Nhạc sĩ Trần Tiến – người không chịu phổ thơ ai
Có bận, tôi được nghe Trần Tiến tâm sự: “Mình có mấy thằng bạn thơ thân lắm – Lưu Quang Vũ, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật… Chúng nó thuở hàn vi thương mình ca sĩ quèn, hùa vào động viên làm nhạc. ến khi mình nổi tiếng, hí, lại chẳng thằng nào nhờ phổ thơ. Cho nên đến giờ mình chưa từng phổ thơ ai”.
Trần Tiến và vợ. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
KỶ NIỆM “DIN BA CẦU”
Tôi ngờ ngợ, nghĩ không có nhẽ anh quên, hoặc tôi “mụ mị” rồi. Là bởi chính tôi đây, có nhẽ cũng đã gần nửa thế kỷ, khi ấy còn là một người lính ở Trường Sơn, chẳng đã nghe bài hát Din ba cầu anh phổ thơ Phạm Tiến Duật đó sao? Bài hát Din ba cầu ấy, cũng lại do Trần Tiến ôm ghi ta trình diễn với những lời hát mộc mạc, khỏe khoắn: “To là Din ba cầu/ Ấy, khỏe là Din ba cầu/ Đại đội có mình tớ/ Nên quý như con đầu…Hớ hơ…”.
Lính ta nghe anh hát, khoái lắm, vỗ tay vang rừng. Những người lính Hà Nội nhìn anh cứ mê man, bởi khi ấy anh đang là ca sỹ trẻ của Đoàn Ca múa Hà Nội vào mặt trận phục vụ, người còn thơm lừng mùi hoa sữa. Anh xung phong cùng đoàn vào tuyến đường Trường Sơn ác liệt, nơi có Phạm Tiến Duật đang làm ngất ngây bao người yêu thơ.
Tôi biết hai anh này gặp là mê nhau ngay, cái giống người tài vốn vậy, họ nhận ra nhau nhanh lắm, chỉ một buổi là thành tri âm tri kỷ, Bá Nha – Tử Kỳ. Thế là suốt đêm ấy đọc thơ, đàn hát tâm đắc đến nỗi anh Tiến nhập tâm ngay bài thơ Dinba cầu của anh Duật, và ôm đàn hát ngay thành lời. Tài thế chứ! Anh em chúng tôi là cứ lác mắt.
Anh Duật cũng xúc động lắm, cứ ngơ ngẩn nhìn anh Tiến còn hơn cả nhìn nữ ca sỹ Huyền Châu xinh đẹp ngồi bên. Từ đấy hai “bố” này nắm tay nhau đi diễn khắp các đơn vị, hét toáng cả rừng Trường Sơn bài Din ba cầu trong tiếng vỗ tay rào rào của lính tráng!
Thế rồi một thời gian sau, Phạm Tiến Duật về Hà Nội lấy vợ, tổ chức đám cưới ngay tại nhà Trần Tiến, trên gác hai nhà 94 đường Nam Bộ. Căn phòng nhỏ, đám cưới cũng tùng tiệm nhưng vui vẻ lắm. Bạn bè, anh em lính tráng, rồi văn nghệ sỹ tấp nập, chẳng có chỗ mà ngồi cho hết. Lại có cả mẹ anh Duật từ Phú Thọ về. Đỗ Chu hay chuyện thế mà cũng giãn hết bạn bè văn nghệ để nhất mực “bầm bầm con con” với mẹ anh Duật, và cứ ôm cái ấm nước trên tay để rót nước mời bầm uống liên tục.
