Nhà trường giúp cha mẹ cùng con chọn ngành
Hôm qua (1.4), ngày đầu tiên theo quy định thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nhưng theo ghi nhận của PV Thanh Niên, hầu như chưa trường nào nhận hồ sơ.
Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch
Hiệu trưởng một số trường THPT tại TP.HCM cho biết mấy ngày đầu dành cho các công việc như họp phụ huynh, hướng dẫn học sinh (HS) chọn bài thi, ngành, trường thi…
Ông Nguyễn Hùng Khương, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), cho hay: Trong tuần đầu tiên của tháng 4, nhà trường dành thời gian cho HS tìm hiểu về các nội dung trong hồ sơ, các mã ngành, mã trường… Ngày 6.4, nhà trường sẽ họp với phụ huynh và HS, hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ. Hạn nộp hồ sơ tại trường sẽ bắt đầu từ ngày 9 – 16.4. Những ngày còn lại cho đến ngày 20.4, bộ phận giáo vụ sẽ so dò và cho HS xác nhận hồ sơ.
Theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), ngày 31.3, trường đã mời tất cả phụ huynh khối 12 đến tư vấn về việc chọn ngành, chọn nghề, làm hồ sơ, dinh dưỡng mùa thi… Đến ngày 3.4, trường sẽ có một buổi tư vấn kỹ hơn nữa cho HS để giải đáp các thắc mắc còn lại.
Video đang HOT
Còn ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh (Q.12), cho hay từ ngày 2 – 6.4, giáo viên phụ trách việc hồ sơ đăng ký dự thi sẽ hướng dẫn cách thức điền hồ sơ cho từng lớp nhằm giảm tối đa việc sai sót của HS.
Theo bà Trần Thị Kim Quy, Hiệu phó Trường THPT Thanh Bình (Q.Tân Bình), từ ngày 6.4, giáo viên chủ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm thu nhận và so dò hồ sơ của lớp đó. Sau khi HS toàn trường đã hoàn tất nộp hồ sơ thì giáo viên sẽ cùng nhau so dò chéo hồ sơ lần 2 trước khi chuyển cho bộ phận học vụ nhập liệu.
Ông Nguyễn Phạm Đại, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Bình Thạnh, cho biết: “Trong ngày 2.4 sẽ hướng dẫn, trao đổi thêm với HS một lần nữa rồi lên lịch thu theo lớp”.
Các tỉnh, thành khác cũng tương tự. Ông Nguyễn Văn Chương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Di Linh (Lâm Đồng), cho hay: “Trong tuần tới, trường sẽ hướng dẫn cụ thể để HS điền hồ sơ”. Tại Trường THPT Trương Định (TX.Gò Công, Tiền Giang), ông Nguyễn Thanh Hải, Phó hiệu trưởng, thông tin: “Ngày 29.3, trường đã có một buổi tập huấn kỹ cho HS, để HS đăng ký nháp. Ngày 8.4 này chúng tôi tổ chức họp phụ huynh để phụ huynh định hướng thêm cho HS trước khi chính thức thu nhận hồ sơ vào ngày 9.4″.
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí – Công nghệ thông tin (Sở GD-ĐT Tây Ninh), cho biết trong ngày đầu tiên, sở này chưa nhận được hồ sơ nào. Kinh nghiệm các năm cho thấy thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ nhiều vào khoảng ngày 10.4 về sau. Năm nay địa phương này bố trí một điểm nhận hồ sơ dành cho thí sinh tự do và các điểm nhận hồ sơ dành cho HS lớp 12 ở tất cả các huyện.
Ông Lê Ngọc Bữu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre, cũng thông tin dù bố trí riêng một điểm thu nhận cho thí sinh tự do nhưng vẫn cho phép đối tượng này được nộp hồ sơ ở bất kỳ điểm thu nhận nào thuận tiện nhất.
Thanh Niên
Theo thanhnien.vn
Thi khối A vào ngành xã hội, khối C lại vào kinh tế
Tình trạng loạn tổ hợp thi ở một số trường khi thí sinh (TS) thi khối A được tuyển vào các ngành xã hội còn TS thi khối C sẽ trúng tuyển kinh tế, kỹ sư khiến dư luận lo lắng.
Ảnh minh họa
Sau khi dư luận phản ứng về các tổ hợp tuyển sinh lạ của một số trường đại học: Tuyển sinh viên các ngành kỹ thuật, kinh tế, công nghệ bằng khối C, tuyển các ngành xã hội, văn học bằng khối A. Ngày 23-3, Bộ Giáo dục và đạo tạo đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, theo quy định của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Quy chế cũng cho phép trường được dùng kết quả 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét cho một ngành.
Do đó, theo bà Phụng, xét về luật và quy chế các trường được tùy chọn tổ hợp và hoàn toàn không sai phạm khi sử dụng tổ hợp khối C để tuyển vào ngành kỹ thuật, kinh tế; khối A vào Văn học.
Tuy nhiên, trong quy chế tuyển sinh quy định, các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo. Tổ hợp phải có ít nhất một hoặc hai môn thi trong đó được coi là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình.
"Nếu nhà trường không tuân thủ quy chế này mà sử dụng các tổ hợp không liên quan sẽ phải giải thích với Bộ Giáo dục và đào tạo. Với những tổ hợp tuyển sinh quá bất thường, Bộ sẽ yêu cầu trường giải trình. Nếu không có căn cứ thuyết phục, những trường có dấu hiệu tuyển sinh bằng cách "vơ vét" TS sẽ bị kiểm tra, thanh tra về điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp", bà Phụng nói.
Bà Phụng cũng nhấn mạnh, sau giải trình và kiểm tra chất lượng. những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung.
"Việc dùng tổ hợp môn thi không liên quan để tuyển sinh đầu tiên sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của trường. Lý do là trường đó sẽ bị nghi ngờ về chính sách cũng như chất lượng đào tạo. Như vậy, trường sẽ không thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi... Và nếu điều đó cứ tiếp diễn thì đó sẽ là quá trình"tự sát" vì trong điều kiện thông tin minh bạch như hiện nay, khó có thể "vàng thau lẫn lộn. Chúng tôi tin rằng những trường lựa chọn cách trên không nhiều. Nhưng đã có hiện tượng như vậy, chúng tôi sẽ theo dõi sát tình hình. Nếu thấy những tổ hợp quá bất thường, chúng tôi sẽ trao đổi, yêu cầu nhà trường giải trình", bà Phụng cho biết.
Theo PLO
Nữ sinh bật khóc khi kể về giáo viên "quyền lực" "Chúng con chỉ muốn được dạy dỗ bình thường như các bạn. Bình thường thôi cũng được, như vậy đã là quá đủ đối với con rồi", nữ sinh bật khóc khi kể về giáo viên "quyền lực". Chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM với học sinh trên địa bàn thành phố diễn ra sáng 23/3, ghi nhận nhiều...