‘Nhăm nhe’ thành lập nhiều trường đại học ở TP.HCM
Hiện nay, TP.HCM đang có nhiều đề án thành lập trường đại học trong thời gian tới.
Thông tin từ Sở GD&ĐT TP.HCM, năm vừa qua đơn vị này đã tham mưu cho UBND TP.HCM về đề án cho phép thành lập ĐH Du lịch Sài Gòn.
Sở GD&ĐT TP.HCM cũng tham mưu cho UBND thành phố về việc phê duyệt chủ trương thành lập ĐH Lý Tự Trọng trên cơ sở nâng cấp CĐ Lý Tự Trọng. Ngoài ra, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng tham mưu về việc thành lập phân hiệu ĐH Sài Gòn ở Tây Ninh trên cơ sở sáp nhập Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh.
Nhiều đề án thành lập trường đại học tại TP.HCM. Ảnh: VietNamNet.
Hiện TP.HCM đang có nhiều dự án thành lập trường đại học. Một số dự án đã được đồng ý về chủ trương.
Cụ thể năm 2018, thành phố đã có chủ trương cho phép thành lập ĐH Đại Việt Sài Gòn là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Lúc đó, chủ đầu tư đơn vị này đã đưa ra phương án xây dựng phát triển trường trong 2 giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 1 (2018-2019) là đầu tư xây dựng trường tại nội thành và tại khu chức năng giáo dục thuộc Khu đô thị Tây Bắc với cơ sở vật chất cao cấp hiện đại, đảm bảo cho quản lý và tổ chức đào tạo chất lượng cao.
Video đang HOT
Giai đoạn 2 (2020-2022) sẽ tiếp tục hoàn thiện bổ sung các công trình hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo đề án phát triển của nhà trường.
Dự kiến, trường tổ chức tuyển sinh và khai giảng khóa đại học đầu tiên vào tháng 9 năm 2019. Các khối ngành dự kiến đào tạo theo lộ trình gồm Kỹ thuật công nghệ, Kinh tế, Ngoại ngữ và Chăm sóc sức khỏe. Chỉ tiêu dự kiến 1.000 sinh viên. Tuy nhiên, đến nay, trường đại học này vẫn chưa đi vào hoạt động.
Ngoài ra còn có chủ trương thành lập ĐH Văn hóa Nghệ thuật Sài Gòn trên cơ sở nâng cấp CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn từ năm 2017, nhưng đến nay trường này vẫn chưa đi vào hoạt động.
Theo ông Vũ Khắc Chương, chủ đầu tư dự án ĐH Văn hóa Nghệ thuật Sài Gòn, cho hay việc một số trường cao đẳng có chủ trương thành lập trường đại học ở TP.HCM nhưng vẫn chưa được, thường là do quỹ đất của trường chưa đủ theo yêu cầu là từ 5 ha trở lên. Khi có dự án thường đã có chủ trương giao đất của UBND TP.HCM nhưng khi đi thực hiện lại bị vướng mắc.
Trường ĐH Sài Gòn, ĐH Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn
Trường Đại học Sài Gòn và trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn của phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực.
Điểm chuẩn xét điểm thi năng lực vào Trường Đại học Sài Gòn cao nhất 898 điểm
Chiều ngày 13/7, Trường Đại học Sài Gòn đã công bố phương thức tuyển sinh đầu tiên năm 2022 dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Thí sinh thi kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (ảnh:L.P)
Theo công bố, điểm chuẩn trúng tuyển các ngành dao động từ 654 đến 898, trong đó ngành Kỹ thuật phần mềm lấy cao nhất.
Điểm chuẩn cụ thể các ngành xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Trong thông báo điểm chuẩn do Phó giáo sư Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký cũng nhấn mạnh, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm (trừ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông) bắt buộc phải đăng ký nguyện vọng này theo đúng mã trường, mã phương thức, mã tổ hợp xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường hợp thí sinh chắc chắn sẽ chọn ngành đủ điều kiện trúng tuyển sớm cần đặt ngành này là nguyện vọng 1 khi thực hiện đăng ký.
Trước đó, Trường Đại học Sài Gòn công bố phương thức xét tuyển sử dụng điểm Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để xét tuyển các ngành (trừ nhóm ngành đào tạo giáo viên và thanh nhạc).
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn hai phương thức đầu
Cũng trong chiều ngày 13/7, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng công bố điểm chuẩn trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông) các phương thức tuyển sinh đầu tiên.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển chính thức vào trường khi đáp ứng cả 3 điều kiện.
Thứ nhất, thí sinh đã tốt nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thứ hai, có điểm xét tuyển cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn trúng tuyển do Hội đồng tuyển sinh đã công bố.
Điều kiện thứ 3 là thực hiện việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời được công nhận trúng tuyển trên hệ thống đúng theo quy định.
Theo công bố của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, điểm chuẩn trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông) theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Bên cạnh đó, nhà trường cũng công bố điểm chuẩn trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông) đối với phương thức tổng hợp. Theo đó, cả chương trình đại học chính quy chất lượng và chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng đều lấy điểm chuẩn trúng tuyển là 109.
Điểm chuẩn trúng tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy định. Đối với chương trình đại học chính quy chất lượng cao, sinh viên sẽ chọn ngành (Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán) sau khi nhập học chính thức.
Thời gian qua nhiều trường đại học phía Nam đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển các phương thức xét tuyển sớm năm 2022.
Mức tăng học phí ngành Luật phía Nam trong 4 năm tới ra sao? Năm 2022- 2023 học phí cao nhất ở Trường ĐH Luật TP.HCM là 165 triệu đồng, mức thấp nhất là 15,1 triệu đồng ở Trường ĐH Sài Gòn. Ở nhiều trường, học phí sẽ tăng dần trong các năm tiếp theo. Trường ĐH Luật TP.HCM Với mục tiêu nhanh chóng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận nền giáo...