Bộ tứ sông Hồng trong đêm nhạc của Tùng Dương, Hà Nội tháng 6/2018. Trần Tiến đứng ngoài cùng bên phải. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Video đang HOT
BA CON NGƯỜI TRONG MỘT NGHỆ SĨ
Nhưng đúng là Trần Tiến dường như chưa phổ thơ ai thật, nếu có Din ba cầu chỉ là hy hữu. Hỏi sao ít phổ thơ thế, Tiến nhăn nhó: “Phổ thơ khó lắm chứ cậu tưởng, trong nghề mới biết nó khó. Có loại thơ để đọc, có loại để ngâm, có loại chỉ để nhìn, đọc lên hay ngâm lên là hỏng bét. Còn loại thơ để hát thì chỉ có Trịnh Công Sơn tự phổ thơ mình mà thôi. Mình nhớ có lần nhạc sỹ Thanh Tùng đùa trêu ai đó: “Ông phổ thơ thế này, phải gọi là “ngâm thơ tân kỳ” chứ không phải là nhạc, nếu bỏ lời đi, thì chẳng hiểu nó là cái gì. Này, mình nhớ không nhầm thì Thanh Tùng cũng chưa phổ thơ ai bao giờ cả”.
Quan sát Trần Tiến nhiều năm, tôi thấy trong con người nghệ sỹ của anh có hẳn ba con người: Ca sỹ/nhạc sỹ sáng tác/ nhà thơ. Hãy cứ đọc thôi những ca từ của anh, hỏi có là nhà thơ không nhé: “Tạm biệt chim én xưa /Tạm biệt những giấc mơ/ Và giàn hoa tím bên nhà ai nhớ mong/ Chào nụ hoa bé nhỏ/ dịu dàng trong đám cỏ/ Đợi chờ con én những chiều xa rất xa…(Tạm biệt chim én).Hoặc Ngẫu hứng sông Hồng: “Tôi ôm con sáo bé bỏng của tôi/ Lang thang theo cha dọc bờ sông trắng xóa/ Một ngày mùa thu đưa cha qua sông/ Một ngày dòng sông đầy tiếng sóng và gió/ Con sáo sang sông bạt gió/ Con xít thương ai lội sông tìm ai?”. Hay bài Chị tôi: “Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong/Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không/Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Đông/ Chị tôi chưa lấy chồng…/Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo/ Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi/ Chị thương hai đứa em thương mẹ già con đau /Chị tôi chưa lấy chồng…”. (Tưởng cứ như hồn thơ Nguyễn Bính!).
Gần gũi anh tôi biết, con người thơ ca trong anh lúc nào cũng dạt dào cảm xúc. Người ta chưa kịp vui anh đã vui, người ta chưa kịp buồn anh đã buồn, nỗi buồn chưa đến lúc ứa lệ thì anh đã sụt sùi. Những ý tưởng, những ngôn từ thường được anh ghi vào cuốn sổ nhỏ đút túi quần, đi đâu cũng lẩm nhẩm hát những câu thơ ấy, cho những giai điệu tràn về thành câu hát, thành một cung đoạn sáng tạo khép kín cho bài ca. Chẳng còn chỗ nào cho bất kỳ thơ ca ai khác, kể cả những người bạn thân nhất “len” vào.
Con người nghệ sỹ của Trần Tiến là một thực thể âm nhạc hoàn chỉnh, vừa là nhà thơ tạo nên ca từ, vừa là nhạc sỹ hát lên những dòng thơ ấy bằng nhịp phách, bằng giai điệu, rồi lại bằng chính vòm ngực và cổ họng của mình – ca sỹ để hát lên, để chuyển tải nó đến với rừng, với suối, với non cao biển rộng, và với những trái tim con người…
ám cưới Phạm Tiến Duật, khi men rượu làng Vân và bia hơi Hà Nội đã “tây tây” thì lại Trần Tiến chứ chẳng ai khác ôm ghi ta hát đến khản cả cổ bài Din ba cầu để mừng cô dâu chú rể, làm tất thẩy người dự vỗ tay hát theo rầm rầm. Khí thế quá, cứ như sắp nhảy xuống đường hành quân vào Trường Sơn hết lượt.”Hoàng Hiệp, Lê Yên và vài người nữa. Phổ hay cực. Thế mới biết phổ thơ là một nghề. ấy là sự kết hôn tài tình giữa nhà thơ và nhạc sỹ”. Nhạc sĩ Trần Tiến
Theo Châu La Việt (Tiền Phong)
NSƯT Chí Trung: "Giao đất 13 năm nay, dự án xây Nhà hát Tuổi trẻ mới vẫn còn rất xa vời"
Chia sẻ với Dân Việt về mong muốn xây dựng một nhà hát đúng quy chuẩn, NSƯT Chí Trung - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, dù chỉ là "quán ăn" tinh thần nhưng cũng cần lắm một "quán ăn" đúng quy chuẩn thì khán giả mới đến xem và hút được khán giả trẻ.
