Nhạc sĩ làm rõ vấn đề tắt Quốc ca trong trận đấu Việt Nam – Lào: Không có đơn vị nào đánh bản quyền!
Sự việc Quốc ca bị tắt tiếng trong trận Việt Nam – Lào vẫn đang là chủ đề được dư luận quan tâm.
Sự việc một đơn vị tiếp sóng tắt Quốc ca trong trận đấu Việt Nam – Lào tại AFF Cup 2020 vừa qua đã dấy lên nhiều bức xúc. Dù phía đơn vị này đã lên tiếng khẳng định sẽ phát toàn bộ phần nghi lễ bao gồm Quốc ca trước mỗi trận đấu nhưng sự việc vẫn là chủ đề tranh cãi của dư luận.
Mới đây, nhạc sĩ Hà Quang Minh đã có bài đăng chia sẻ quan điểm cá nhân. Anh khẳng định thực tế không một đơn vị nào kiện bản quyền Quốc ca trong trận Việt Nam – Lào.
Một phần bài đăng trên trang cá nhân của nhạc sĩ Hà Quang Minh
Theo đó, mở đầu dòng trạng thái, nhạc sĩ Hà Quang Minh cho biết đơn vị chủ động tắt Quốc ca ở phần Chào cờ Việt Nam – Lào là Next Media – đơn vị phát hành kênh YouTube Next Sport.
Anh nói thêm: “Next Media sợ bị gậy bản quyền dẫn tới cả nội dung trận đấu ấy không thể có doanh thu trên YouTube nên rón rén và cẩn thận một cách vô tội vạ tắt tiếng Quốc ca mà quên béng mất rằng trong luật sở hữu trí tuệ có một điều khoản loại trừ không nhiều người để ý là: Sử dụng vào mục đích quốc gia và giảng dạy. Thế thì Quốc ca không phải là sử dụng vào mục đích quốc gia thì mục đích gì?”.
Nhạc sĩ Hà Quang Minh cho biết đơn vị Next Media sợ bị gậy bản quyền và mất doanh thu nên đã tắt Quốc ca. Trên thực tế không có đơn vị nào kiện bản quyền trong trận đấu này
Về việc BH Media bị hiểu nhầm có liên quan đến việc giữ bản quyền trong trận đấu Việt Nam – Lào vừa qua, nhạc sĩ Hà Quang Minh chia sẻ: “BH Media sai với các nghệ sĩ như điển hình là nhạc sĩ Giáng Son, ca sĩ Thu Hiền thì đó là việc tranh chấp giữa BH Media và các cá nhân ấy, cứ đưa ra toà là được. Còn chuyện trận Việt Nam – Lào vừa rồi khu biệt lại thì chưa thấy có đầu mối nào liên quan đến BH Media cả.
Chỉ đặt một câu hỏi Chỉ vì sợ mất doanh thu, Next Media nỡ lòng tắt tiếng Quốc ca và tắt luôn cả tự hào ái quốc của mình ư?”.
Video đang HOT
Nam nhạc sĩ cho biết thêm, BH Media không liên quan đến sự việc và đặt câu hỏi cho Next Media về việc vì sợ mất doanh thu mà đơn vị này sẵn sàng tắt tiếng Quốc ca
Trước đó sau khi nổ ra những tranh cãi, Next Sport – đơn vị nắm bản quyền phát sóng các trận đấu AFF Cup 2020 đã đưa ra thông báo: “Thực hiện theo chỉ đạo kịp thời từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch từ hôm nay (7/12/2021), khán giả của Next Sports và người hâm mộ sẽ được hưởng thụ trọn vẹn, toàn bộ phần nghi lễ bao gồm Quốc ca trước mỗi trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên mọi nền tảng phát sóng”.
Cũng trong buổi họp chiều 7/12, Bộ VHTTDL đã yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.
Diễn biến vụ bản quyền 'Tiến quân ca' và 'Giấc mơ trưa'
Liên quan đến vụ việc nhạc sĩ Giáng Son bức xúc khi bị khiếu nại bản quyền ca khúc "Giấc mơ trưa", câu chuyện vẫn chưa có hồi kết.
Những ngày qua, lùm xùm tranh chấp bản quyền ca khúc giữa các nghệ sĩ và đơn vị BH Media được dư luận quan tâm. BH Media hiện nắm quyền sở hữu rất nhiều bản ghi các ca khúc trên nền tảng số. Từ đó dẫn đến chuyện khi các nghệ sĩ đăng tải video bài hát đó lên YouTube, video bị khiếu nại bản quyền.
Nhạc sĩ Giáng Son, NSND Thu Hiền thể hiện sự bức xúc khi bản thân là người sáng tác, người hát nhưng lại bị một đơn vị không liên quan khiếu nại.
Từ đâu BH Media có quyền sở hữu?
BH Media làm việc, thỏa thuận với các hãng băng đĩa, từ đó được ủy quyền quản lý và khai thác, kinh doanh tác phẩm trên nền tảng số. Họ đưa tác phẩm lên YouTube và được xác định Content ID. Khi có mã Content ID, các video đăng tải sau (nếu nội dung trùng lặp hoặc chứa đoạn âm thanh tương tự) sẽ mặc định bị khiếu nại bản quyền.
Với trường hợp nhạc sĩ Giáng Son, BH Media cho biết họ được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý bản hòa tấu Giấc mơ trưa của nghệ sĩ đàn nhị Dương Thùy Anh. BH Media đưa bản ghi này lên YouTube trước. Do đó, khi Giáng Son đăng video Giấc mơ trưa (Khánh Linh thể hiện) vào tháng 9 năm nay, video này nhận được thông báo về bản quyền, trong đó ghi rõ chủ sở hữu là BH Media.
Giáng Son bày tỏ phẫn nộ vì Giấc mơ trưa là ca khúc cô sáng tác. Bản hòa âm, phối khí cũng do nhạc sĩ chi tiền thực hiện. Bản ghi của Thùy Anh thậm chí sử dụng bản phối gốc từ Giáng Son.
Sự việc của NSND Thu Hiền cũng xảy ra tương tự. NSND Thu Hiền cho biết mới đây khi con gái của bà đưa lên mạng một số ca khúc Thu Hiền biểu diễn thì bị YouTube báo vi phạm bản quyền. Và bản quyền những bản ghi ca khúc này thuộc về BH Media.
Nghệ sĩ Thu Hiền kể nhiều năm trước, bà hợp tác thu âm cùng các hãng băng đĩa, trong đó có Bến Thành Audio, Sài Gòn Audio, Công ty Hoa Phượng Đỏ... NSND Thu Hiền cho rằng nếu hãng đĩa đưa tác phẩm lên nền tảng số để kinh doanh thì cần thông báo với bà.
Tiến quân ca là sáng tác của cố nhạc sĩ Văn Cao.
Giáng Son và NSND Thu Hiền khẳng định sẽ kiện
Với trường hợp Giấc mơ trưa, BH Media giải thích YouTube đã ghi nhận quyền tác giả của nhạc sĩ Giáng Son trong bản ghi âm Giấc mơ trưa của nghệ sĩ Dương Thùy Anh, do Hồ Gươm Audio cung cấp. Và YouTube sẽ trả phí tác quyền cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), đơn vị được Giáng Son ủy quyền về quyền tác giả trên YouTube.
Giáng Son khẳng định chưa từng chuyển nhượng hay bán độc quyền tác phẩm Giấc mơ trưa cho tổ chức, cá nhân nào. Nhạc sĩ ủy quyền cho VCPMC giải quyết sự việc.
Đến ngày 9/11, VCPMC và BH Media đều chưa thông tin thêm về vụ tranh chấp bản quyền.
Gia đình NSND Thu Hiền cũng cho biết đã thuê luật sư để khởi kiện. Còn BH Media không đưa ra phản hồi về sự việc của NSND Thu Hiền.
Hồ Gươm Audio chưa có câu trả lời
Hồ Gươm Audio là đơn vị phát hành đĩa nhạc của Dương Thùy Anh (trong đó có bản ghi Giấc mơ trưa) và liên quan trực tiếp đến sự việc.
Câu hỏi được đặt ra là khi ủy quyền kinh doanh tác phẩm trên nền tảng số cho BH Media, Hồ Gươm Audio có thông qua Dương Thùy Anh hay không. Trong hợp đồng ký kết giữa hai bên, Hồ Gươm Audio có phải nhà sản xuất?
Theo điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền sao chép trực tiếp, gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Dương Thùy Anh cho biết cô không nhớ rõ bản hợp đồng năm 2007 có những điều khoản gì. Cô đã liên hệ với Hồ Gươm Audio để làm rõ sự việc nhưng chưa được phản hồi.
Ngày 9/11, đại diện Hồ Gươm Audio nói rằng đơn vị này đang tìm hiểu thêm về sự việc và sẽ đưa ra câu trả lời sau.
Trao đổi với Zing, luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó giám đốc công ty Luật TNHH TGS (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm: "BH Media tuyên bố có quyền sở hữu đối với bản ghi và nội dung đã cung cấp cho YouTube thì hệ thống mới có thể thực hiện quét tự động. Điều này đặt ra vấn đề là bản ghi mà BH Media sử dụng để YouTube tự động quét liệu có phải vẫn là bản ghi thuộc quyền sở hữu của nhạc sĩ Giáng Son không. Hay bản ghi này có bị chiếm hữu một cách trái phép, hoặc nếu sản xuất, sao chép thì đã xin phép nhạc sĩ Giáng Son chưa... Đây là vấn đề cần kiểm tra lại và làm rõ ở góc độ pháp lý, thông qua những giấy tờ, hợp đồng mà các bên liên quan đã ký kết, chuyển giao".
Về bản quyền Tiến quân ca
Một thông tin khác cũng gây tranh cãi trong những ngày qua là việc BH Media được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác một bản ghi Tiến quân ca trên nền tảng số. Bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất.
Vấn đề đang được tranh luận là khi sản xuất album có chứa bản ghi Tiến quân ca, Hồ Gươm Audio đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan cấp phép hay chưa. Hồ Gươm Audio liệu có được phép đưa bản ghi lên YouTube.
BH Media nói rằng họ không bật nút kiếm tiền, quảng cáo đối với bản ghi Tiến quân ca trên YouTube.
Nhạc sĩ Giáng Son bức xúc khi video ca khúc Giấc mơ trưa bị khiếu nại bản quyền.
Theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, đối với vụ việc này, cơ quan chức năng cần thiết phải vào cuộc để xác minh, làm rõ hiện tại tác phẩm Tiến quân ca thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hay toàn dân. Trong trường hợp tác phẩm được hiến tặng cho Nhà nước thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm quản lý về vấn đề bản quyền.
Nếu BH Media xác nhận quyền sở hữu bản ghi thì phải đưa ra bằng chứng về mối quan hệ của họ với sản phẩm này.
"Nếu Hồ Gươm Audio là đơn vị sản xuất bản ghi âm, ghi hình Tiến quân ca, cần xem xét đơn vị này nắm giữ quyền với bản ghi ra sao. Bản ghi sản xuất trên đĩa CD sẽ là hành vi phân phối, đưa lên mạng là hành vi truyền tải tác phẩm tới công chúng. Cần xem xét Hồ Gươm Audio có quyền truyền tải hay không?", luật sư phát biểu.
Đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ đã nắm được thông tin về vụ bản quyền ca khúc Tiến quân ca. Bộ sẽ xem xét sự việc để chuyển nội dung cho đơn vị chuyên môn giải quyết.
Bài Quốc Ca bị đánh bản quyền, gia đình cố NS Văn Cao bày tỏ: "Gia đình đã giao toàn bộ quyền cho Nhà nước. Bộ Văn hóa và Cục Bản quyền cần có ý kiến" Sự việc bản Quốc Ca bị đánh bản quyền đang khiến dư luận bức xúc. Ngày hôm nay, dư luận cả nước không khỏi bức xúc trước thông tin đơn vị BH Media nhận vơ về việc sở hữu bản quyền ca khúc Tiến Quân Ca - Quốc Ca do nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc. Sự...