Nhà văn Hoàng Anh Tú: Tôi chọn cách cho con tự do, không học thêm trước khi vào lớp 1
Hồi 2008, ngày con đầu của tôi mới 2 tuổi, tôi đã biên 1 lá thư gửi chính mình năm 2012 nhân mùa khai giảng. Đó là một trong những bài viết hot của tôi thời Yahoo 360.
Nhắc lại để thấy rằng hầu hết các bậc cha mẹ có con đầu cháu sớm, mốc khai giảng lớp 1 luôn “bị” quan trọng hoá lên cực độ.
Ngày con đầu của tôi vào lớp 1, tôi cũng như hàng vạn phụ huynh giống tôi, mắt ngún âu lo khi nghe những “tiền bối” đi trước bảo: Con vào lớp 1 mà không học trước thế nào cũng không đuổi kịp bạn bè.
Các lớp dạy học trước, tiền tiểu học, mọc ra như nấm với đủ thứ đe doạ những ông bố bà mẹ lần đầu có con vào lớp vỡ lòng về việc “con bạn có thể tụt hậu”. Rồi còn chưa kể ra nhà sách, hằng hà vô số những cuốn sách “tiền lớp 1″; “để con bạn sẵn sàng vào lớp 1″… Thú thật, tôi cũng mua đến cả chục cuốn sách như thế để rồi cậu “sinh viên đại học chữ to” nhà tôi cứ nhìn những cuốn sách đó mà mếu hết cả máo vì… quá khó.
Ngày con tôi bước vào lớp 1, năm 2012, hồi đó Bộ Giáo Dục cũng đã có quy định cấm dạy trước rồi đấy. Nhưng cấm là trên giấy chứ trên miệng mọi người vẫn ra rả “Con học trước vào lớp sẽ đỡ bỡ ngỡ”. Rồi trên mạng, nhiều “tiền bối” còn kể trong ấm ức “Con tôi không cho học trước nên vào lớp bị cô giáo đối xử thiếu công bằng vì cháu kéo tụt thành tích của lớp, vì cháu mà cô giáo mất quá nhiều thời gian nên cô giáo rất… ghét cháu”.
Gặp đứa con tư chất tốt thì cha mẹ bớt lo chứ gặp những đứa trẻ tư chất chậm hoặc loại ham chơi, nghịch ngợm, học trước quên sau, cẩu thả thì coi như cha mẹ thành tấm bia với hàng trăm lượt phi tiêu trách móc từ các thầy cô lớp 1.
Ngày con đầu của tôi vào lớp 1, tôi thành ông bô nanh nọc, dữ dằn với chiếc thước kẻ lăm lăm trên tay chỉ vì 3 cái chữ dễ ẹc A- Ă- Â hay O- Ô- Ơ mà dạy mãi, dạy mãi, dạy mãi ông cu con kiên quyết không nhớ, bỏ dấu tùm lum. Khiến ông bô từng tinh tướng rằng mình là một nhà văn có chút tên tuổi phải đánh vật trong bất lực với ông cu con. Từ tháng 3, khi cu cậu vẫn đang học mẫu giáo lớn, cu cậu đã phải tham gia cuộc chiến vào lớp 1.
Cho đến một hôm, cậu bảo tôi: “ Bố ơi, hay là để năm sau con vào lớp 1 cũng được“. Cho đến một hôm khác, cậu nói với cô em gái của cậu: “ Anh ghét vào lớp 1“.
Video đang HOT
Và cho đến hôm khai giảng, trước gần 300 phụ huynh lớp 1, cô hiệu trưởng trường con tôi nói: “ Thứ khiến thầy cô giáo chúng tôi khổ nhất không phải việc dạy chữ cho con của quý vị mà là sửa chữ cho con quý vị.
Thứ khiến chúng tôi bận bịu nhất không phải là dạy chúng học hay bắt chúng tuân thủ kỷ luật trên lớp mà là việc nhiều đứa trẻ không thích học vì những gì thầy cô dạy chúng đều đã được học trước hết cả rồi. Chúng mất đi sự hưng phấn, tò mò, khám phá khi lên lớp“.
Nhưng khi tôi chia sẻ câu chuyện này trên trang FB của mình thì thứ tôi nhận được là những bình luận kiểu: “Giờ còn mấy vị hiệu trưởng như thế?”. Và vẫn tiếp tục hằng hà sa số những bình luận chứng minh việc cho trẻ học sớm là cần thiết thế nào.
Chỉ là không có bình luận nào mang hàm lượng kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học mà toàn những thực tế từ sự giận dữ, khó chịu, không hài lòng, ghét bỏ… của các cô giáo lớp 1. Và cả sự khổ sở của những đứa trẻ chưa được học trước mà phải học ở cái lớp đến 90% bạn bè đều đã học trước. Thậm chí, cả những chế nhạo của bạn bè chúng cho những đứa trẻ không học trước.
Gia đình Nhà văn Hoàng Anh Tú.
Hẳn là hầu hết chuyện cho trẻ học trước hay để trẻ trắng tinh như tờ giấy vẫn chỉ loay hoay trong quan điểm của cha mẹ Việt chứ ở Mỹ, ở Nhật hay ở Phần Lan… tụi trẻ con vào lớp 1 đâu có khổ như trẻ em Việt, bố mẹ Việt? Là lỗi tại ai đã khiến lũ trẻ Việt nhà mình khổ thế này?
Tôi đã từng viết đến cả chục bài trong cuốn “Con cái chúng ta khổ thật và chúng ta cũng thế” về việc giáo dục của Việt Nam đang dày vò những đứa trẻ thế nào. Mà không hẳn là vì kiến thức mà người lớn đang muốn đám trẻ học, nó lại phần nhiều từ quan điểm giáo dục con của nhiều bậc cha mẹ xây dựng từ sĩ diện của cha mẹ, thái độ của thầy cô với việc học hành của các con được điều chỉnh theo thành tích.