Vừa qua Nhà hát Tuổi trẻ đã kỷ niệm 40 năm thành lập với sự góp mặt đông đảo nhiều thế hệ nghệ sĩ đã cống hiến cho nhà hát và cho nghệ thuật Việt Nam. Nhìn lại thì địa điểm của Nhà hát dường như không thay đổi, cơ sở hạ tầng cũ kỹ, thậm chí, Nhà hát đang ngày càng nhỏ hẹp trong khi số lượng nghệ sĩ, diễn viên ngày một tăng lên. Vậy Nhà hát đã có kế hoạch xin xây dựng địa điểm, trùng tu Nhà hát chưa, thưa anh?
- Có chứ. Chúng tôi vẫn đang xin xây dựng đấy, nhưng chưa được. Cho đến thời điểm hiện tại, Nhà hát đã qua 4 đời giám đốc đã nghỉ hưu. Thành phố Hà Nội cũng đã có quyết định giao đất từ 13 năm nay, nhưng đến bây giờ dự án xây dựng Nhà hát Tuổi trẻ mới vẫn còn rất xa vời.
NSƯT Chí Trung phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà hát Tuổi trẻ.
Vậy anh có chia sẻ gì về nhu cầu cũng như mong muốn có một Nhà hát mới đối với khán giả và các nghệ sĩ?
- Tất cả chúng ta đều thấy rằng, sân khấu không đáp ứng kịp nhu cầu của khán giả. Hiện nay mạng xã hội, truyền hình mở ra, đời sống của người dân cũng được nâng lên trong khi sân khấu không hề thay đổi. Bạn thử tưởng tượng, bạn ngồi ăn trưa ở một bàn ăn bị kẹp vào trong góc mà một bên là bức tường. Bạn không thể ngồi ở một chỗ ăn có không gian thoáng đãng, có view đẹp, bạn có thể lùi và tiến ghế tuỳ vào ý thích của bạn thì bạn sẽ cảm thấy bức bí như thế nào.
Tất nhiên khi nói đến sân khấu tức là sân khấu gộp và hướng về một hướng. Tuy nhiên vì nhà hát chật hẹp, lối đi lại giữa các hàng ghế quá chật sẽ khiến khán giả đến xem cảm thấy rất ngại khi phải đứng lên, ngồi xuống, đấy là chưa kể những người đến muộn sẽ khó có thể đi vào ngồi đúng hàng ghế của mình. Với những cái vô cùng bất cập, tưởng là chuyện nhỏ nhưng hoá ra lại rất quan trọng với cuộc sống, xã hội bây giờ. Nếu như ngày trước, đời sống bao cấp được đi xem kịch là món ăn tinh thần rất xa xỉ, thì bây giờ đi xem kịch trở thành điều "xa xỉ trong suy nghĩ", bởi không ai nghĩ đến đi xem kịch nữa.
Cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn do cơ sở hạ tầng kém để nói rằng sân khấu kịch bị khán giả quay lưng, không còn muốn đi xem kịch?
- Tất nhiên không thể đổ lỗi hết. Nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy tình hình và đã cố gắng, nỗ lực làm tất cả để thay đổi, lôi kéo khán giả đến với sân khấu kịch. Chúng tôi thay đổi về nội dung cũng như rèn luyện hàng ngày những kỹ năng cho các diễn viên và cố gắng làm mới các tác phẩm kinh điển của các tác giả như Lưu Quang Vũ nhằm mang tới sự tươi mới, hơi thở cuộc sống hiện đại vào trong tác phẩm.
Điều khiến chúng tôi bất lực và không thể làm gì khác đó chính là sự thay đổi về cơ sở hạ tầng. Nếu như nói sử dụng màn hình led là một giải pháp thì thực sự màn hình led cũng chỉ đưa cuộc sống bên ngoài vào và chỉ dừng lại trên sân khấu chứ không thể đưa khán giả đi xa hơn được.
