Nhà xuất bản hợp nhất sách giáo khoa: Các trường bị động
Nhiều hiệu trưởng nói rằng, khi nhà xuất bản (NXB) hợp nhất 2 bộ sách giáo khoa (SGK) họ chỉ hay tin qua báo chí. Liệu số phận SGK lớp 3, 4, 5 và 7, 8, 9 tương lai có tương tự SGK lớp 1 hay không?
SGK mới năm học 2021-2022 chỉ còn 3 bộ thay vì 5 bộ như năm ngoái
Bị động
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) nói rằng, năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ lớp 1 có 5 bộ SGK được phê duyệt và lưu hành trên thị trường, gồm kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Cánh diều. Tuy nhiên, sau 1 năm, lên lớp 2 chỉ còn 3 bộ sách được phê duyệt và lưu hành.
Như vậy, so với SGK lớp 1, lớp 2 không có hai bộ của NXB Giáo dục Việt Nam. Điều này làm nhiều người ngạc nhiên và lo lắng, nhất là các trường đã lựa chọn 1 trong 2 bộ sách đã “biến mất”.
Theo ông Khang, NXB Giáo dục Việt Nam cho rằng, việc không có hai bộ còn lại không ảnh hưởng đến việc dạy và học ở lớp 2 năm học 2021-2022, nhưng giáo viên và phụ huynh vẫn còn nhiều băn khoăn.
Video đang HOT
“Cả 5 bộ SGK lớp 1 được viết theo một chương trình thống nhất (chương trình giáo dục phổ thông 2018), nhưng các bộ sách đó chắc chắn khác nhau ở cách tiếp cận chương trình, phong cách và ngữ liệu của từng nhóm tác giả. Chính sự khác nhau cơ bản này tạo nên sức thu hút của từng bộ sách”, ông Khang nói.
Chưa kể, năm học 2020-2021, khi các trường được giao quyền chọn SGK lớp 1, giáo viên đã bỏ rất nhiều thời gian để đọc, thảo luận… và chọn ra những cuốn sách thích hợp cho trường.
Ông Khang nói rằng, năm 2020, các trường được tự chọn SGK, từ năm 2021 trở đi, việc chọn sách lại thuộc về UBND tỉnh, nên có thể dẫn đến việc cùng một trường, học lớp 1 dùng bộ sách này, sang lớp 2 sử dụng bộ khác, gây xáo trộn rất lớn: “Dù NXB có tiếp tục in sách thì năm học tới, liệu có địa phương nào dám tiếp tục chọn 2 bộ sách bị hợp nhất kia không? Nếu không thì tuổi thọ của 2 bộ sách chỉ vẻn vẹn 1 năm, gây lãng phí công sức, tiền của phụ huynh, nhà trường rất lớn. Điều lớn hơn đặt ra là số phận SGK lớp 3, 4, 5 và 7, 8, 9 trong những năm tới có tương tự SGK lớp 1 hay không?”, ông đặt câu hỏi.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Hà Đông (Hà Nội) nói rằng, trường chọn 1 trong 2 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam bị hợp nhất, nhưng điều bất ngờ là NXB không thông báo tới các trường về việc hợp nhất. Thầy cô giáo mong muốn, xã hội hóa SGK phải có tính logic, bền vững, không phải để các trường chạy theo NXB như vậy. “Khi lựa chọn, trường rất hy vọng sẽ đi đường dài với nhau, giáo viên nghiên cứu sách, tập huấn phương pháp dạy, soạn giáo án… Nay NXB bỏ bộ sách chẳng khác nào đem con bỏ chợ”, vị hiệu trưởng nói.
Tuy chưa có văn bản nào quy định học sinh và các trường phải dạy học đủ 5 năm theo cùng một bộ SGK, nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng chỉ đạo: Cần dạy học thống nhất theo cùng bộ SGK để đảm bảo sự giống nhau về cách tiếp cận khoa học và giảm lãng phí khi mua nhiều bộ SGK khác nhau.
Hợp nhất kiểu cơ học?
