‘Nhận giấy báo trúng tuyển đại học, tôi mừng đến run cả người’
Cầm trên tay giấy báo đỗ đại học, Trịnh Quốc Thống vội bốc điện thoại gọi cho cha. Sau giây phút ngắn ngủi chúc mừng con, người cha ngậm ngùi nói với cậu con trai rằng ông không đủ khả năng lo cho con 5 năm đại học.
“Nhận giấy báo trúng tuyển vào khoa công nghệ thông tin Trường đại học Nông lâm TP.HCM, tôi mừng đến run cả người” – Video: DUY THANH – LÊ HÙNG – H.VY – TRINH TRÀ
Trịnh Quốc Thống cắt cỏ, chăn bò giúp người cô ruột ở gần nhà – Ảnh: DUY THANH
Tần ngần cầm tờ giấy báo đỗ vào ngành công nghệ thông tin của Trường đại học Nông lâm TP.HCM, ngước đôi mắt buồn nhìn mải miết ra cánh đồng lúa sau hiên ngôi nhà tình nghĩa, Trịnh Quốc Thống (18 tuổi, ở xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) bộc bạch: “Đã quá gần 2 tuần so với thời điểm cuối nộp hồ sơ, học phí của sinh viên năm nhất mà tôi chưa làm thủ tục nhập học. Cánh cửa giảng đường đại học, khát khao và ước mơ cháy bỏng của tôi, có lẽ đã đóng lại thật rồi…”.
Mồ côi, học giỏi
Khi Thống mới lên 5 tuổi, em gái Trịnh Thị Tri vừa lên 2 tuổi thì mẹ qua đời. Lo tang chế cho vợ xong, ông Trịnh Quốc Thông (sinh năm 1981, cha Thống) gửi hai con thơ lại cho người mẹ già rồi vào các tỉnh phía Nam làm thuê làm mướn. Mỗi năm, ông Thông chỉ tạt về nhà 1 – 2 lần. Vài năm trước, ông đi bước nữa với một phụ nữ ở tỉnh Đắk Nông và ở hẳn với gia đình mới trên đó. Anh em Thống lớn lên nhờ sự yêu thương, đùm bọc của bà nội già yếu.
Thấy ba bà cháu sống cảnh nghèo khó, ngôi nhà cũ kỹ xuống cấp sắp sập, năm 2020 một nhóm thiện nguyện ở TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) kêu gọi quyên góp, hỗ trợ để xây cho ba bà cháu ngôi nhà tình nghĩa.
“Dự kiến tháng 4-2020 khởi công xây nhà thì tối 8-3-2020, bà nội 80 tuổi bỗng dưng ngất xỉu. Bà mất trên đường được đưa đến bệnh viện mà không kịp thấy ngôi nhà mới được khởi công” – Thống nhớ lại.
Mất bà, không làm gì ra tiền, Thống và em gái lại nhờ sự cưu mang, giúp đỡ của người cô ruột ở cạnh nhà cùng sự thương yêu của những người bà con, xóm giềng. Ngoài học tập, Thống chỉ biết giúp cắt cỏ, chăm mấy con bò cho cô hay thỉnh thoảng theo cô đi nhổ sắn (mì) thuê cho người trong xóm.
Hiểu hoàn cảnh của Thống, ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Tây Hòa) đã đỡ đầu, miễn toàn bộ các khoản phải đóng của bạn trong suốt 3 năm THPT. Nhiều thầy cô giáo trong trường dạy thêm, ôn tập cho Thống nhưng không lấy thù lao. Biết ơn, Thống học luôn khá, giỏi.
“Thống là học sinh giỏi hàng top của lớp 12C10. Em có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất lớp và xét tuyển đỗ vào đại học với điểm cao, mỗi môn hơn 8 điểm” – cô Nguyễn Thị Kim Vi, chủ nhiệm lớp 12 của Thống, cho biết.
Ước mơ bị chặn đứng!
Thống nói vì gia cảnh quá khó khăn, bạn nung nấu ước mơ và khát khao phải học tốt để vào đại học tiếp cận tri thức cao hơn, sau này tự lo cho bản thân và có điều kiện giúp em gái tiếp tục học tập. Thế nhưng, khi ước mơ đỗ đại học đã thành hiện thực thì bị chặn bởi sự nghèo khó.
“Nhận giấy báo trúng tuyển vào khoa công nghệ thông tin Trường đại học Nông lâm TP.HCM, tôi mừng đến run cả người. Tôi vội vàng bấm điện thoại hồ hởi báo tin cho ba biết. Nhưng sau giây phút hạnh phúc ngắn ngủi nhận lời chúc mừng của ba, ba nói ba quá nghèo khó, không thể lo cho tôi mỗi năm hơn 12 triệu đồng học phí, chưa kể các khoản phải đóng khác cũng như sinh hoạt phí tại TP.HCM…” – Thống bùi ngùi nhớ lại.
Người cha an ủi Thống rằng nên gác lại giấc mơ giảng đường đại học, kiếm việc làm mướn để giúp em gái được học xong bậc THPT. Từ đó, mỗi ngày trôi qua đối với Thống là một ngày buồn dài dặc.
“Tôi cứ lẩn thẩn với hàng loạt câu hỏi không đâu vào đâu trong đầu. Chẳng lẽ cửa giảng đường đã đóng sập với mình thật sao? Tại sao mình khát khao vươn lên như vậy mà khi đạt được ước mơ đại học rồi lại phải dừng bước? Một người ốm yếu chỉ 44kg như mình thì sẽ làm mướn thế nào, nghề gì để mưu sinh và lo cho em gái?” – Thống tâm sự.