Theo anh một nhà hát mới sẽ tác động như thế nào tới các nghệ sĩ cũng như khán giả?
- Nếu có một nhà hát được xây dựng theo quy chuẩn vừa mang tính nghệ thuật sân khấu vừa mang tính hiện đại, giải trí thì đó sẽ là điểm đến tuyệt vời cho khán giả.
Khán giả có thể cảm nhận sự tự do về không gian, cảm xúc và tự do về mong muốn, đây sẽ là điều quan trọng và sự tôn trọng đối với khán giả của mình. Để đạt được điều đó, trước tiên là với một nhà hát có view đẹp, sang trọng với quầy cà phê, mùi quen thuộc của sân khấu. Nơi được thiết kế, sắp xếp nghệ thuật nhưng cũng mang tính hiện đại, giải trí và sôi động giống như khán giả trẻ tới xem ở rạp CGV vậy.
Các nghệ sĩ chụp ảnh trong lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà hát Tuổi trẻ.
Ở nhà hát mới này, sẽ có khu để trưng bày đồ lưu niệm của nhà hát, có phòng để khán giả có thể giao lưu với khán giả sau giờ diễn. Phòng để các diễn viên gặp gỡ, trò chuyện với nhau về vai diễn trước giờ diễn. Đấy là chưa nói vào nhà hát đúng quy chuẩn thì phòng phải lạnh, đèn phải sáng, ghế ngồi thoải mái, âm thanh tốt...
Còn sân khấu phải rộng, được trang bị công nghệ hiện đại để có thể đảo chiều liên tục. Diễn viên có những vai diễn trong các vở thần thoại hay cổ tích có thể bay lên cao, hay mất hút dưới lòng đất một cách dễ dàng.
Với Nhà hát Tuổi trẻ, sân khấu bây giờ dù đã tốt hơn nhiều so với các nhà hát khác, tuy nhiên cũng không thể đảo chiều, hay diễn viên không thể xuất kì bất ý ở những vở thần thoại. Hay xuất hiện ở bất kỳ đâu trong những vở để gây cho khán giả bất ngờ được...
Các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ diễn trong vở "Hoa cúc xanh trên đầm lầy" của tác giả Lưu Quang Vũ.
Tôi đã từng đi xem ở sân khấu Lasvegas - Mỹ hay ở Tokyo - Nhật Bản, họ có sân khấu hiện đại có thể trồi lên, sụt xuống bất thần. Diễn viên bay lên cao và rồi biến mất dưới lòng đất khiến khán giả bất ngờ và thích thú. Nhưng điều đó ở sân khấu các nhà hát Việt Nam sẽ chỉ là mong muốn, là điều mơ ước mà thôi.
Mọi người đôi khi hay nhận xét, nỗ lực của diễn viên chưa nhiều, diễn viên diễn chưa hay, truyền thông không tốt, vở diễn chưa xuất sắc, ấn tượng...nhưng họ không nghĩ rằng khán giả không muốn đến quán ăn "cho dù quán ăn tinh thần" với một không gian cũ kỹ nữa. Nếu như cũ hẳn như là không gian sân khấu kiểu cung đình, hay nhà hát chèo, truyền thống thì lại khác.
Đó là còn chưa kể đến chỗ để xe cho khán giả. Hiện nay, chúng tôi không có chỗ để xe máy cho khán giả tới xem chứ đừng nói tới khán giả đi ô tô. Nhiều lúc nhìn cảnh xe máy để tràn trong ngõ cho tới hè phố, rồi cò quay khán giả tới xem ô tô mà xót xa lắm nhưng cũng đành chịu.
Xin cám ơn NSƯT Chí Trung!
Theo Danviet
"Ca sĩ đua nhau hát nhạc xưa, bolero nhằm kiếm tiền mà không thấy xấu hổ" Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhạc sĩ Dương Thụ một lần nữa làm nóng lại chủ đề trào lưu bolero trong buổi họp báo live show mới của nam ca sĩ Tùng Dương. Là một trong 4 vị nhạc sĩ tên tuổi trong bộ tứ sông Hồng sẽ góp mặt trong liveshow thứ 10 trong sự nghiệp của nam ca sĩ...