Nhà trường Nhật: Cô bé viết thư cho mình 10 năm sau
Trong chương trình học lớp 4, các em học sinh được yêu cầu lược thuật về 10 năm đầu đời và nói lên mơ ước tương lai của mình. Một bài tập đơn giản nhưng hé mở nhiều điều về cuộc sống của trẻ em và cách giáo dục trong nhà trường Nhật Bản.
Xin giới thiệu phần tự thuật của em Yamamoto Rin, học sinh một trường Tiểu học tỉnh Saitama. Đây cũng là một bài tập bố mẹ có thể cho con mình thực hiện, giúp bé nhớ lại những ký ức tuổi thơ.
Từ 0-2 tuổi
Tôi được sinh ra năm 2000 ở Tokyo. Khi đó tôi cân nặng 4 kg và cao chừng 50cm. Lúc 1 tuổi, tôi biết đi chập chững và biết nói một chút ít. Lúc 2 tuổi, tôi đã có thể nói rất nhiều.
Giai đoạn mẫu giáo: 3 đến 6 tuổi
Tròn 3 tuổi, tôi đi học trường Mẫu giáo Shinfutaba. Lúc đầu tôi rất lo sợ. Các bạn thường bảo với tôi: “Không sao đâu, sẽ ổn thôi, lại đây chơi với tớ nào!”, nhờ vậy tôi yên tâm hơn. Cũng vào thời gian đó tôi bắt đầu học bơi, học balet. Tôi rất yêu thích balet và bơi lội. Hình như là tôi đã tích cực luyện balet ở nhà thì phải.
Lúc 5, 6 tuổi, tôi bắt đầu tập đi xe đạp, một khi đã cưỡi lên xe thì tôi đạp rất nhanh vì thế nhiều lần tôi bị ngã và khóc nức nở. Nhưng sau 1-2 tháng, tôi có thể cưỡi xe đạp thành thạo.
Lúc này tôi cũng tốt nghiệp trường mẫu giáo Shinfutaba và bắt đầu học trường tiểu học Ueno. Tại Lễ tốt nghiệp trường mẫu giáo, tôi đã khóc, bạn bè tôi và các thầy cô giáo cũng khóc. Mẹ mua cho tôi chiếc cặp màu hồng, và tôi vui vẻ vào trường tiểu học Ueno.
Video đang HOT
Bức hình em Yamamoto Rin tự vẽ minh họa về 10 năm đầu đời của mình, từ khi còn là em bé sơ sinh đến lúc trở thành người làm bánh khi đã lớn.
Từ lớp 1-3
Khi còn là học sinh lớp 1, tôi rất kém trong khoản đi bộ từ trường về nhà, ở ngã ba đèn xanh đèn đỏ thì nhóm trưởng bỏ tôi lại và mọi người về nhà trước tôi. Đôi khi cô giáo Yasube đi cùng với tôi, nhưng khi không có cô thì mọi người lại đi trước tôi mất, vì vậy việc có cô đi theo chẳng có mấy ý nghĩa. Lên lớp 3 thì mọi người được tự do đi từ trường về nhà nên tôi rất vui sướng.
Giai đoạn hiện nay
Tôi muốn đời tôi mãi tốt đẹp như thế này.
Ước mơ của tôi trở thành người làm bánh giỏi. Bởi vì làm bánh kẹo rất vui, mọi người ăn rồi khen ngon thì thật là sung sướng và thể nào cũng thích làm tiếp lần khác.
Thư tôi gửi cho mình 10 năm sau: “10 năm sau nữa bạn sẽ trở thành người làm bánh giỏi và làm ra bánh ngon đúng không? Vậy hãy làm ra những chiếc bánh tuyệt vời nhé!”
Chiếc bánh mơ ước của Yamamoto Rin.
Theo Hà Linh
Bee.net.vn
Thầy hiệu trưởng và thư ngỏ 'Trảm tiết 5'
"Tiết 5, đồng nghĩa với việc các em sẽ phải học đến 12h, tức là thời gian ăn trưa, vui chơi rồi đi ngủ gần như không còn. Tôi xót ruột" - đó là lời thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS Marie Curie Hà Nội.
Thư ngỏ gửi học trò và đồng nghiệp:
"Xử trảm tiết 5 Mười lăm năm trước, trong chương trình "HS 97" của học sinh Marie Curie có vở bi hài kịch "Xử trảm tiết 5". Chỉ 5 phút, vở kịch kết thúc. Tiếng vỗ tay vang dậy hội trường. Tôi lặng im, không vỗ tay!(?) Không phải diễn dở mà ngược lại quá hay. Không phải nội dung không đúng mà ngược lại quá sâu sắc. Vở kịch ngắn, dung dị, gửi đến mọi người một thông điệp dễ thương. Tôi thực sự xúc động, mắt rưng rưng, cổ nghèn nghẹn... Sự việc đó ghim lại trong lòng tôi đến tận bây giờ. Nhìn thời khoá biểu năm học mới của khối THCS trường Marie Curie, tiết 5 dày đặc, có những ngày 27 lớp trong tổng số 35 lớp học tiết 5. Đã trưa mà nhà ăn vắng, sân trường lặng. Các em đâu rồi? "Xử trảm tiết 5" Lời khẩn cầu của bao thế hệ học trò còn đó. Hãy vào cuộc. Không thể chần chừ được nữa. Chiều hôm nay, khi viết những dòng này, tôi lại rưng rưng, nghèn nghẹn sung sướng báo với học trò: - 92 tiết 5 "bị trảm". - 26 tiết 5 "bị án treo". Có sung sướng không, những học trò thân yêu?!" Thầy Khang (Hiệu trưởng Trường THCS Marie Curie Hà Nội)
- Lá thư thầy gửi học sinh và đồng nghiệp đã được một phụ huynh trong trường Marie Curie gửi đi. Phản hồi nhận được có gây áp lực cho thầy trong quá trình thực hiện?
