Nhà văn bị nhóm đàn ông xúc phạm, dọa giết vì viết sách ủng hộ phụ nữ
Vừa xuất bản cuốn sách ủng hộ phụ nữ, nữ nhà văn người Anh Jessica Taylor bị công kích, thóa mạ bởi một nhóm đàn ông.
Jessica Taylor nhà tâm lý học, nhà hoạt động xã hội và nhà văn – người cho ra đời tác phẩm “Why Women are Blamed for Everything” (tạm dịch: Lý do phụ nữ luôn bị đổ thừa).
Cuốn sách này phân tích gốc rễ vì sao nhân loại có xu hướng chỉ trích phụ nữ ngay cả khi họ là nạn nhân của quấy rối và tấn công tình dục.
Nữ nhà văn Jessica Taylor. Ảnh: Independent.
Mới đây, Taylor đã vấp phải làn sóng phản đối dữ dội trên trang cá nhân. Một nhóm đàn ông đã đưa ra những bình luận ác ý và thậm chí còn chiếm quyền sử dụng máy tính của cô. Được biết, phần lớn người này thuộc nhóm “Incel – độc thân không tự nguyện”.
Thuật ngữ này chỉ người đàn ông gặp khó khăn trong chặng đường tìm kiếm bạn đời. Sau này, cộng đồng “Incel” ngày càng phát triển theo chiều hướng phức tạp. Họ có tư tưởng đổ thừa, trút giận lên phụ nữ. Đáng nói, diễn đàn Incels.co là một trong những địa điểm để “Incels” bất mãn rủa xả phụ nữ kèm theo những kế hoạch trả thù điên rồ.
“Những bình luận khiếm nhã hiện ra tới tấp chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Họ rủa tôi chết, tự tử. Thậm chí họ còn đe dọa sẽ cưỡng hiếp và nhục mạ tôi bằng một loạt từ ngữ nặng nề”.
“Trong 5 ngày liên tiếp, những chỉ trích này xuất hiện trên mỗi bài đăng về cuốn sách của tôi”, nữ văn sĩ cho biết.
Dòng Tweet khởi xướng chiến dịch #iwasblamed. Ảnh: @DrJessTaylor.
Cực chẳng đã, Taylor và đồng sự Jaimi phải tiến hành báo cáo và đã chặn thành công hơn 2.000 tài khoản tiêu cực.
Không may, máy tính của nhà văn đã bị chiếm dụng bất hợp pháp ngay sau đó.
Video đang HOT
“Dù đây là vấn nạn phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính hay khinh miệt nữ giới – Internet đã tạo ra một nền tảng cho hàng nghìn người có cơ hội xây dựng ‘tổ đỉa’ tấn công những người khác theo bầy đàn”.
Vào ngày Chủ nhật, 26/4, Taylor khởi xướng chiến dịch #iwasblamed. Thông qua Twitter và Facebook, cô thay mặt phái yếu lên tiếng về nạn đổ lỗi cho người bị hại.
Theo Taylor, cộng đồng nữ giới muốn tham gia trào lưu chỉ cần đăng #iwasblamed, kèm theo đó là lý do vì sao bị đổ thừa.
Lời kêu gọi của nữ nhà văn đã phát huy tác dụng. Ngay dưới là tâm thư của một người phụ nữ đã từng hứng chịu vấn nạn đổ thừa.
Tài khoản @Healinghappily chia sẻ cô đã từng bị đổ thừa bởi chồng cũ bạo lực, cố vấn ly hôn, đồng nghiệp và gia đình chồng cũ khi cô cố gắng bảo vệ con trai trước hành vi bạo lực của họ.
Đằng sau clip cô nàng đến 'ATM gạo' bị từ chối: Em khóc, người thân ai cũng khóc
H. là cô nàng áo đen đến nhận gạo tại "ATM gạo" nhưng bị từ chối, sau đó bị youtuber quay clip lại còn trích dẫn bình luận: "vậy mà có rất nhiều người cố tình đến nhận gạo".
Nhiều bình luận ác ý trên mạng khiến H. tổn thương. Sự thật câu chuyện trên là gì khi sau đó nhiều người tìm đến giúp, H. và bạn chỉ nhận quà đủ dùng và "xin mọi người giúp hoàn cảnh khác".
