Nhắn gửi teen 2K2: Đừng để bị “dắt mũi” bởi những quan niệm nghề nghiệp lỗi thời!
Chọn nghề, chọn ngành chưa bao giờ là chủ đề hết hot, nhất là đối với teen 2K2 trong những ngày gần đây. Xác định được đam mê, khả năng của mình là yếu tố giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhưng sẽ thật “tai hại” khi bạn hiểu sai về nghề.
“Không giỏi Toán thì đừng học Kinh doanh”
Chắc hẳn đó là câu nói bạn hay nghe mọi người nói nhiều nhất với ai đó khi họ “lỡ” không giỏi Toán.
Không những vậy, teen nhà ta còn gặp biết bao “định kiến” về nghề nghiệp từ mọi người xung quanh. Ví dụ học sinh chuyên Văn thì “đừng dại” mà học Kinh tế. Hay học sinh chuyên Toán, Lý, Hóa thì phải học ngành Kỹ thuật, Kinh tế, không nên học khối ngành xã hội vì “lãng phí tài năng”.
Chia sẻ về điều này, Bảo Thy (sinh viên Đại học Kinh Tế TP.HCM) chia sẻ: “Mình học chuyên Văn nên gia đình và mọi người mặc định mình sẽ học Sư phạm hoặc Báo chí. Cho đến khi mình quyết tâm vào Kinh tế thì vừa bị ngăn cản vừa bị “hù dọa” sẽ không theo được.”
Chỉ có chính bản thân bạn mới thực sự hiểu bạn là ai? Nguồn ảnh: Dribbble
Và “định kiến” còn bị xây dựng bởi tính cách,giới tính, xu hướng đám đông, “độ hot” của ngành. Những bạn “hiền quá” thì bị cho chỉ hợp với nghề giáo viên, văn thư,… Còn muốn học Kinh doanh thì phải “lươn lẹo” mới sống nổi. Bên cạnh đó, có những ngành được mặc định học ra sẽ “giàu”, học ra sẽ “không thất nghiệp”. Hay quen thuộc hơn nữa là “ngành này chỉ dành cho con gái thôi” và “con gái học ngành chi?”
Nhưng sự thật có như chúng ta vẫn tin?
“Giải mã” nghề bạn chọn
Video đang HOT
Đồng ý rằng những ngành liên quan đến Kinh tế như Marketing, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh,… cần khả năng tư duy nhanh nhạy để làm việc hiệu quả hơn. Nhưng những bạn vốn “nhạy chữ” hơn “nhạy số” vẫn có thể theo đuổi được ngành nếu bạn thực sự yêu thích và có đủ quyết tâm. Đặc biệt, khi bạn có khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp khéo léo sẽ là lợi thế trong việc tiếp xúc, gặp gỡ đối tác, khách hàng nữa đó.
Thúy Dung (sinh viên ngành Kiểm toán) “khoe”: “Thật ra những con số không quá khô khan như mọi người nghĩ đâu. Nghề Kiểm toán ngoài việc tính toán số liệu thì tụi mình còn được học về việc nền kinh tế nước nhà vận hành ra sao, cách thu thập dữ liệu,… Nhờ việc học tốt Văn, mình khá thuận lợi khi giao tiếp với khách hàng,với cả việc báo cáo kiểm toán nữa.”
Teen ơi, đừng lo ngại mình “không thể” vì chỉ cần nghiêm túc với ước mơ sẽ ổn thôi! Nguồn: Internet
Còn với những teen team Tự nhiên trót “trúng thính” khối ngành xã hội cũng đừng vội lo. Vì các ngành này dù dùng đến “rất nhiều chữ” nhưng với tư duy logic, khả năng sắp xếp thời gian hợp lí, giải quyết công việc nhanh nhẹn,… và sự quyết tâm, không ngừng học hỏi của mình, các bạn sẽ thành công.
Điều quan trọng không phải chúng ta học Tự nhiên hay Xã hội, là giới tính nào hay ngành nào sẽ “không thất nghiệp”, mà chính là chúng ta có mơ đủ lớn hay không? “Viên than đá” nào rồi cũng sẽ “hóa kim cương” khi trải qua đủ áp lực nhất định.
“Ngôi trường” nào dành cho teen
Chọn được ngành mình muốn quan trọng một thì chọn trường quan trọng mười. Bởi chọn đúng môi trường thích hợp, teen sẽ được phát huy hoàn toàn khả năng của mình. Cùng xem nhà Hoa tung ra tuyệt chiêu nào cho bạn đây:
- Chọn trường với mức học phí “không làm ba mẹ ta đau đầu”.
