Nhận biết và xử trí bệnh lý niêm mạc miệng thường gặp ở trẻ em
Theo TS.BSCK2. Phạm Đình Nguyên – Tổng Thư ký Hội TMH Nhi TP.HCM, có nhiều nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc miệng ở trẻ em, trong đó 3 bệnh lý thường gặp nhất.
Trẻ bị đau rát do vết loét từ nhiệt miệng
Trong đó bao gồm: viêm loét miệng và nhiệt miệng tái phát (chiếm hơn 50%), nấm miệng, loét do chấn thương, viêm lưỡi bản đồ hay còn gọi là đẹn trăng.
Biểu hiện của bệnh lý niêm mạc miệng ở trẻ em rất đa dạng. Thông thường, dựa vào độ tuổi và thời điểm xuất hiện triệu chứng sẽ có thể chẩn đoán sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
1. Nấm miệng:
Khoảng 10% trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Ở lứa tuổi này, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, thường ngậm ty giả, bú bình, khó khăn trong việc giữ vệ sinh miệng là những yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển.
Nấm miệng là những mảng trắng nhỏ, rất khó để làm sạch, khi lấy đi thường để lại những chấm đỏ trên niêm mạc miệng.
Video đang HOT
Nấm miệng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, thường sau khi trẻ ốm hoặc sau một đợt dùng kháng sinh dài ngày. Mặc dù không gây đau đớn, nhưng khi bị nấm miệng trẻ khó chịu, biếng ăn, quấy khóc.
Điều trị nấm miệng tương đối đơn giản, chủ yếu là giữ vệ sinh, rơ miệng để loại bỏ các mảng bám và thoa thuốc điều trị nấm tại chổ (miconazlole, nystatin).
Tuy nhiên do bệnh thường hay tái phát nên cần lưu ý sử dụng thuốc đủ thời gian theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ dù không còn nhìn thấy nấm trong miệng trẻ nữa (duy trì thêm ít nhất 1 tuần sau khi các triệu chứng biến mất).
2. Viêm lưỡi bản đồ:
Viêm lưỡi bản đồ là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong bệnh lý niêm mạc miệng ở trẻ em (hơn 8%). Là bệnh lý viêm lành tính, viêm lưỡi bản đồ đặc trưng với những vết hoặc mảng nhẳn, có màu đỏ nhạt, hình dạng, kích thước không đều ở phần đầu lưỡi hoặc hai bên lưỡi.
Bệnh có khuynh hướng tái phát thường xuyên, các tổn thương này có thể thay đổi vị trí, hình dạng, kích thước và tự biến mất sau vài ngày xuất hiện dù không điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền. Khả năng bệnh của trẻ sẽ cao hơn nếu gia đình có người mắc bệnh.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng khi bệnh trẻ có thể mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc lúc ăn hoặc bú do đau. Trong trường hợp như vậy, có thể dùng thuốc dạng gel bôi chứa lidocaine thoa vào vị trí tổn thương để giảm đau tại chổ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Loét miệng:
Nguyên nhân gây loét miệng ở trẻ em chủ yếu do viêm loét miệng, nhiệt miệng và chấn thương. Tuỳ theo nguyên nhân, vết loét có thể xuất hiện ở mặt trong của môi, má, lợi, lưỡi. Khi bị loét miệng, trẻ thường quấy khóc, đau khi ăn uống, miệng ứ đọng nhiều nước bọt.
Dùng thuốc dạng gel bôi có chứa chất giảm đau (lidocaine), kháng viêm, kích thích lành thương (tinh chất chiết xuất thảo dược như hoa cúc, lô hội) sẽ giúp trẻ giảm đau, ăn uống dễ dàng hơn và rút ngắn thời gian hồi phục.
Thông thường vết loét ở niêm mạc miệng sẽ lành sau 10-14 ngày. Tuy vậy, cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm trong trường hợp có một trong các triệu chứng đi kèm như sốt cao, lạnh run, hạch ở cổ hoặc các vị trí khác sưng to, có bóng nước hay vết loét ở những nơi khác trên cơ thể hoặc vết loét có bờ nham nhỡ, sần sùi, tồn tại kéo dài trên 14 ngày…
4. Chăm sóc khi trẻ bệnh:
Để đảm bảo dinh dưỡng nên khuyến khích trẻ dùng thức ăn lỏng, mềm và giàu năng lượng. Nếu trẻ từ chối ăn uống, thay vì ép con ăn theo cách mình mong muốn hãy cho trẻ ăn những món bé yêu thích. Nước để lạnh, thức ăn làm mát và kem có thể làm dịu cơn đau, giúp trẻ cảm giác dễ chịu hơn khi ăn uống.
Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách (súc miệng bằng nước muối, đánh răng nhẹ nhàng bằng bản chải mềm mại) để hạn chế nhiễm trùng răng miệng sẽ giúp các tổn thương ở vùng miệng chóng hồi phục hơn./.
Những ai không nên ăn nhiều vải?
Dù vải đang vào mùa và rất ngon, những người bị nhiệt miệng vẫn nên hạn chế ăn nếu không muốn tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Do vải có hàm lượng đường cao và tính nóng, các chuyên gia sức khỏe khuyên nên hạn chế sử dụng (chỉ ăn một vài quả mỗi lần) nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau:
Hay váng đầu, buồn nôn: Nếu ăn nhiều vải, lượng đường glucoza trong máu tăng vọt, cơ thể tăng tiết insulline để giảm đường trong máu, dẫn đến phản ứng đường máu thấp mà ta gọi là "say vải". Bệnh nhân sẽ váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh dù cơ thể vẫn nóng... Nếu bạn đang sẵn váng đầu, buồn nôn, đừng ăn quá nhiều vải.
Người đang có mụn nhọt không nên ăn nhiều vải.
Có bệnh tiểu đường: Như trên đã nói, việc ăn nhiều vải một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, rất có hại cho bệnh nhân tiểu đường.
Bị mụn nhọt: Do tính nóng, vải khiến tình trạng mụn nhọt trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn nhiều.
Thừa cân: Vải chứa lượng đường lớn, cung cấp nhiều năng lượng, do đó nếu ăn nhiều bạn sẽ tăng cân.
Đang bị nhiệt miệng: Việc ăn quá nhiều vải dẫn đến nóng trong, làm gia tăng tình trạng nhiệt miệng, thậm chí khiến người nổi ban đỏ.
Có thai: Chính vì vải nóng, dễ dẫn đến "say" nên thai phụ không nên ăn quá nhiều vải, nhất là những thai phụ có chỉ số đường huyết cao.
Ngoài ra, trẻ em cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng lúc, không tốt cho sức khỏe.
Bột ngọt không phải thực phẩm có hại với trẻ nhỏ Không còn là vấn đề đơn giản, nếu dùng gia vị cho trẻ nhỏ sai cách sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường. Sử dụng gia vị đúng cách trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cũng như xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh. Theo chuyên gia dinh dưỡng GS. M. Greykal phân tích, đối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Kim Soo Hyun bị các nhà quảng cáo kiện, thiệt hại ước tính hơn 10 tỷ won
Sao châu á
22:50:28 30/04/2025
Nam danh hài hơn mẹ vợ 2 tuổi, ở nhà mặt tiền trung tâm quận 5 TP.HCM, có 3 con riêng
Sao việt
22:47:18 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025