Nhân giống loại cây còn duy nhất một cá thể trên Trái đất, hiếm tới mức được bảo vệ 24/24
Trong một lần vào rừng, vị chuyên gia bất ngờ tìm thấy loại cây chỉ có duy nhất cá thể còn sống trên Trái đất.
Loại cây độc nhất vô nhị trên Trái đất
Vào tháng 8 năm 1927, Chung Quan Quang – nhà thực vật học người Trung Quốc cùng nhóm nghiên cứu của mình đến Phổ Đà Sơn ở tỉnh Chiết Giang để thu thập mẫu vật. Tại đây, họ đã tìm thấy rất nhiều loài thực vật quý hiếm. Trong lúc tìm kiếm, ông vô tình phát hiện ra một loại cây chưa bao giờ nhìn thấy. Sau 2 năm nghiên cứu chi tiết về loại cây này, các chuyên gia đã quyết định đặt tên cho nó là Sồi tai ngỗng Phổ Đà. Sở dĩ họ đặt tên như vậy là bởi đây là loài duy nhất được tìm thấy tại Phổ Đà Sơn.
Loại cây mà Chung Phan Quang chưa từng nhìn thấy được phát hiện ở Phổ Đà Sơn. (Ảnh: Sohu)
Ở thời điểm đó, cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này chỉ còn lại đúng một cây trên Trái đất. Chính vì thế, nó còn được mệnh danh là “đứa con duy nhất của Trái đất”. Các nhà khoa học đã dùng nhiều biện pháp kỹ thuật và xác định được tuổi của cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này là 250. Cây cao khoảng 14m, đường kính hơn 60 cm. Vỏ cây có màu xám, lá to bản màu xanh đậm, tán hơi lệch. Dù đã trải qua hàng trăm năm sương gió nhưng nó vẫn xanh tươi.
Loại cây hiếm tới mức được bảo vệ 24/24
Sau khi thông tin tìm thấy cây sồi tai ngỗng Phổ Đà được công bố, rất nhiều du khách kéo tới Phổ Đà Sơn để tận mắt chiêm ngưỡng. Chính phủ vì lo lắng sẽ có người kéo tới gây hại cho cây quý nên đã đặc biệt cử nhân viên an ninh đến bảo vệ 24/24. Tuy nhiên, khi xem xét các khả năng, các nhà thực vật học cho rằng, phương pháp bảo vệ này không phải là tốt nhất vì 2 nguyên nhân.
Video đang HOT
Loại cây sồi tai ngỗng Phổ Đà có hình dáng khá đặc biệt. (Ảnh: Sohu)
Thứ nhất, môi trường sống ban đầu của cây bị phá hủy. Diện tích rừng trên Phổ Đà Sơn đã suy thoái dẫn đến mất đa dạng sinh học. Cạnh tranh môi trường sống hay tình trạng khai thác cây trái phép là nguyên nhân khiến loài thực vật quý hiếm như sồi tai ngỗng Phổ Đà rơi vào nguy cơ tuyệt chủng.
Thứ hai, khả năng sinh sản của sồi tai ngỗng Phổ Đà rất kém. Đặc biệt, sau khi bị chặt cành, cây rất khó nảy mầm và tái tạo. Ngoài ra, hoa đực và hoa cái của cây ra vào thời kỳ khác nhau, thời gian ra hoa trùng nhau ngắn. Hoa đực thường ra sớm hơn hoa cái 10 ngày, chúng chỉ gặp nhau trong khoảng 9 ngày, khả năng tự thụ phấn rất kém. Hơn nữa, chất lượng hạt của sồi tai ngỗng Phổ Đà cũng không tốt. Vỏ hạt dày và cứng, tỷ lệ nảy mầm cũng không cao. Bên cạnh đó, khu vực Phổ Đà Sơn thường xuyên có gió lớn, hạt của cây sẽ bị thổi bay đi.
Hoa của loại cây sồi tai ngỗng Phổ Đà có khả năng tự thụ phấn kém. (Ảnh: Sohu)
Vì những lý do trên, các nhà khoa học trong nhiều năm theo dõi chưa từng tìm thấy cây con nào mọc dưới gốc cây mẹ. Có thể thấy, khả năng sinh sản tự nhiên của sồi tai ngỗng Phổ Đà trong môi trường tự nhiên là cực kỳ khó. Cuối cùng, họ đã quyết định nhân giống nó.
Nhân giống loại cây quý và đưa lên vũ trụ
Kể từ năm 2000, một nhóm nghiên cứu đã bắt đầu các công việc liên quan. Họ đã liên tiếp áp dụng các phương pháp sinh sản hữu tính và vô tính để cây sồi tai ngỗng Phổ Đà mở rộng quy mô dân số. Sau nhiều năm nỗ lực, ngày nay số lượng cây con của sồi tai ngỗng Phổ Đà đã lên tới hơn 40.000 cây. Đây cũng là kỷ lục mới về số lượng quần thể cây con được nhân giống của loại cây này. Chúng từng bước được dịch chuyển sang các địa phương khác để nhân giống và bảo tồn.
Sồi tai ngỗng Phổ Đà là loại cây hiếm được đưa lên vũ trụ. (Ảnh: Sohu)
Bước đầu, những cây sồi tai ngỗng Phổ Đà đã trồng tại một số khu vực trong thành phố Chu Sơn, Chiết Giang trong chiến dịch phủ xanh. Chúng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cảnh quan những nơi này thêm xanh, sạch, đẹp. Vào tháng 4 năm 2020, hơn 100 cây giống sồi tai ngỗng Phổ Đà đã được chuyển tới Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Số cây giống này là kết quả của dự án nghiên cứu về việc thuần hóa từ xa cũng như bảo vệ ngoại vi của các chuyên gia giữa 2 tỉnh.
Thậm chí, Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 được phóng vào năm 2011 đã mang theo 4 loại cây độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Sồi tai ngỗng Phổ Đà là một trong số những loại cây được mang theo để phục vụ cho công tác thí nghiệm nhân giống trong không gian.
Số lượng cây sồi tai ngỗng Phổ Đà đã được nhân giống lên tới hàng chục nghìn giúp nó không còn rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Sohu)
Hiện nay, nhờ sự chung tay của nhiều bên liên quan, loại cây sồi tai ngỗng Phổ Đà đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Cổng địa ngục và những nơi kỳ lạ nhất trái đất
Ngày Trái đất, sự kiện nhằm bảo vệ môi trường và tôn vinh hành tinh chúng ta đang sống. Xin giới thiệu một số cảnh đẹp ngoạn mục trên hành tinh.
"Cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum, Turkmenistan. Cảnh tượng địa ngục này là sản phẩm của một mỏ khí đốt tự nhiên đang cháy sụp đổ thành một hang động.
Cầu Quỷ tại Đức. Cấu trúc này được thiết kế để tạo ra một vòng tròn, một nửa trong số đó được hình thành bởi chính cây cầu và nửa còn lại được hình thành bởi sự phản chiếu của cây cầu trong nước.
Khu rừng quanh co Krzywy Las gần Gryfino ở Ba Lan. Làm thế nào chính xác những cây có hình dạng quanh co này vẫn còn là một bí ẩn.
Địa hình Danxia ở Trung Quốc.
Miệng núi lửa Ijen ở Núi lửa Ijen, Indonesia.
Vòng tròn thần tiên Misterios (những mảnh đất không có thảm thực vật) trên sa mạc Namib. Nguồn gốc của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng.
Thác Máu (một dòng nước mặn được tạo màu bởi oxit sắt) thấm từ cuối Sông băng Taylor vào Hồ Bonney, Nam Cực.
Lâu đài làm từ san hô tại Mỹ.
Phát hiện 'mặt trăng mới' của trái đất, hình dạng lạ kỳ ở khoảng cách không tưởng Nghiên cứu mới gần đây đã cho thấy Trái đất của chúng ta có 'mặt trăng' hoàn toàn mới. Một thông tin nghiên cứu mới đây vừa được công bố khiến đông đảo dân tình quan tâm, được biết các nhà khoa học đã phát hiện có một vật thể tương đương như "mặt trăng" của trái đất. Được biết, bán mặt trăng...