Theo ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Qũy Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, việc hợp nhất 4 bộ sách thành 2 bộ khiến dư luận có nhiều băn khoăn. Ông Ân cho rằng, 5 bộ SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt chính thức đưa vào nhà trường giảng dạy cho học sinh lớp 1 là những cách tiếp cận riêng và khác nhau.
Tất nhiên, chúng có điểm chung là cùng triết lý đổi mới giáo dục được cấu thành trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, không thể hợp nhất các bộ SGK này với nhau một cách cơ học. Theo cách NXB công bố, việc hợp nhất như thế cho thấy 2 bộ sách hoàn toàn bị “nuốt chửng”.
“Thực tế khi xem xét các bộ SGK, có thể thấy cách tiếp cận khoa học và phương pháp sư phạm có quan điểm khác nhau ở mỗi nhóm tác giả trong từng bộ SGK. Không thể cắt đứt đoạn các mạch kiến thức, mạch phương pháp và cả cách đánh giá học sinh ở lớp 1 ra khỏi cấu trúc chung cả bộ SGK của giáo dục tiểu học. Nếu nói hợp nhất sách, hợp nhất các nhóm tác giả là vô hại tới quá trình dạy học và quá trình đổi mới giáo dục là cố ý không hiểu hết về khoa học SGK”, ông Ân nhận định.
NXB đã xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT chưa mà có “quyết tâm cao” khi hợp nhất SGK, ông Ân đặt câu hỏi.
“Phải chăng qua những gì đang diễn ra với việc biên soạn SGK, Bộ GD&ĐT nên quay trở lại tiếp tục thực hiện cho được nghị quyết của Quốc hội, đó là đơn vị đứng ra chủ trì việc thực hiện biên soạn một bộ SGK?” ông nói.
Trước đây, theo nghị quyết của Quốc hội, Bộ GD&ĐT sẽ đứng ra tổ chức bản thảo để làm riêng một bộ sách, nhằm chủ động đảm bảo thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và làm chỗ dựa cho các nhà trường, khi giữa ngã ba đường không biết chọn bộ SGK tư nào cho học sinh trường mình.
Tuy nhiên, do bị động, khi làm xong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT mới khởi động, tập hợp tác giả làm sách thì đã muộn. Các NXB khác đã triển khai làm sách từ rất sớm, thu hút hết đội ngũ tác giả. Do đó, Bộ GD&ĐT không chủ động làm được bộ sách riêng theo dự tính.
Phân bổ nội dung, thời lượng dạy học lớp 1 để không gây quá tải
Để triển khai Chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiểu học có kế hoạch chuẩn bị điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... nhằm thực hiện chương trình theo lộ trình.
Ảnh minh họa/INT
Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Hiện nay, cấp tiểu học trên cả nước học ngày 2 buổi. Đề nghị nên xem xét lại vì cấp tiểu học ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa không nhất thiết học ngày 2 buổi.
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Thực hiện yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT), Bộ GD&ĐT có Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ban hành Chương trình GDPT.
Theo đó, giáo dục cấp tiểu học thực hiện thống nhất trong toàn quốc là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), với mục tiêu tạo điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm nhiều hơn cho HS.
Để triển khai Chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiểu học có kế hoạch chuẩn bị điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... nhằm thực hiện chương trình theo lộ trình. Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa GDPT; Quyết định số 1436/QĐ-TTg phê duyệt đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và GDPT giai đoạn 2017 - 2025...
Để hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 3866/BGD&ĐT-GDTH ngày 26/8/2019 hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học với lớp 1 năm học 2020 - 2021. Trong đó, quy định cụ thể mục đích, yêu cầu, điều kiện tổ chức dạy học, nội dung, thời lượng và kế hoạch dạy học với cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày khi thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Để tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 hiệu quả, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 3977/BGD&ĐT-GDTH chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện một số giải pháp. Trong đó có việc chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung, thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà.
Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1; tăng cường trao đổi thông tin để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình và đồng hành cùng nhà trường thực hiện hiệu quả chương trình.
Những tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa ở Nghệ An Việc ban hành các tiêu chí sẽ là căn cứ để các nhà trường lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện dạy học và năng lực của học sinh. UBND tỉnh vừa ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong cơ sở giáo dục trên địa bàn. Cụ thể, có...