H. và T. nói chuyện với người đến giúp đỡ mình - Ảnh: Trịnh Thanh
Thời gian gần đây, một clip ghi lại hình ảnh thanh niên áo đen đến nhận gạo ở "ATM gạo" trên đường Vườn Lài (Q.Tân Phú, TP. HCM). Mặc dù đã lấy sẵn bịch ni lông và đứng xếp hàng, thanh niên này bị từ chối và mời ra khỏi khu vực máy phát gạo. Một clip ghi lại cảnh này, kèm lời dẫn hiện trường tính áp đặt: "có rất nhiều người như vậy cố tình đến nhận gạo". Clip chia sẻ khủng khiếp trên mạng xã hội.
Clip nhanh chóng thu hút sự quan tâm và ý kiến trái chiều từ cư dân mạng. Người cho rằng việc thanh niên đến nhận gạo là không đúng vì còn trẻ và khỏe mạnh. Một số lại bày tỏ quan điểm rằng việc từ chối phát gạo quá máy móc và chưa hiểu rõ câu chuyện phía sau.
Đỉnh điểm của câu chuyện là sự lên án các YouTuber quay clip cố tình áp đặt, thiếu kiểm chứng khiến hậu quả là: thanh niên áo đen nói trên phải gánh chịu mọi lời xỉ vả nhưng thực chất thì hoàn cảnh em cũng khó khăn mới tìm đến nơi phát gạo.
Khó khăn nên đi nhận gạo nhưng bị từ chối
Người xuất hiện trong clip trên là T.T.N.H. (15 tuổi) đang ở trọ cùng bạn tại Q. Bình Tân, TP.HCM. Gặp H. ngoài đời không ít người bất ngờ khi biết em là con gái và tuổi còn rất trẻ. Clip đăng tải trên mạng và có nhiều bình luận ác ý khiến H. trông phờ phạc và mệt mỏi nhiều.
Được biết, ngày 12.4, H. đi câu cá cùng một anh đồng nghiệp. Anh này nói có chỗ phát gạo miễn phí rồi chở H. đến lấy. Khi loa thông báo mời H. ra ngoài và từ chối phát gạo thì em ra về.
"H. về nhà cũng không nói gì về chuyện đi nhận gạo mà bị vậy. Đến hôm thứ 3 (14.4) cha của H. điện từ Vũng Tàu lên chửi rồi họ hàng gửi clip qua thì tụi em mới biết chuyện", N.N.T. (17 tuổi, bạn cùng phòng của H) nói.
Một nhóm tài xế xe công nghệ đến tặng gạo, mì và quay video hai em - Ảnh: Trịnh Thanh
"Quá bất ngờ! Nhiều người bình luận dưới clip đó nói H. là đồ lừa đảo, soi mói và chỉ trích nặng nề. Giờ H. quá sợ và không dám bước chân ra khỏi nhà", T. chưa hết bàng hoàng chia sẻ.
H. quê ở An Giang. Cha mẹ ly hôn, em về ở với cha (người cha hiện đang làm việc tại Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhưng vì một vài khúc mắc, H. quyết định lên Sài Gòn kiếm công việc tự nuôi sống bản thân. Thời điểm dịch bệnh bùng phát và có lệnh cách ly, cuộc sống của mấy chị em trong phòng gặp nhiều khó khăn. Công việc tại xưởng giày dép tư nhân không đều nên đồng lương bấp bênh. H. đến "ATM gạo" với mong muốn giản đơn như bao người đang gặp khó khăn khác là nhận một ít gạo về trang trải bữa ăn.
"Ba em gọi lên không nói gì cả mà cứ chửi thôi. Em buồn lắm. Thật ra lúc đó em không nghe rõ họ nói gì, nhưng nghĩ họ không cho thì mình đi về thôi. Không ngờ, mọi chuyện lại đi quá xa như vậy", H. nghẹn ngào nói.
Người thân ở quê xem clip, ai cũng khóc. H. cũng khóc khi có người muốn đưa em qua cây "ATM gạo" để minh oan. Hoàn cảnh hay bản chất con người không thể chỉ đánh giá qua vẻ bề ngoài. Khó khăn ập đến với H. đột ngột chẳng báo trước cũng như cuộc sống hiện tại đang dần trở thành nỗi ám ảnh trong em.
"Tụi em nhận đủ rồi, xin hãy giúp người khác!"
Sau khi câu chuyện về hoàn cảnh của H. được chia sẻ, nhiều người hảo tâm đã tìm đến giúp đỡ em. Điện thoại của H. chưa bao giờ reo nhiều đến vậy. Cả trăm cuộc gọi và tin nhắn hỏi thăm, đề nghị hỗ trợ tiền và nhu yếu phẩm.
Thực phẩm được người dân tặng - Ảnh: Trịnh Thanh
"Lúc clip đăng lên không có ai gọi điện cho tụi em hết. Chỉ mới cách đây một ngày, quá trời người điện thoại đến. Em vừa nghe xong cuộc này là có cuộc khác. Tin nhắn trả lời không kịp. H. bị căng thẳng quá nên tụi em quyết định tắt máy", T. chia sẻ.
Vì có nhiều người đến nên nhà trọ phải đóng cửa, ai đến gọi thì H. và T. mới ra nói chuyện - Ảnh: Trịnh Thanh
Người dân đến tặng gạo, mì gói, sữa và nhiều loại thực phẩm khác. Có người hỏi số tài khoản ngân hàng nhưng cả H. và T. đều chưa có chứng minh nhân dân. Nhưng việc quá nhiều người giúp đỡ, đến thăm hỏi khiến H. và T. có phần khó xử.
"Thật sự tụi em rất cảm ơn mọi người đã quan tâm. Nhưng, tụi em đã nhận đủ thậm chí là dư rồi nên không muốn nhận thêm nữa. Cả tiền lẫn thực phẩm. Bây giờ tụi em cũng đã đi làm lại, mặc dù không đều nhưng vẫn đủ trang trải qua ngày. Mọi người hãy giúp người khác khó khăn hơn", T. bộc bạch.
H. không ăn uống, người mệt ngồi trong nhà. Bạn của H. và T. ra từ chối sự giúp đỡ của mọi người vì đã đủ - Ảnh: Trịnh Thanh
Chỗ ở của H. là nhà trọ chung với chủ. Phía trước là đường hẻm, nếu nhiều tập trung đông sẽ ảnh hưởng đến giao thông và nhất là mùa dịch này không được tập trung đông người. Mong muốn lớn nhất hiện tại của H. và T. là mọi chuyện lắng xuống. Hai em được trở lại cuộc sống bình thường.
"H. rất buồn về chuyện này. Em cũng không nghĩ rằng những người đó có thể nói về tụi em như vậy. Cuộc sống của tụi em bị xáo trộn quá nhiều. Tụi em thật sự ổn rồi, mọi người đừng kêu gọi giúp đỡ tụi em và cũng đừng nhắc đến chuyện này. Hãy để nó lắng xuống để tụi em tiếp tục cuộc sống của mình", T. mỏi mệt nói.
Kết thúc cuộc trò chuyện với hai em, ánh mắt u buồn của H. và cái nhìn thương cảm của T. khiến ai cũng xót xa. Tuổi đời còn rất trẻ nhưng hai em phải bươn trải lo cho cuộc sống của mình. Dù khó khăn, các em cũng chỉ muốn nhận đủ quà để qua mùa dịch và nghĩ đến những hoàn cảnh khác cần được giúp đỡ hơn. Những khó khăn về tài chính rồi cũng được giải quyết, nhưng vết thương lòng trong H. cần nhiều thời gian để chữa lành.
Trả lời trên truyền thông, đại diện "ATM gạo" cũng nhận thiếu sót khi thấy 2 xe đi tới nên không cho nhận và xin lắng nghe tiếp thu ý kiến từ cộng đồng.
Trịnh Thanh
Chủ nhà hàng bị "khủng bố" vì khách "tố" set lẩu 1,7 triệu đồng lèo tèo rau thịt Sau khi bị khách phản ánh về phong cách phục vụ, nguyên liệu cho set lẩu đặt mua không tương xứng với số tiền 1,7 triệu đồng, chủ nhà hàng lẩu còn bị dân mạng nhắn tin "khủng bố". Khách bức xúc vì mua set lẩu đắt đỏ Mới đây, trên hội khá nổi tiếng với nội dung chia sẻ về kinh nghiệm...