lại điều kiện tiếng Anh đối với thí sinh".
Một nhà giáo ưu tú từng nhận được nhiều học bổng của các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, Pháp cho rằng: "Học bổng là một nguồn trợ giúp về kinh phí dành cho những người có kết quả thi, học tập xuất sắc để họ có động lực phấn đấu học tập và nâng cao trình bộ bản thân, thậm chí giúp họ trở thành nhân tài thật sự. Tuy nhiên, cái cách mà các trường treo thưởng hiện nay dường như đi ngược lại với ý nghĩa thật sự của học bổng.
Theo SGGP
Khâm phục cậu thí sinh tật nguyền giàu lòng lạc quan Vóc người nhỏ bé, đôi tay teo tóp vì bệnh và từng bị liệt nửa người, Thông tâm sự: "Ít ra thì mình vẫn còn 2 chân và 1 cánh tay phải khỏe mạnh để đi lại, làm việc và... để ước mơ. Trước tiên mình phải đậu ĐH và trở thành bác sĩ đã". "Mình biết có một số người có hoàn...