Nhà văn hóa sinh viên hơn 400 tỷ đồng ở TP.HCM
Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM có vốn đầu tư xây dựng trên 400 tỷ đồng, được Thành ủy và UBND TP.HCM trao tặng cho sinh viên thành phố.
Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM được xây dựng trên mảnh đất trung tâm của khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM. Công trình này có diện tích xây dựng khoảng 30.000 m, tổng kinh phí trên 400 tỷ đồng.
Nhà văn hóa có sức chứa 1.500 người, gồm hội trường lớn và nhiều phòng chức năng.
Thang cuốn hiện đại là điểm nhấn đối với nhà văn hoá sinh viên của thành phố. Nhiều bạn trẻ cho biết lần đầu có một nhà văn hoá dành cho sinh viên được đầu tư cơ sở vật chất tốt như vậy.
Gian trưng bày sách nghệ thuật dành cho các bạn sinh viên.
Các bạn sinh viên đang trao đổi kỹ năng làm việc nhóm tại một phòng chức năng dành cho hoạt động ngoại khóa.
Video đang HOT
Phòng đọc sách hiện có hàng nghìn đầu sách, đáp ứng nhu cầu đọc, cập nhật kiến thức của bạn trẻ. Sắp tới, phòng đọc tiếp tục cập nhật thêm nguồn sách mới.
Nhóm sinh viên Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM tham quan, chọn sách tại phòng đọc của nhà văn hóa.
Công trình được thiết kế theo hình lục giác, gồm khu nhà 7 tầng (một trệt, năm lầu, một sân thượng mái che thang). Dự án được khởi công cuối năm 2014 do Thành ủy và UBND TP.HCM tặng sinh viên thành phố, ĐH Quốc gia TP.HCM hỗ trợ vị trí đất.
Nhà văn hóa có nhiều hạng mục phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao ngoài trời.
Đây là nơi các bạn sinh viên rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe và giải trí, giúp ích cho quá trình học tập, giải trí và phát triển kỹ năng vận động của các bạn.
Nhà ăn phục vụ nhu cầu của sinh viên. Giá cả đồ ăn nhanh và nước uống tại đây được cho là khá “mềm”, vừa túi tiền của sinh viên.
Hầm xe của nhà văn hóa rộng rãi, chứa được ôtô và hàng nghìn xe máy.
Toàn cảnh Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM trong khu làng đại học ĐH Quốc Gia.
Theo Zing
Khánh thành Nhà văn hóa "siêu" hiện đại dành cho sinh viên
Sáng 23-10, dự án Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM nằm trong Khu Đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM đã chính thức khánh thành.
Theo đó, công trình được xây trên khu đất có diện tích 3,55 hecta tại Khu Trung tâm dịch vụ công cộng 1, thuộc Khu Đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM (thị xã Dĩ An, Bình Dương).
Dự án được khởi công xây dựng vào cuối tháng 12-2014 với tổng vốn 420 tỷ đồng. Đây là công trình do Thành ủy và UBND TP.HCM đầu tư xây tặng sinh viên thành phố, phía ĐH Quốc gia TP.HCM hỗ trợ vị trí đất.
Nhà văn hóa được thiết kế theo hình lục giác, gồm khu nhà bảy tầng (1 trệt, 5 lầu, 1 sân thượng mái che thang) với tổng diện tích xây dựng khoảng 30.000 m2. Bên trong công trình được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và dịch vụ tiện nghi như: phòng hội thảo, hội trường, phòng tin học, phòng thu âm, phòng tập hát, nhà hát, năng khiếu, nữ công gia chánh, tư vấn, tập kịch, khiêu vũ, ngoại ngữ, tập thể dục, thư viện, các sân thể thao đa chức năng, nơi sinh hoạt của các câu lạc bộ/ đội/ nhóm, sân khấu ngoài trời...và rất nhiều chức năng khác phục vụ cho nhu cầu văn hóa của hàng chục ngàn sinh viên của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị Ban thường vụ Thành đoàn tiếp tục chỉ đạo nhà văn hóa sinh viên thành phố tập trung đổi mới hoạt động, phát huy tốt nhất hệ thống, cơ sở vật chất được trang bị để phục vụ nhu cầu đa dạng của sinh viên. Quá trình hoạt động phải đảm bảo đúng chức năng, cần giữ gìn, bảo dưỡng thường xuyên để công trình có thể phục vụ lâu dài.
Nhà văn hoá Sinh viên phải thực sự là điểm hẹn của SV thành phố, là mái nhà chung, nơi truyền cảm hứng và là nơi tiếp sức cho hành trình trưởng thành của mỗi SV.
Thứ hai, ông Phong yêu cầu Thành đoàn phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa giá trị của từ văn hóa trong tên gọi của đơn vị. Muốn làm tròn chức năng văn hóa, đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhà văn hóa sinh viên phải am hiểu nhu cầu văn hóa đa dạng của sinh viên TP. Để từ đó lựa chọn tổ chức nhiều hoạt động mới lạ, sáng tạo, nhân văn, rõ định hướng giáo dục phù hợp với sinh viên trong điều kiện hiện nay.
"Nếu môi trường đại học là nơi đào tạo cung cấp kiến thức cho sinh viên thì nhà văn hoá SV phải là một trong những nơi làm tốt nhất chức năng bồi dưỡng tâm hồn, bổ sung kỹ năng và khơi gợi sự sáng tạo của SV thành phố" - ông Phong nói.
Thứ ba, ông Phong yêu cầu nhà văn hóa Sinh viên cần quan tâm tiếp tục đầu tư xây dựng đội ngũ đủ sức khai thác, sử dụng hiệu quả công trình. Bên cạnh đó, đơn vị phải quan tâm làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá các hoạt động để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao, từng bước tăng khả năng tự chủ, đảm bảo đời sống thu nhập của cán bộ, công nhân viên.
Các lãnh đạo cắt băng khánh thành nhà văn hóa sinh viên
Mỗi tầng của nhà văn hóa đều có hệ thống thang cuốn, thang bộ và thang máy
Những thùng rác phân loại được lắp đặt khá nhiều và đẹp mắt
Khu vực phòng trưng bày các đặc trưng văn hóa của 54 dân tộc
Bảng tin thiết kế dạng mô hình xe buýt dành tôn vinh những câu chuyện đẹp của các sinh viên
Băng ghế chờ theo mô hình trạm dừng xe buýt
Những câu chuyện về gương sinh viên tài năng, nghị lưc
PHẠM ANH
Theo PLO
Bao giờ về nước? Học xong chưa? - Những câu hỏi đầy ám ảnh mà không du học sinh nào muốn nghe! Một năm học mới lại bắt đầu. Đối với một bộ phận du học sinh, đây nhiều khi lại không phải là một khởi đầu mới. Đó là điều báo hiệu một học kỳ nữa lại đang đến mà mình vẫn chưa học xong. Bạn bè và người thân ở nhà sẽ lại hỏi: "Còn mấy năm nữa thì xong?", "Bao giờ về...