Dưới chái hiên ngôi nhà tình nghĩa của hai đứa cháu, người cô ruột của Thống – bà Trịnh Thị Hằng – quệt nước mắt xót xa: “Tui nghèo khó quá, làm nông, làm thuê nuôi 4 đứa con, 2 đứa học đại học, cao đẳng nên cũng nợ nần tùm lum. Thương hai cháu Thống, Tri nên mấy năm nay đùm bọc để hai cháu sống, học tập ở quê nhà. Nhưng Thống vô đại học ở TP.HCM thì tui không thể nào đủ sức để lo cho cháu được. Nghĩ con người ta muốn vào đại học mà không đạt, còn cháu mình đỗ điểm cao lại không thể đi học, đau xót quá nhưng đành bất lực”.
Rời ngôi nhà tình nghĩa nhỏ nhắn giữa miền quê tỉnh Phú Yên của Thống giữa buổi chiều mưa nặng hạt, lòng chúng tôi cũng ngổn ngang, xót xa. Liệu có “phép mầu” nào để đưa cậu học trò mồ côi, hiếu học ấy vào giảng đường và học tập suốt 5 năm để trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin như ước nguyện hay không?
Danh sách các trường Đại học xét tuyển bằng học bạ năm 2021
Nhiều trường Đại học trên cả nước đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển vào hệ đại học chính quy theo phương thức xét học bạ THPT.
Nhiều trường công bố phương thức xét tuyển học bạ năm học 2021-2022. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
7. Trường Đại học Điện lực tuyển 3.700 sinh viên theo ba phương thức gồm tuyển thẳng, xét học bạ và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét học bạ, trường lấy 1.425 sinh viên, nhận hồ sơ từ 25.01.2021 đến 18.6.2021.
Theo đó, thí sinh xét tuyển phải có điểm trung bình chung của các môn học trong tổ hợp dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 (theo thang điểm 10).
Nhà trường cập nhật và thông báo kết quả sơ tuyển đợt 1 trên trang Web tuyển sinh trước ngày 30.6.2021. Các thí sinh đạt kết quả sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển nếu tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. (Thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm 2021 có thể xác nhận nhập học và nhập học ngay sau khi có kết quả sơ tuyển).
6. Học viện Chính sách và Phát triển nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT từ ngày 1.3 đến ngày 31.5. Với phương thức này, trường xét thí sinh có điểm trung bình cộng của điểm trung bình chung học tập ba học kỳ (hai kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12) và điểm ưu tiên từ 7 trở lên (riêng ngành Quản lý nhà nước từ 6,5).
5. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM: Áp dụng phương thức xét học bạ cho chương trình chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.
Theo đó, học sinh có kết quả xếp loại học lực học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ loại giỏi trở lên thuộc các trường THPT chuyên, năng khiếu trực thuộc đại học và các trường chuyên, năng khiếu trực thuộc tỉnh/thành phố.
Học sinh có kết quả điểm học lực học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6,5 trở lên, tổng điểm xét tuyển các môn trong tổ hợp xét tuyển từ 20 trở lên bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực; điểm môn tiếng Anh trung bình cộng 3 học kỳ phải đạt từ 6,5 trở lên.
Thời gian nhận hồ sơ gồm 2 đợt: Đợt 1 nhận hồ sơ từ ngày 25.3.2021 đến ngày 25.5.2021 (Nhận trực tiếp và qua bưu điện). Trường thông báo kết quả trúng tuyển có điều kiện dự kiến trước 15.6.2021; Đợt 2: Theo thông báo của Trường (Nếu có).
4. Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM vừa thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH chính quy bằng hình thức xét kết quả học tập bậc THPT. Đây là 1 trong 4 phương thức tuyển sinh của trường năm nay, áp dụng cho khoảng 40% chỉ tiêu các ngành tại cơ sở chính TP.HCM (tổng chỉ tiêu dự kiến gần 4.900).
Cụ thể, trường xét kết quả học tập của 5 học kỳ bậc THPT (trừ học kỳ 2 lớp 12) với học sinh đã tốt nghiệp, có điểm trung bình các môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 6 trở lên.
3. Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển phương thức này từ 1.3.
Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, ở đợt đầu tiên này trường nhận hồ sơ đến hết ngày 25.4 và dự kiến xét tuyển khoảng 40% chỉ tiêu (tương đương 1.400 thí sinh). Thí sinh nộp hồ sơ cần có điểm trung bình cộng các môn theo tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
2. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển phương thức học bạ dựa vào kết quả 5 học kỳ và tổ hợp 3 môn lớp 12 (khoảng 30% chỉ tiêu năm nay). Thí sinh xét điểm 3 môn lớp 12 cần đạt từ 18 điểm trở lên, phương thức điểm 5 học kỳ cần có tổng điểm trung bình từ 30 trở lên (trừ học kỳ 2 lớp 12).
1. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng xét tuyển 50 ngành theo kết quả học bạ. Thí sinh được chọn 1 trong 2 cách để nộp hồ sơ: tổng điểm trung bình 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) hoặc tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 (cả 2 cách thí sinh đều đạt từ 18 điểm trở lên trừ khối ngành sức khỏe đạt thêm các yêu cầu học lực theo quy định chung).
'Xe lăn điện' đạt giải nhất dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng 34 dự án do 180 sinh viên của 6 trường đại học thực hiện đã tham dự vòng chung kết cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng - EPICS năm 2021. theo đó, dự án Xe lăn điện đã đạt giải nhất. Các đội đạt giải trong cuộc thi - BẢO CHÂU Dự án Xe lăn điệncủa sinh viên Trường...