Nhà trường tặng suất ăn đặc biệt tặng cho sinh viên tốt nghiệp: ngọt của năm nhất, chua của năm hai, đắng của năm ba và cay của năm cuối
Theo tìm hiểu, suất ăn bao gồm ngọt của năm nhất, chua của năm 2, đắng của năm 3 và cay của năm cuối.
Hôm 16/6 vừa qua, khi mùa tốt nghiệp đến gần, trường Đại học Sư phạm Nội Mông (Trung Quốc) đã cung cấp 9 suất ăn tốt nghiệp ấm lòng cho sinh viên tốt nghiệp năm 2021.
Theo tìm hiểu, suất ăn bao gồm ngọt của năm nhất, chua của năm 2, đắng của năm 3 và cay của năm cuối. Ngoài ra, có suất ăn vui vẻ cho người độc thân và ngọt ngào dành cho các cặp đôi.
Suất ăn ngọt ngào dành cho cặp đôi.
Suất ăn vui vẻ cho người độc thân.
Hầu Chí Cường, phó giám đốc trung tâm dịch vụ thực phẩm Đại học Sư phạm, cho biết: ‘ Sáng kiến này đến từ các sinh viên năm 4, một số giáo viên từ trường và trung tâm dịch vụ thực phẩm. Các suất ăn chia làm 9 loại với ngọt của năm nhất, chua của năm 2, đắng của năm 3 và cay của năm cuối, có suất ăn cho người độc thân và dành cho cặp đôi. Điều này sẽ giúp sinh viên có trải nghiệm 4 năm đại học ngọt chua đắng cay’.
Một sinh viên năm cuối cho biết: ‘Em chọn suất ăn chua của năm 2. Bởi năm 2 em rất bận và lúc nào cũng quanh quẩn trong thư viện trường’.
Sinh viên quanh quẩn trong thư viện.
Một sinh viên năm cuối chia sẻ : ‘Em rất thích các suất ăn do nhà trường chuẩn bị, nhưng em không thích bài nhạc đang mở ở nhà ăn bởi giai điệu quá buồn. Em chọn suất ăn độc thân bởi em độc thân suốt 4 năm. Em muốn chọn suất ăn dành cho các cặp đôi, nhưng không có người đi cùng em’.
Sinh viên độc thân suốt 4 năm.
Một sinh viên năm cuối cho biết: ‘Trước khi tốt nghiệp, em muốn chọn suất ăn cặp đôi với bạn trai. Sau phiếu ăn có viết, tình yêu ngọt ngào đến nỗi bữa ăn có hương vị của bạn. Nhà trường rất chu đáo khiến sinh viên chúng em cảm thấy rất ấm lòng’.
Sinh viên chọn suất ăn cặp đôi với bạn trai.
Trịnh Nhã Thanh, phó chủ nhiệm văn phòng tổng hợp cho biết: ‘Sau này khi bước ra xã hội, các em có thể ăn suất ăn tương tự và nhớ đến giáo viên, bạn học và nhà trường, điều này sẽ mang đến cho sinh viên năm cuối cảm nhận thời thanh xuân và kỉ niệm thời đại học’.
Trịnh Nhã Thanh, phó chủ nhiệm văn phòng tổng hợp.
Nữ sinh trường Ngoại thương tốt nghiệp sớm với tấm bằng xuất sắc
Bên cạnh các buổi tiếp nhận kiến thức trên giảng đường thì phương pháp học riêng, tự mình khám phá kiến thức cũng rất quan trọng.
Trở thành sinh viên chuyên ngành Kinh tế đối ngoại của Trường Đại học Ngoại thương năm 2017, thế nhưng đến thời điểm hiện tại, Lê Minh Tâm (sinh năm 1999) đã đi làm được hơn 1 năm.
Minh Tâm hoàn thành chương trình các môn học chỉ trong 2 năm rưỡi và tốt nghiệp sớm 1 năm với tấm bằng xuất sắc, GPA đạt 3.89.
Hiện tại, Minh Tâm đang làm việc tại một công ty trong lĩnh vực logistic - công việc đúng với chuyên ngành đã theo học.
Lê Minh Tâm tốt nghiệp sớm 1 năm với tấm bằng xuất sắc. (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về kinh nghiệm học tập của mình, Lê Minh Tâm cho biết: "Lượng kiến thức trong chương trình đại học rất lớn, đòi hỏi mỗi sinh viên cần tập trung, chịu khó và kiên trì.