- Thư ngỏ của tôi gửi cho học trò và đồng nghiệp trong trường Marie Curie khối THCS. Thực tình tôi chỉ quan tâm đến "người của mình". Không ngờ vấn đề này thành "dư luận xã hội". Thời đại Internet có khác.
Thầy Khang và học sinh của trường
Tôi nhận được sự đồng tình của học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp trong và ngoài trường. Ai cũng ủng hộ bỏ tiết 5, buổi sáng. Kiểm tra công tác đầu năm học, trong đó có thời khoá biểu. Ôi, tiết 5 dày đặc! Sao thế này? Tôi lặng người đi. Sao các em học sinh của tôi lại phải học nhiều tiết 5 như thế này? Tiết 5, đồng nghĩa với việc các em học sinh sẽ phải học đến 12h, tức là thời gian ăn trưa, vui chơi rồi đi ngủ gần như không còn.
Tôi xót ruột. Tìm hiểu kỹ phát hiện một số nguyên nhân. Lãnh đạo trường quyết tâm khắc phục khẩn trương. Nhận được tán đồng, tôi thấy xúc động. Trong phòng riêng, vào cuối chiều nghĩ đến niềm vui sẽ đến với học trò và đồng nghiệp, tôi viết đôi dòng chia sẻ.
- Vì sao thầy lại quyết định bỏ tiết 5 trong khi một số trường phải dạy thêm mới xong chương trình?
- Đây là nguyện vọng thiết tha của học sinh và giáo viên. Xin nói rõ thêm, khối THCS trường Marie Curie bán trú, các em ở trường từ 7h30 đến 16h15, ăn trưa và ngủ trưa tại trường. "Trảm tiết 5" có ý nghĩa với các trường bán trú hoặc học 2 buổi/ngày. Tiết 5 từ 11h-11h45 là giờ ăn, thư giãn của học sinh và giáo viên. Hôm nào có tiết 5 là mất thư giãn, ăn trưa vội vàng. Vả lại, chất lượng dạy và học tiết 5 không được tốt như các tiết khác.
- Việc bỏ đi tiết 5 có ảnh hưởng đến khung chương trình học quy định của Bộ GD&ĐT không, thưa thầy?
- Những trường bán trú hoặc học 2 buổi/ngày, 6 ngày/tuần, nếu buổi sáng 4 tiết và buổi chiều 3 tiết thì có 39-42 tiết/tuần. Không những đủ thời gian thực hiện chương trình quy định của Bộ mà còn có thể tăng tiết cho môn trọng điểm và ngoại khoá. Những trường học 1 buổi/ngày không bỏ được tiết 5 và cũng không bức xúc phải bỏ tiết 5 vì ... chỉ học có 1 buổi.
Bỏ tiết 5 là nhu cầu thực tế của trường bán trú. Không có học sinh và giáo viên nào muốn tiết 5. Ngược lại "Trảm tiết 5" là nguyện vọng thiết tha của tất cả học sinh và giáo viên. Chuẩn bị năm học mới, cán bộ quản lý khối THCS trường chúng tôi "tắc trách", xây dựng thời khóa biểu quá nhiều tiết 5, ảnh hưởng hoạt động của nhà trường. Phát hiện kịp thời và chúng tôi khắc phục ngay.
- Phản hồi của các em học sinh và phụ huynh học sinh về vấn đề này như thế nào?
- Nếu tôi đủ sức đứng ở sân trường để nhận các nụ hôn của học trò và đồng nghiệp thì sẽ sung sướng có đến 1.600 nụ hôn. Hạnh phúc khi đưa đến niềm vui cho mọi người. Một đồng nghiệp xa nhau 20 năm nhắn tin: "Anh Khang! Em rất vui khi đọc "Thư ngỏ" của anh về việc "Xử trảm tiết 5", mong anh luôn khoẻ và mãi vẫn như xưa".
Theo Vietnamnet
Đề Sinh không khó, đề Văn khối C bàn về kẻ cơ hội Sáng nay, nhiều thí sinh hoàn thành môn thi Sinh học khối B với tâm trạng khá vui vẻ vì đề môn Sinh không quá khó. Thí sinh khối D cho biết đề Văn nhẹ nhàng. Thí sinh khối C khá bất ngờ khi đề yêu cầu nêu cảm nghĩ về kẻ cơ hội. 8g45 phút sáng nay, theo ghi nhận của PV...