Nhà trường nên cho học sinh ký cam kết không hút thuốc lá
Theo cô Đinh Ánh Ngọc (tỉnh Lạng Sơn), các trường nên cho học sinh thực hiện ký cam kết không hút thuốc lá.
Học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) tham gia các buổi học ngoại khóa. Ảnh NT.
Thích khám phá, tò mò với cảm giác lạ
Theo chia sẻ của cô Lý Ánh Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 10C1, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), nguyên nhân dẫn đến học sinh ở THPT hút thuốc là gồm:
Thứ nhất: xuất phát từ gia đình có người hút thuốc lá vì vậy các em cũng muốn thử cảm giác lạ khi hút thuốc ra sao?
Thứ hai: một số em do bị bạn bè lôi kéo…
Thứ ba: Nhiều học sinh, do quá trình học tập bị áp lực, căng thẳng hoặc kết quả học tập không mong muốn vì vậy tìm đến thuốc lá.
Cô Ngọc nhấn mạnh: “Trong độ tuổi học sinh THPT, các em vô cùng thích khám phá, tò mò về mọi thứ xung quanh nên nhiều em học sinh tìm đến thuốc lá để xem cảm giác như thế nào và rồi dần dần trở thành một thói quen vô cùng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bản thân học sinh chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu hết những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe nên khi có sự tác động từ bạn bè, các em dễ dàng tiếp xúc với thuốc lá.
Hơn nữa, độ tuổi các em học sinh THPT đang muốn thể hiện mình, khẳng định cá tính của mình và các em lựa chọn việc hút thuốc lá để chứng tỏ độ sành điệu của mình với bạn bè, thậm chí là cha mẹ, người lớn tuổi…”.
Là một giáo viên chủ nhiệm, để ngăn chặn học sinh sa vào tệ nạn hút thuốc lá trong các buổi sinh hoạt cuối tuần hay các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề, cô Ngọc luôn lồng ghép, nhắc nhở học sinh của mình về tác hại của thuốc lá, những hệ lụy của thuốc lá gây ra cho bản thân người hút và những người xung quanh hút phải.
Đồng thời, cô cũng hướng dẫn học sinh của mình các kỹ năng để từ chối trước những lời mời gọi hút thuốc lá như: thẳng thắn, dứt dứt khoát nói “không” với hút thuốc lá.
Trước những lời dụ dỗ của bạn bè, học sinh cần trả lời ngắn gọn, tỏ thái độ dứt khoát, thậm chí là bức xúc. Khi học sinh càng từ chối dài dòng sẽ càng bị ép buộc, bị bạn bè lợi dụng sơ hở “kích bác”. Cần giáo dục kỹ năng từ chối thông qua những câu chuyện từ thực tế cuộc sống.
Học sinh được thoải mái trao đổi với thầy cô trong các buổi học ngoại khóa. Ảnh NT.
Trường học cần làm gì để giáo dục học sinh
Theo cô Ngọc, để giáo dục học sinh nói không với tệ nạn hút thuốc lá, các trường cần tổ chức đa dạng các hoạt động về tuyên truyền; lồng ghép vào ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống về tác hại của việc hút thuốc lá.
Khuôn viên trường nên dán biển “không hút thuốc” ở các khu vực như lớp học, phòng hội đồng, khu nội trú…
Cung cấp tài liệu, tờ rơi về phòng chống hút thuốc lá đến các em học sinh để giúp học sinh hiểu đúng về tác hại của thuốc lá. Các trường nên cho học sinh thực hiện ký cam kết không hút thuốc lá.
Tạo những sân chơi lành mạnh, bổ ích như các câu lạc bộ bóng chuyền, âm nhạc,… để các em tham gia các môn thể thao, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, từ đó ngăn ngừa tình trạng học sinh hút thuốc lá trong trường học.
Xây dựng văn hóa trường học không thuốc lá, như vậy sẽ có tác động rất lớn đối với học sinh; tạo môi trường học tập trong lành, an toàn cho học sinh.
Đối với giáo viên: phải làm gương cho học sinh. Đồng thời, trong bài giảng, giờ sinh hoạt lớp cần giáo dục học sinh các kỹ năng từ chối trước lời mời gọi.
Tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá bằng nhiều hình thức thiết thực như: cho học sinh xem video về hậu quả của việc hút thuốc lá; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, tiểu phẩm hay sáng kiến để cai thuốc lá….
“Một môi trường không thuốc lá sẽ góp phần tạo nên một nếp sống văn minh, lịch sự, an toàn cho cả cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh. Góp phần đảm bảo sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh trong môi trường học đường”, cô Ngọc nhấn mạnh.
MỚI: Học sinh lớp 1 đến lớp 6 nội thành Hà Nội dự kiến đi học lại từ 21/2
Nếu đảm bảo an toàn thì dự kiến học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 12 quận của Hà Nội được đến trường trong tháng 2 này.
Tại cuộc họp rà soát công tác tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp diễn ra chiều 7/2, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thông tin về thời gian đi học trực tiếp của học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 khu vực nội thành.
Theo đó, với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, UBND TP thống nhất chủ trương bước 1 sẽ cho học sinh tại 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp từ ngày 10/2. Lý do bởi qua khảo sát cho thấy, học sinh cấp học này ở 12 quận thường cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau còn tại 18 huyện, thị xã thì chủ yếu học sinh ở địa bàn nào đều học ở trường thuộc địa bàn đó, như vậy sẽ đảm bảo an toàn khi triển khai học trực tiếp.
Với học sinh tiểu học và lớp 6 nội thành, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương, sau khi cho đối tượng học sinh này tại 18 huyện ngoại thành đi học trực tiếp, Sở GD&ĐT sẽ có đánh giá sơ bộ;nếu đảm bảo an toàn thì dự kiến từ ngày 21/2 sẽ có kế hoạch cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 12 quận được đến trường.
Một trong những công tác quan trọng trong tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp là việc ký cam kết giữa nhà trường và phụ huynh trong thực hiện "một cung đường hai điểm đến"; các bước lưu ý khi phát hiện F0; ngoài ra các trường cần xây dựng kế hoạch, phương án và thực hiện Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung) của Bộ GD&ĐT.
Trước đó, Hà Nội đã triển khai cho học sinh lớp 9 huyện Ba Vì đi học từ ngày 8/11.
Từ ngày 22/11, học sinh lớp 9 tại 18 huyện ngoại thành đến trường. Tiếp đến, ngày 6/12, Hà Nội cho học sinh lớp 12 trên toàn TP học trực tiếp luân phiên.
Sáng 7/2, học sinh lớp 9 và 12 trên địa bàn TP tiếp tục học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết. Bắt đầu từ ngày mai, học sinh khối 7, 8, 10, 11 sẽ được đến trường.
Yoga là môn học bắt buộc trong nhà trường ở bang đông dân nhất Ấn Độ Chính quyền bang Uttar Pradesh - bang đông dân nhất của Ấn Độ với hơn 200 triệu người - chuẩn bị ban hành chính sách phát triển thể thao mà trong đó, Yoga sẽ trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh. Bang Uttar Pradesh của Ấn Độ chuẩn bị ban hành chính sách thể thao mới nhằm mục đích phát...