Sinh viên Đại học Ngoại thương thường rất "ám ảnh" với những môn vấn đáp chuyên ngành mà dù có thức khuya, dậy sớm cũng chưa chắc đã học thuộc hết. Do đó, nếu không sáng tạo, không chịu khó tìm tòi kiến thức mới, tìm ra phương pháp học tập phù hợp thì rất khó đạt được kết quả tốt.
Theo kinh nghiệm của em thì các bạn nên tập trung vào nội dung cốt lõi thay vì ôn luyện qua cả tập sách dày. Nếu đọc thuộc lòng thì rất khó để nhớ, quan trọng là bạn cần tự khám phá kiến thức, có cách hiểu của bản thân về bài học thì khả năng ghi nhớ sẽ rất lâu".
Từ khi bắt đầu chặng đường học tập ở giảng đường đại học, Minh Tâm đã lên kế hoạch học với tiến độ nhanh để sớm ra trường đi làm, chia sẻ những gánh nặng vất vả, đỡ đần cho bố mẹ. Cùng với đó, nữ sinh Đại học Ngoại thương đã đặt mục tiêu là tấm bằng giỏi để mở rộng cơ hội việc làm.
"Em đã nỗ lực học tập để đạt điểm A cho các bộ môn ở trường. Nhưng điều đó không có nghĩa là em chỉ biết chạy theo điểm số. Với những môn chuyên ngành, em ưu tiên chú trọng hơn, ngoài mục tiêu điểm A, em còn cần tiếp thu những những kiến thức có thể áp dụng cho công việc sau này.
Ví dụ em làm về xuất nhập khẩu thì các môn nghiệp vụ như hải quan, thanh toán quốc tế, logistics,... sẽ được áp dụng rất nhiều trong công việc này. Các môn chuyên ngành cho em biết về quy trình làm hàng, những vấn đề có thể gặp phải khi tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu.
Kiến thức chuyên ngành là vô cùng quan trọng, điều mà sinh viên nào cũng cần phải chú trọng học tập, tích lũy để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai", Minh Tâm khẳng định.
Cũng Theo Lê Minh Tâm, việc tìm ra phương pháp học phù hợp và hiệu quả là vấn đề then chốt để tiếp thu kiến thức trong chương trình đào tạo ngành.
Sinh viên nên nghe giảng trên lớp một cách tập trung nhất để hiểu được vấn đề nêu ra trong bài học, ghi chú ra những vấn đề trọng tâm và diễn giải vấn đề đó theo cách hiểu của mình. Nếu phần nào chưa hiểu, các bạn nên chủ động hỏi lại thầy cô để khi về nhà học và nghiên cứu lại, bản thân sẽ không còn vướng mắc, băn khoăn nào.
Kiến thức có được từ thầy cô, từ sách vở dù rất hay và chuẩn nhưng không phải sinh viên nào cũng tiếp thu được và hiểu hết, đừng cố ghi nhớ bằng cách học thuộc lòng mà nên có cách hiểu của bản thân về bài học để kiến thức được ghi nhớ một cách tự nhiên nhất, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, Minh Tâm còn đề cập đến việc học kỹ năng mềm - yêu cầu quan trọng với một cử nhân đại học. Đó là những kỹ năng như: làm việc nhóm, xử lí tình huống, đặc biệt trong ngành xuất nhập khẩu thì ngoại ngữ cũng là yêu cầu quan trọng mà nhiều nhà tuyển dụng đặt ra.
Trong những năm là sinh viên, nữ sinh xuất sắc của Đại học Ngoại thương còn tham gia một Qũy học bổng nước ngoài, đây chính là cơ hội, trải nghiệm để Minh Tâm hoàn thiện bản thân, học hỏi thêm những kỹ năng như các kĩ năng về viết CV, kĩ năng phỏng vấn, giới thiệu sản phẩm,...
Bên cạnh đó, cô nàng còn có cơ hội được gặp gỡ và học hỏi từ những anh chị, chuyên gia làm việc trong và ngoài lĩnh vực mình theo học. Hiện tại, Minh Tâm đã có quan hệ đối tác, hợp tác làm việc cùng những người trong Quỹ học bổng từ thời sinh viên cho công việc của mình.
