Nhà trường được chọn sách giáo khoa: Dễ rơi vào ‘ma trận’?
Việc các trường được chọn sách giáo khoa khiến không ít hiệu trưởng và giáo viên tỏ ra lo lắng. TS Hoàng Ngọc Vinh – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng không phải trường nào cũng có kỹ năng lựa chọn sách giáo khoa trong thực tế.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông để xin ý kiến dư luận.
Theo dự thảo, Hội đồng lựa chọn sách của cơ sở giáo dục phổ thông sẽ do người đứng đầu thành lập. Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thành lập 1 hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.
Hội đồng này sẽ bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Hiệu trưởng, giáo viên cùng lo lắng
Bà Phạm Thị Hải Yến, Hiệu trưởng trường Tiểu học Jean Piaget (Cầu Giấy, Hà Nội ) nêu quan điểm, nếu giao cho các nhà trường chọn sách giáo khoa thì người lãnh đạo cần phát huy tối đa quyền lựa chọn của nhà trường đựa trên một hội đồng chuyên môn thật giỏi.
Tuy nhiên, hiện tại nhà trường chưa nhận được dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông cũng như chỉ đạo nào từ Sở GD&ĐT về vấn đề này.
Bà Yến cũng chia sẻ, bà đang rất băn khoăn về việc lựa chọn sách giáo khoa: “Có nhiều bộ sách khác nhau nhưng mỗi bộ sách đều có ưu, nhược điểm chung. Để chọn được bộ sách đúng là quyền quyết định ở mỗi nhà trường thì phải có hội đồng chuyên môn tốt để ngồi lựa chọn, đánh giá các bộ sách này”- bà Yến nêu quan điểm.
Cũng theo bà Yến, việc lựa chọn sách, việc thành lập Hội đồng lựa chọn sách của cơ sở giáo dục phổ thông sẽ nhiều bên tham dự nên sẽ là tổng hợp của nhiều ý kiến. Nếu không cẩn thận sẽ khiến như lạc vào một ma trận, mỗi người một ý và rất khó để thống nhất.
“Vì thế, phải có hội đồng chuyên môn tốt để đánh giá, chứ không thể chạy theo hết ý kiến các bên. Thành thật là tôi đang băn khoăn, suy nghĩ về việc lựa chọn được bộ sách phù hợp cho trường”- bà Yến nêu quan điểm.
Video đang HOT
Cũng theo bà Yến, việc đưa ý kiến đại diện cha mẹ học sinh vào là đúng nhưng vấn đề khó vì mỗi người một ý, vô hình chung tạo áp lực cho người đứng đầu nhà trường.
“Tôi nghĩ quan trọng nhất là hội đồng gồm các giáo viên chuyên môn thì phải có chính kiến để bảo vệ bộ sách mà mình chọn. Phải đưa ra được lí do xác đáng để mọi người tâm phục khẩu phục, tránh việc đẽo cày giữa đường “- Vị hiệu trưởng này nêu quan điểm.
Việc học sinh có nên tham gia ý kiến để lựa chọn sách giáo khoa mới không?, bà Yến cho rằng, nếu cho học sinh vào càng rối. Nên chăng, ý kiến học sinh mang tính chất tham khảo.
Theo ý kiến của nhiều giáo viên, điều quan trọng là giáo viên và học sinh phải được tiếp cận, dạy và học thử từng sách giáo khoa.
Cô Nguyễn Hải Yến, giáo viên dạy lớp 1 của một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, để có cơ sở cho việc lựa chọn này thì quan trọng là giáo viên bộ môn và học sinh phải được tiếp cận, dạy thử nghiệm từng sách giáo khoa, xem học sinh thích bộ sách nào, phản ứng với từng bộ sách ra sao.
Cô Yến cũng cho biết, cô sẽ nghiên cứu 5 bộ sách và đưa ra nhận xét từng bộ để nếu được đưa ra ý kiến, cô sẽ cùng với ban giám hiệu lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh của mình.
Cha mẹ học sinh, học sinh tham gia chọn sách: Khó khả thi?
TS Hoàng Ngọc Vinh, (Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD&ĐT) cho rằng, các trường là nơi dạy học cho trẻ việc tham gia chọn sách là hợp lý. Tuy nhiên, việc lựa chọn sách nào rất cần hướng dẫn từ cơ quan quản lý thế nào là những tiêu chí cơ bản để chọn mua sách giáo khoa.
Cũng theo TS Vinh, tốt nhất nên để cho nhà trường chọn, Sở đừng làm thay viêc của trường. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nên soạn thảo hướng dẫn những tiêu chí căn bản để chọn bộ sách giáo khoa giúp cho các trường ở các vùng miền khác nhau làm cơ sở để chọn lựa.