- Chọn nơi đào tạo ngành nghề đó tốt nhất và cho sinh viên nhiều cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp.
- Và một nơi không chỉ “đỉnh” về mặt chất lượng đào tạo mà còn có hàng ngàn hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ “khủng” cũng là điều đáng để teen cân nhắc.
Ngôi trường trong mơ của teen trót dính thính khối ngành Kinh tế. Nguồn: Internet
Hy vọng với chia sẻ từ những anh chị đi trước, teen nhà Hoa sẽ có sự lựa chọn sáng suốt cho hành trình sắp tới nhé!
Kinh nghiệm từ Hàn Quốc và bài học cho các bạn trẻ Việt Nam trước ngưỡng cửa chọn nghề, lập nghiệp
Chọn nghề đó là việc con người đối chiếu nguyện vọng, sở trường, khuynh hướng, hứng thú và năng lực của mình với yêu cầu của nghề nghiệp xem có phù hợp hay không.
Ảnh minh họa
Trước ngưỡng cửa cuộc đời, việc chọn nghề vô cùng hệ trọng nên phải đắn đo suy nghĩ kỹ. Nếu chọn nghề đúng, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khởi, hăng say học tập, lao động nên năng xuất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, thu nhập tăng, ngược lại nếu chọn nghề sai sẽ làm cho con người buồn phiền, chán nản, năng xuất thấp, không yên tâm công tác, muốn đổi nghề, thậm chí bỏ nghề gây thiệt hại lớn cho gia đình và xã hội.
Vậy làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai, nhất là trong bối cảnh thế giới nghề nghiệp rộng lớn và biến đổi không ngừng, đa dạng, phức tạp đặt ra nhiều thách đố đối với thế hệ trẻ khi chọn nghề, chọn ngành học và bậc học. Trong khi đó, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi người lao động có trình độ cao và ở bất kỳ công việc nào cũng cần người lao động phải có kiến thức phổ thông, kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật chuyên môn vững vàng và kỹ năng cao.
Trước ngưỡng cửa cuộc đời, những quyết định đầu tiên của bạn về nghề nghiệp bị thêu dệt bởi nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa nguyện vọng ngành nghề của cá nhân với nhu cầu nhân lực xã hội (vấn đề việc làm sau tốt nghiệp), giữa tâm lý phổ biến của học sinh và kể cả phụ huynh vẫn coi đại học là con đường tiến thân duy nhất, giữa giấc mơ quá bay bổng và cuộc sống hiện thực...
Tuổi trẻ có những ước mơ đẹp và hoài bão lớn, nguyện vọng của các bạn muốn vào đại học là chính đáng, song các bạn cũng phải hiểu rằng đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất, không phải là con đường duy nhất để vào đời, điều cơ bản là quá trình học tập và rèn luyện suốt đời của bạn mới đem lại những thành công cho bạn.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ chưa thưc sự quan tâm đến việc chọn nghề - lập nghiệp, còn nhiều bối rối trước khi lựa chọn trường, chọn ngành nghề để học. Chính vì vậy, đã có rất hiều bạn trẻ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc để cố gắng theo học đại học hoặc những ngành nghề không phù hợp với năng lực của bản thân, không phù hợp với nhu cầu của xã hội dẫn đến thất nghiệp, hoặc làm việc với ngành nghề không đúng với chuyên môn được đào tạo, hậu quả là rất lãng phí công sức, tiền bạc và thời gian.
Thực ra vấn đề này không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà cũng xảy ra tại một số quốc gia, đặc biệt một số quốc gia thuộc Châu Á. Theo các chia sẻ của Giáo sư Moo Suk Min, trường đại học Nazarene của Hàn Quốc đã cho thấy thực trạng phát triển giáo dục nghề nghiệp của Hàn Quốc như sau: hiện nay Hàn Quốc đạt tỷ lệ tuyển sinh cao, mở rộng giáo dục Đại học (tỷ lệ học sinh vào học đại học trên 70%); số lượng sinh viên học nghề giảm sút, trong khi đó hệ thống giáo dục và hệ thống kinh tế, xã hội cần cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp, đòi hỏi sự thay đổi của các chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của nền công nghiệp và yêu cầu đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng bậc cao... Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi Hàn Quốc tiếp tục quan tâm và phát triển giáo dục nghề nghiệp,
Hàn Quốc đã không thành công bởi vì đặt hy vọng nhân lực chất lượng cao vào những người học đại học, trong khi đó yêu cầu của ngành công nghiệp là nguồn chuyên gia bậc cao (những người có kỹ năng bậc cao). Sự đóng góp của kiến thức lý thuyết thuần túy giảm, trở thành căn bệnh xã hội, khó khăn trong vấn đề tìm việc làm vì không đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường dẫn đến nhiều sinh viên muốn bỏ học (trong đó trên 40% sinh viên nữ).
Hàn Quốc cũng đã có đánh giá và đưa ra một số điểm còn hạn chế: Đặt quá nhiều hy vọng về việc thúc đẩy giáo dục đại học. Trong xã hội, xuất hiện hiệu ứng coi thường những người tốt nghiệp các trường Trung học nghề. Các chương trình đào tạo không tương xứng giữa đào tạo lý thuyết và thực hành... Vì vậy, hiện nay Hàn Quốc cũng đã đặt ra một số vấn đề đối với giáo dục nghề nghiệp cần giải quyết như: Tỷ lệ sinh thấp, số lượng người tham gia hoạt động kinh tế giảm; Giải quyết vấn đề về tỷ lệ học đại học cao (các vấn đề liên quan từ giáo dục nghề nghiệp và đào tạo ở cấp giáo dục trung học tới năng lực nghề nghiệp liên quan và việc làm của sinh viên đại học); Tình trạng thanh niên thất nghiệp; sự thay đổi cấu trúc công nghiệp do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Có thể nói, những thực trạng đã nêu trên tại Hàn Quốc, cũng khiến chúng ta suy ngẫm về các vấn đề tại Việt Nam hiện nay. Trong những năm gần đây, ở nước ta tỷ lệ học sinh vào học đại học cao, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo và đã không ít sinh viên phải dấu bằng đại học để làm công nhân tại các doanh nghiệp, nhà máy hoặc lại phải làm lại bằng cách đăng ký tham gia học nghề để có kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, không ít học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở đã không chọn học nghề mà tham gia ngay vào thị trường lao động, làm các công việc giản đơn. Do thiếu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến họ có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh. Thậm chí có những người đã cống hiến sức trẻ cho các lao động giản đơn, thu nhập thấp, đến khi độ tuổi trung niên lại mất việc do không có trình độ, kỹ năng để đáp ứng đỏi hỏi ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh. Không lựa chọn nghề nghiệp đúng hoặc không học tập để có kỹ năng nghề nghiệp sẽ gây lãng phí lớn cho chính người học, gia đình và xã hội.
Vấn đề chọn nghề, chọn trường luôn là vấn đề nóng của toàn xã hội trước mỗi mùa tuyển sinh. Vì vậy, các bạn trẻ Việt Nam nên xem đó là bài học để thận trọng hơn trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Trong xu thế hội nhập, vấn đề việc làm của thanh niên không chỉ ở trong nước mà chịu áp lực bởi xu thế dịch chuyển lao động trong khu vực và quốc tế, vấn đề cạnh tranh để có việc làm bền vững luôn là thách thức cho bạn trẻ trước khi chọn nghề, lập nghiệp. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách thu hút học sinh học nghề, chính sách phân luồng sau trung học cơ sở, các chương trình đào tạo theo mô hình 9 , chương trình đào tạo được chuyển giao từ các nước tiên tiến của một số ngành nghề được đưa vào áp dụng. Các chương trình giáo dục nghề nghiệp có tỷ lệ thực hành cao, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Quan điểm học tập suốt đời cũng được chú trọng và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội học tập và phấn đấu trong quá trình làm việc như: học liên thông lên các bậc học cao hơn hoặc liên thông với các ngành nghề có chuyên môn gần, học thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng công nghệ mới hoặc tham gia đánh giá để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia...
Trong mùa tuyển sinh năm nay, trước những băn khoăn, vướng mắc trong việc lựa chọn nghề, chọn trường của các bạn trẻ và những nỗi lo âu của các bậc phụ huynh đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của con em mình, hy vọng rằng một số thông tin trên sẽ giúp các bạn trẻ có lựa chọn tốt hơn, vững tin hơn khi chọn nghề, lập nghiệp. Đó là cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu học tập của mình, học nghề - lập nghiệp, học thường xuyên, học suốt đời để hướng tới thành công trong tương lai!
Ths. Trần Thị Thu Hà Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN
Theo Báo dân sinh
Quản trị khách sạn đang là ngành "hot" Chon nganh, chon nghê la quyêt đinh quan trong cua các ban tre trươc ngương cưa cuôc đơi. Bên canh đam mê va năng lưc cua ban thân, cac ban cân tim hiêu nganh nghề để bản thân phat triên tiêm năng của mình, để trở thành hành trang của tương lai Nhưng năm gân đây, ngành Du lịch luôn la nganh thu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
01:17:46 30/03/2025
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
01:04:52 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025