Tự học, tự làm và tự trải nghiệm
Mặc dù tốt nghiệp xuất sắc nhưng Minh tâm khẳng định "tấm bằng không nói lên tất cả". Một tấm bằng đẹp tất nhiên sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và giúp bạn có điểm cộng khi phỏng vấn tìm việc làm.
Song, nếu muốn khẳng định bản thân, một ứng viên là cử nhân vừa tốt nghiệp ra trường phải cho nhà tuyển dụng thấy được kiến thức, kỹ năng và khả năng làm việc của mình.
Minh Tâm cho rằng, tự học, tự trải nghiệm sẽ mang lại những bài học thực tế giá trị cho bản thân. (Ảnh: NVCC)
Và để làm được điều đó, ngoài quá trình học tập ở trường thì điều quan trọng là tự tìm tòi học hỏi thêm, tự làm, tự trải nghiệm, đó chính là quá trình để mỗi người khám phá bản thân, khám phá thêm kiến thức và đúc rút kinh nghiệm cho chính mình.
Minh tâm chia sẻ: "Việc hoàn thành sớm việc học ở trường 1 năm tạo cho em cơ hội được làm việc thực tế tại 1 công ty logistics. Khi ra trường, bên cạnh tấm bằng thì em còn có vốn kinh nghiệm trong ngành khá phong phú.
Quá trình tự tìm tòi, tự làm, tự trải nghiệm sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta chỉ học đơn thuần lí thuyết, Kiến thức lý thuyết là rất quan trọng, đó là nền tảng ngành, tuy nhiên từ lý thuyết vận dụng vào thực tiễn thì có rất nhiều khác biệt. Nếu thiếu trải nghiệm, thiếu tinh thần tự học, tự làm thì sẽ khó thành công.
Đối với ngành của em, bên cạnh việc giải quyết theo quy trình làm hàng thì việc giải quyết tình huống cũng vô cùng quan trọng, nó phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau như quan hệ khách hàng, quan hệ với đối tác, cái mà dường như khó có môn học nào có thể dạy cho chúng ta biết mình cần làm gì, xử lý ra sao.
Chính vì vậy, em muốn khuyến khích các bạn nên tích cực tự trải nghiệm, tự làm. Những sinh viên đã có kiến thức chuyên ngành tốt, trang bị thêm những kỹ năng cho bản thân. Và điều quan trọng là gạt bỏ nỗi sợ hãi để tìm kiếm cơ hội trải nghiệm thực tế".
Theo Minh Tâm, với những sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm có thể là con số 0 tròn trĩnh. Tuy nhiên không vì thế mà các bạn quá lo lắng, nản lòng, phải chủ động, mạnh dạn đi tìm công việc, tìm cơ hội để thử thách bản thân. Những bài học có được từ thực tiễn quý giá vô cùng.
Định hướng làm trong ngành xuất nhập khẩu, ngày tốt nghiệp, Minh Tâm đã từng tìm việc với bản CV mà kinh nghiệm không có nhiều. Tuy nhiên, sau 2 tháng thử việc, Tâm đã được nhận vào làm việc chính thức.
"Đó là 2 tháng khó khăn với em, em đã phải nỗ lực học hỏi để đáp ứng được yêu cầu công việc, thể hiện trách nhiệm với công việc của mình.
Có lúc, em còn phải tìm đọc lại những kiến thức chuyên ngành mình đã học ở trường để hỗ trợ cho công việc. Không có cách nào khác ngoài sự nỗ lực hỏi hỏi, tinh thần cầu tiến và kiên trì theo đuổi đam mê", Minh Tâm tâm sự.
Với bảng thành tích và hành trình đã qua, Minh Tâm cho biết bản thân cảm thấy tự hào về những điều mình đã làm được. Tuy nhiên, dù ở vị trí nào, làm công việc nào thì điều quan trọng là không ngừng học hỏi và nỗ lực thực hiện những mục tiêu của chính mình.
Lai Châu: Đảm bảo an toàn cho Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021 Các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang tập trung ôn luyện kiến thức để học sinh lớp 12 sẵn sàng bước vào Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021. Việc tổ chức ôn luyện vừa đảm bảo kiến thức phù hợp với từng học sinh vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch...