Nhân lên lòng yêu nước và hội nhập quốc tế
ĐH Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 – 2024 sẽ diễn ra từ ngày 10-12/12/2019, tại Hà Nội, với khẩu hiệu hành động: “ Thanh niên Việt Nam yêu nước, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển”.
Trước ngày hội lớn, các đại biểu bày tỏ mong muốn, kỳ vọng làm sao khơi dậy, thúc đẩy trong mỗi bạn trẻ lòng yêu nước, tinh thần hội nhập quốc tế trong thời đại 4.0.
Hãy khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi bạn trẻ
Trần Tuấn Hiệp
Hầu hết bạn trẻ ngày nay đều có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc nhưng nhiều lúc chúng ta chưa biết khơi dậy, phát huy được mạch nguồn đó. Tôi mong rằng, Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ tới, có thêm nhiều giải pháp để khơi gợi trong mỗi bạn trẻ lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.
Muốn làm được điều đó, theo tôi Hội cần đưa thanh niên vào các hoạt động thực tiễn, sinh động để bạn trẻ được trải nghiệm, cống hiến và trưởng thành. Đồng thời, có các hình thức tuyên truyền trực quan sinh động thông qua những bộ phim, video, hình ảnh có sức lay động, truyền cảm hứng về tình yêu quê hương, đất nước.
Theo tôi CLB, đội, nhóm là một phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi cũng mong Hội sẽ quan tâm nhiều hơn tới các CLB, đội, nhóm, làm sao có những định hướng, tập huấn để các CLB được hoạt động tốt hơn, thiết thực hơn.
Trần Tuấn Hiệp, (Chủ nhiệm CLB Chung một tấm lòng, Bắc Giang)
Yêu nước bằng hành động cụ thể
Nguyễn Khôi
Video đang HOT
Người trẻ với ưu thế về sức trẻ, lòng nhiệt huyết nếu được cộng thêm tình yêu nước sẽ tạo thành sức mạnh khát khao chinh phục những đỉnh cao và cống hiến. Theo tôi, yêu nước không hẳn là phải làm được việc gì đó to lớn mà mỗi một hành động nhỏ giúp cho Việt Nam đẹp hơn, phát triển hơn cũng là yêu nước. Tình yêu nước sẽ là động lực và hành trang để người trẻ bước ra trường quốc tế.
Hiện nay, người trẻ Việt đã hội nhập sâu rộng. Nhiều bạn sử dụng thành thạo tiếng Anh hay một ngoại ngữ khác; cập nhật nhanh nhiều xu hướng trên thế giới; làm việc, nắm nhiều vị trí quan trọng trong nhiều doanh nghiệp nước ngoài…
Để thúc đẩy tình yêu nước và sự hội nhập, bản thân mỗi người trẻ cần trau dồi kiến thức hiểu về văn hóa, lịch sử, đất nước Việt và tìm hiểu về tri thức, văn hóa ngoài nước; quan tâm đến những vấn đề thách thức của đất nước và hướng ra toàn cầu. Đồng thời, Hội LHTN Việt Nam cần tạo ra môi trường và các hoạt động kết nối giữa những người Việt trẻ trong nước và ngoài nước; người Việt với bạn bè quốc tế.
Nguyễn Khôi (sáng lập WiFit, gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017)
Hội nhập nhưng không hòa tan
Tôi thấy rất may mắn và tự hào khi là đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII. Là một người trẻ tham dự Đại hội, tôi mong muốn, nhiệm kỳ mới của Hội LHTN Việt Nam sẽ có những hoạt động thiết thực hơn nữa cho thanh niên, đặc biệt, cho những bạn trẻ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, chú trọng xây dựng sân chơi, tăng cường sự kết nối thường xuyên, liên tục hơn.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, hội nhập quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng như hiện nay, theo tôi, Hội LHTN Việt Nam cần có sự đồng hành, hỗ trợ, định hướng cho mỗi bạn trẻ phải chuẩn bị cho mình hành trang, kiến thức để hội nhập mà không hòa tan. Hội nhập, các bạn phải có cái nhìn tỉnh táo, đúng đắn về những cái mới, học hỏi những điều tích cực và biến nó giúp ích cho xã hội và loại bỏ những điều tiêu cực. Bên cạnh đó, thanh niên cần phải giữ gìn phát huy và lan toả những giá trị truyền thống tốt đẹp ngàn năm của dân tộc.
(Võ Lê Minh Xuân, lớp Anh 1, Khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương)
Tạo nhiều sân chơi rộng lớn cho thanh niên
Nguyễn Văn Cầu
Thanh niên ngày nay được tiếp cận làn sóng thông tin rộng mở, có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích nhưng cũng đứng trước thách thức về nhiễu loạn, xuyên tạc thông tin. Để thể hiện tình yêu nước đúng cách, đúng nơi và đúng lúc, người trẻ cần tỉnh táo, trách nhiệm ngay từ click chuột bấm “like” hay “chia sẻ”. Đồng thời, cần tự hào là người Việt Nam; không ngừng định hướng, rèn luyện phát huy sở trường, đam mê của bản thân.
Hiện tại Việt Nam đã có rất nhiều những sân chơi rất bổ ích, tuy vậy phần lớn vẫn chỉ trong khuôn khổ trong nước, vậy tại sao chúng ta không tạo nên những kì thi lớn hơn, sân chơi lớn hơn, mang tầm cỡ châu lục hay quốc tế? Những người trẻ đang học tập và công tác tại nước ngoài không chỉ có sự ham học hỏi, năng động, mà còn luôn sẵn sàng thách thức bản thân ở tầm cao mới hơn.
Để phát huy được sự đóng góp của lực lượng thanh niên đang học tập và làm việc nước ngoài, chúng ta cần phải đề xuất những sân chơi, cuộc thi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mang tính tầm cỡ và chủ động kêu gọi sự tham gia từ phía sinh viên quốc tế. Tôi mong rằng, Hội LHTN Việt Nam sẽ vươn cánh tay dài rộng hơn đến thanh niên Việt ở nước ngoài để các bạn trẻ có cơ hội được thể hiện sức mình, góp phần làm thúc đẩy uy tín và giá trị Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó, không chỉ thu về nguồn lực, mà chúng ta cũng góp một phần lan rộng văn hoá Việt Nam cho khắp bạn bè năm châu.
(Nguyễn Văn Cầu (Phó Bí thư Ban cán sự Đoàn tại LB Nga)
LƯU TRINH – XUÂN TÙNG (GHI)
Theo Tiền phong
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - 'người vận chuyển' thời 4.0
Cách đây 10 năm, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học còn xa lạ với người Việt, nhưng trong thời đại 4.0, nghề này lại được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 1.300-1.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Lĩnh vực tiềm năng với những con số biết nói
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), giai đoạn 2017-2020, ngành logistics Việt Nam cần thêm khoảng 200.000 lao động chất lượng cao. Đến năm 2039, con số này sẽ là 2 triệu lao động từ cao cấp đến phổ thông để đáp ứng yêu cầu nhân lực về nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển cho quá trình sản xuất kinh doanh trong thời đại 4.0.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Lĩnh vực logistics không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó thông qua quá trình giao thương quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về logistics, quản lý chuỗi cung ứng.
Để thành công, giỏi ngoại ngữ là yếu tố then chốt
Ngành học này sẽ phù hợp với những người có tầm nhìn xa cùng khả năng phán đoán tốt. Những dự đoán về nhu cầu của thị trường hay yêu cầu của khách hàng đều góp phần đáng kể trong việc tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm.
Ngoài ra, do tính chặt chẽ của hoạt động logistics, một trong những phẩm chất quan trọng của người làm nghề này là sự cẩn thận, tỉ mỉ và kỷ luật trong công việc.
Tại UEF, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức, kỹ năng mà còn được chú trọng về ngoại ngữ.
Đặc biệt, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành học mang tư duy toàn cầu. Bởi vì, lĩnh vực này luôn gắn liền với những giao dịch mua bán quốc tế. Khả năng thành thạo một hay nhiều ngoại ngữ khác nhau sẽ là điểm cộng lớn với các bạn sinh viên mới ra trường.
Đâu là vạch xuất phát?
Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong đó, tại Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên sẽ được đào tạo về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình chất lượng cao với chương trình song ngữ ưu việt.
Học từ thực tế sẽ giúp sinh viên "cứng cáp" hơn khi bước vào môi trường làm việc chính thức.
Ngoài ra, chương trình học còn được chuẩn hóa và cập nhật theo nội dung, phương pháp của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, nhằm giúp các bạn nắm bắt các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Song hành quá trình học tập tại trường, sinh viên còn tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, chương trình kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp để gắn kết lý thuyết với thực tế, phục vụ cho công việc sau này.
Năm 2020, UEF dự kiến tuyển sinh ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo 4 phương thức là xét kết quả thi THPT Quốc gia, điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, tổng điểm trung bình học bạ 5 học kỳ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Theo Zing
[Talkshow] Chuyện nghề giáo 20/11: Đuổi học sinh là minh chứng cho sự thất bại của giáo viên "Mình đuổi học sinh thì rất dễ nhưng để giữ lại, giáo dục các em mới khó. Đuổi các em, là minh chứng chứng minh mình đang thất bại", cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội) tâm sự về nghề giáo trong thời đại 4.0. Môi trường giáo dục thời đại 4.0 là nỗi trăn...