Rồi cha mẹ thấy con học khổ quá thì đổ lỗi cho nhà trường. Rồi các thầy cô thấy học sinh học kém quá thì đổ lỗi cho cha mẹ không đưa con đi học trước để ảnh hưởng đến thành tích nhà trường. Rồi cũng chính các cha mẹ, muốn chuyển trường cho con chỉ vì “trường đó tốt đấy, văn minh đấy nhưng học dốt hơn trường A, trường B”.
Cứ như thể trong đầu của các bậc cha mẹ chỉ là Học – Học và Học. Là con không thể học thua bạn bè. Là giá trị của con nằm ở việc con học giỏi hơn bạn bè.
Cũng lại sắp đến mùa khai giảng rồi, bao nhiêu cha mẹ có con lần đầu vào lớp 1 sẽ lại bắt đầu lớp vỡ lòng làm cha, làm mẹ. Còn như tôi, đã đến đứa con thứ 3 trải qua lớp 1 rồi, tôi chẳng còn những âu lo thuở nào.
Tôi chọn cách cho con tự do. Không học thêm trước khi vào lớp 1. Và trộm vía, đến giờ cô nhóc ấy lên lớp 3 rồi, vẫn tưng tửng học hành nhàn nhã. Mà con cái chúng ta nhàn nhã thì chúng ta cũng thế, phải không?
Hoàng Anh Tú
Theo afamily
"Gấu Panda" - Xu hướng nuôi dạy con kiểu mới: Cha mẹ là người định hướng, là điểm tựa và tình yêu thương vô bờ bến cho con
Nuôi dạy con kiểu "gấu Panda" là xu hướng mới đang được các cha mẹ áp dụng với đặc tính dịu dàng trong cách dạy dỗ con.
Mặc dù mỗi bậc cha mẹ đều có cách dạy con riêng biệt nhưng tất cả đều có chung một mục đích, đó là nuôi dạy con nên người. Một số người tin rằng, tốt nhất là nên áp dụng những quy tắc nghiêm ngặt và cụ thể để con nghe lời. Có bậc phụ huynh khác lại cho rằng, trẻ con nên được quyền tự đặt ra quy định, nếu quá khắt khe, con chỉ cảm thấy tù túng mà thôi. Trong khi một số cha mẹ luôn theo sát con cái từng bước thì cũng có những người thấy nên để con độc lập là hơn.
Đối lập với phong cách của những ông bố, bà mẹ "hổ", các bậc phụ huynh "gấu Panda" lựa chọn tình thương, sự dịu dàng và kiên nhẫn. Bên cạnh đó, họ cũng kết hợp cả sự mềm mỏng lẫn cứng rắn trong việc nuôi dạy con.
Theo những bậc phụ huynh này, việc định hướng thay vì thúc ép sẽ giúp trẻ trở nên tự tin, độc lập và có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình. Họ cũng không can thiệp quá sâu vào quyết định của con hay tự mình dẹp bỏ chướng ngại vật trên con đường trưởng thành của con.
Vấn đề duy nhất với phong cách nuôi dạy con kiểu này là có quá nhiều người chỉ chăm chăm phán xét. Đối với những bà mẹ "tận tuỵ", bố mẹ "gấu Panda" là những kẻ lười biếng.
Bố mẹ "gấu Panda" chọn tình thương thay vì kỷ luật thép.
Tuy vậy, sự thật lại hoàn toàn khác. Bố mẹ "gấu Panda" sẽ can thiệp khi thấy cần thiết, cũng như đưa ra hướng dẫn và định hướng phù hợp với con. Trong mọi trường hợp, họ tôn trọng quyết định của con cái và cho chúng sự tự do để có thể tự mình mày mò, học hỏi.
Vậy, làm thế nào để xác định những bố mẹ kiểu "gấu Panda" này?
Cha mẹ "gấu Panda" là người định hướng cho con suốt cuộc đời.
Họ là những người kiên nhẫn ngồi quan sát khi con tìm hiểu thế giới xung quanh và học cách tương tác cùng các bạn.
Họ là những người đưa con hoạ cụ và để chúng tự do bay bổng với trí tưởng tượng mà không can thiệp vào quá trình sáng tác của con.
Bố mẹ "gấu Panda" có quy tắc của riêng mình nhưng không vì thế mà buộc con cái phải đi theo con đường mà chúng không muốn. Họ đóng vai trò là cha mẹ, là người định hướng của con, với điểm tựa và tình yêu thương vô bờ bến mà con luôn có thể tìm về mỗi khi vấp ngã.
Theo Helino
Chuyện những ông bố, bà mẹ khóc trước cổng trường chờ điểm thi, điểm chuẩn của con: Làm ơn đừng tạo thêm áp lực cho con cái nữa "Con ơi có điểm thi chưa? Mẹ lo quá, chẳng biết điểm chuẩn của trường năm nay có giảm để con đủ vào không..." luôn là những câu nói đau đáu nhiều bậc làm cha mẹ có con em thi tuyển sinh vào lớp 10 thời điểm hiện tại. Trải qua hàng chục năm cuộc đời, cũng giống như chúng ta, cha mẹ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin nổi bật
19:56:39 30/04/2025
Kỳ Duyên tranh cãi khi mặc áo Đoàn đeo khăn quàng đỏ, liền lên tiếng, gỡ hết ảnh
Sao việt
19:54:01 30/04/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra
Sao thể thao
19:02:56 30/04/2025
Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4
Netizen
18:44:46 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Thế giới
17:38:55 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025