Nhận bưu phẩm gửi từ Trung Quốc có nguy cơ nhiễm virus corona không?
Trước lo lắng của nhiều người, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những giải thích nhằm trấn an người dùng.
Tính tới thời điểm hiện tại, COVID-19 đã khiến hàng chục nghìn người trên thế giới mắc bệnh và gây ra rất nhiều rắc rối, gián đoạn cho tình hình kinh doanh, di chuyển. Ảnh hưởng của COVID-19 có thể thấy rõ trong ngành công nghệ khi Trung Quốc là một “mắt xích” cực kì quan trọng trong chuỗi cung ứng của nhiều ông lớn. Không ít sản phẩm công nghệ mà bạn đang sử dụng được sản xuất ở Trung Quốc. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu bạn có thể bị nhiễm virus corona chủng mới từ một kiện hàng, sản phẩm được gửi trực tiếp từ quốc gia tỉ dân hay không?
Thực tế, cả Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khẳng định hiện chưa có bằng chứng cho thấy virus corona có thể lây lan thông qua hàng hóa nhập khẩu.
Trang hỏi đáp về COVID-19 trên website của CDC nói rằng dựa trên hiểu biết về virus SARS và MERS có thể khẳng định rằng “có rất ít khả năng lây lan virus corona từ hàng hóa và sản phẩm được vận chuyển trong suốt nhiều ngày và thậm chí nhiều tuần ở điều kiện thời tiết môi trường.”
“Người dùng nhận các kiện hàng không có rủi ro nhiễm virus corona chủng mới,” WHO trong khi đó nói. “Từ kinh nghiệm của chúng tôi với các chủng khác của virus corona, chúng tôi biết rằng loại virus này không thể tồn tại lâu trên một số đồ vật, ví dụ như thư từ hay kiện hàng.”
Video đang HOT
Nhận thấy xu hướng có nhiều người nước ngoài từ chối nhận bưu kiện từ Trung Quốc, Bưu điện Trung Quốc cũng đã phải chính thức lên tiếng trên website của mình để trấn an khách hàng. “Ngay cả khi kiện hàng gửi đi nước ngoài đến từ một người nhiễm bệnh, kiện hàng này cũng không phải là một phương tiện truyền bệnh,” trang này viết.
Theo Sao Star
Máy đo thân nhiệt hồng ngoại có hiệu quả ngăn dịch virus corona?
Theo các chuyên gia, virus corona lan rộng trên toàn cầu, khách du lịch đang trải qua các cuộc kiểm tra nhiệt độ không đáng tin cậy.
Virus corona lần đầu xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019. Hiện tại, số người lây nhiễm trên thế giới đã gần 70.000 người và số người chết hơn 1.500 người.
Các sân bay, thành phố lớn ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã dùng máy đo nhiệt độ để sàng lọc khả năng nhiễm virus của người dân. Thiết bị này sử dụng cảm biến hồng ngoại để đo nhiệt độ của một người mà không chạm vào da họ.
"Những thiết bị này nổi tiếng là không chính xác và không đáng tin cậy", Tiến sĩ James Lawler, làm việc tại Trung tâm An ninh Y tế Toàn cầu của Đại học Nebraska (Mỹ), nói với tờ New York Times.
Điều này đồng nghĩa nhiều trường hợp nhiễm virus corona có thể không bị phát hiện thông qua cách kiểm tra nhiệt độ bằng máy đo hồng ngoại.
Máy đo nhiệt độ hồng ngoại có kích thước nhỏ gọn.
Theo Tiến sĩ James Lawler, hầu hết người cầm máy đo thân nhiệt quá xa hoặc quá gần đối tượng. Vì thế, kết quả cho ra thường quá lạnh hoặc quá nóng. "Sau khi kiểm tra, thiết bị đưa ra kết quả nhiệt độ của tôi ở mức 35 độ hoặc thấp hơn. Điều này khá mâu thuẫn với thực tế. Vì thế, tôi không chắc thiết bị này đo chính xác", James Lawler nói.
Bên cạnh đó, khi dùng máy đo để kiểm tra nhiệt độ ở các môi trường bụi bặm hay trong ôtô có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Ngay cả khi được sử dụng đúng cách, máy đo cũng sẽ không phát hiện được hết những người bị nhiễm virus corona. Theo các nghiên cứu, người bị nhiễm bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng đặc biệt trong 14 ngày. Một số trường hợp dùng thuốc hạ sốt sẽ có thể "đánh lừa" chiếc máy đo nhiệt độ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận người nhiễm bệnh có thể vượt qua khâu kiểm tra nhiệt độ. Tuy nhiên, việc kiểm tra này có thể giảm nguy cơ lây lan virus corona, có thể coi như bước sàng lọc ban đầu dù hiệu quả chưa cao.
Mặt khác, người có nhiệt độ cao không nhất thiết bị nhiễm bệnh. "Họ có thể đã tập thể dục hoặc đang dùng một số loại thuốc", Jim Seffrin, chuyên gia về thiết bị hồng ngoại tại Viện Infraspection ở New Jersey (Mỹ) chia sẻ.
Một nhân viên anh ninh kiểm tra thân nhiệt của người đàn ông tại khu chợ ở Thượng Hải hôm 15/2.
Theo Gary Strahan, Giám đốc của công ty thiết bị đo nhiệt độ hồng ngoại, nhu cầu mua các sản phẩm đo nhiệt độ tăng mạnh trong mùa dịch. Ông phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối để hoàn thành số đơn hàng cho khách. Giá của những thiết bị này cũng tăng gấp 5 lần so với trước.
Mo Yingchun, Tổng giám đốc công ty máy đo nhiệt độ Alicn Medical ở Thâm Quyến (Trung Quốc) cho biết máy đo hồng ngoại không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Các thiết bị của công ty ông thường được sử dụng để kiểm tra nhiệt độ trong phòng của trẻ sơ sinh.
"Máy đo nhiệt độ hồng ngoại chỉ được sử dụng để sàng lọc nhanh và không chính xác như máy đo nhiệt độ truyền thống. Đây là một ngành công nghiệp nhỏ và nếu dịch không bùng phát, nó sẽ không được chú ý", Mo Yingchun nói.
Theo VN Review
Thế kỷ XXI, ai còn cần các hội chợ di động như MWC? Hội chợ di động lớn nhất thế giới đã bị hủy vì lo ngại về cúm corona. Nhưng thực tế, đây không phải là lý do duy nhất. Một trong những thông tin nóng nhất những ngày gần đây của thế giới công nghệ chính là việc Triển lãm Di động Thế giới (MWC) bị hủy bỏ do lo ngại virus corona. Làm...