TS Vinh cho rằng, không phải trường nào cũng có kỹ năng lựa chọn SGK trong thực tế. Khi có nguyên tắc và tiêu chí thì nhà trường dễ thực hiện hơn. Bên cạnh đó phải cấm chuyện móc nối đi đêm để chọn mua sách và hưởng hoa hồng thì chi phí vẫn đổ lên đầu phụ huynh.
“Chúng ta ng bên ngoài việc phán ai chọn sách tốt hơn ai thì cũng giống như ” thày bói xem voi” sẽ có trường dễ dàng chọn lựa, nhưng nhiều trường gặp khó khăn vì thế cần hỏi chính các trường tiểu học ở các vùng khác nhau xem họ thấy thế nào? Chất lượng giáo dục tiểu học do trường quyết định, Sở làm thay trường đổ lỗi cho Sở thì sao?”- TS Vinh nói
Cũng theo TS Vinh, việc cha mẹ tham gia cũng được nhưng phải có hiểu biết và kinh nghiệm dạy học. Vấn đề này không khả thi với đa số các vị phụ huynh. Học sinh thì càng khó có khả năng chọn sách giáo khoa vì chưa đủ tri thức và kinh nghiệm sư phạm để đưa ra nhận định mà dựa vào cảm tính nhiều hơn.
“Anh có quyền chọn sách thì anh phải gánh trách nhiệm chứ không thể có quyền mà từ chối trách nhiệm để đổ lỗi là không nên”- TS Vinh nhấn mạnh
Băn khoăn về việc nhà trường “bắt tay” với đơn vị cung cấp sách giáo khoa hay không? TS Vinh cho rằng, việc đi đêm là không loại trừ như nhiều trường hợp mua sắm thiết bị trường học…để nhận %. Việc này cần công khai và có qui định nghiêm cấm, cần thiết với giá trị nào đó thì đấu thầu công khai”.
Theo Tiền phong
Chọn sách giáo khoa lớp 1 mới: Lấy học sinh làm trung tâm
Mới đây, theo công bố của Bộ GD-ĐT, việc chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới năm học 2020-2021 chưa giao về UBND cấp tỉnh, mà sẽ do các trường phổ thông thực hiện.
Từ năm học 2021-2022 trở đi, nhiệm vụ chọn sách sẽ do UBND cấp tỉnh thực hiện. Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng không làm xáo trộn công tác dạy và học là mấy vì nội dung kiến thức truyền tải giữa các bộ SGK chênh lệch không đáng kể.
Tiết học của lớp 1 tại Trường Tiểu học Thực hành sư phạm Phan Đình Phùng (quận 3)
Trao quyền chủ động cho giáo viên
Là một trong những giáo viên cốt cán của khối 1, được Phòng GD-ĐT quận Tân Phú chọn để dạy thử nghiệm chương trình GDPT mới, cô Nguyễn Thị Bích Duyên cho biết hiệu quả tiếp nhận của học sinh khối 1 khi tiếp cận chương trình GDPT mới rất tốt. Theo đó, chương trình mới không đặt nặng mục tiêu truyền thụ kiến thức mà còn tích hợp dạy kỹ năng, liên hệ kiến thức với đời sống thực tiễn, giúp học sinh dễ hiểu bài và nhớ lâu kiến thức.
Đồng quan điểm, giáo viên phụ trách khối 1 của một trường tiểu học ở quận Tân Bình đánh giá nhiều nội dung kiến thức trong chương trình GDPT mới đã được "mềm hóa" hơn so với chương trình GDPT hiện hành, phù hợp với tâm lý độ tuổi học sinh vừa chuyển cấp từ bậc mầm non - vốn có nhiều hoạt động vui chơi hơn học tập.
Nhiều giáo viên cũng cho biết, không có độ chênh quá lớn về nội dung kiến thức giữa các bộ SGK, do đó, dù trường chọn bộ sách nào cũng không ảnh hưởng nhiều đến bài soạn giáo án của giáo viên.
"Khác biệt lớn nhất mà tôi nhìn thấy là hình thức trình bày sách, một số yếu tố như bố cục, màu sắc, tranh vẽ khác nhau giữa các bộ sách, từ đó có thể dẫn đến hiệu quả tiếp nhận của học sinh khác nhau", giáo viên một trường tiểu học ở quận 3 bày tỏ.
Theo ông Võ Minh Thông, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Gò Vấp), nếu được giao quyền chọn sách, nhà trường tự tin sẽ làm tốt. Cụ thể, nhà trường sẽ họp hội đồng khoa học, lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên, phụ huynh và học sinh, sau đó mới lựa chọn SGK phù hợp.
Cũng theo nhà giáo này, thuận lợi chung của các trường tiểu học trên địa bàn TPHCM khi triển khai chương trình GDPT mới là nhiều năm qua đã sử dụng các bộ tài liệu dạy học, vở bài tập do Sở GD-ĐT TPHCM biên soạn, nên sẽ không bỡ ngỡ khi tiếp cận bộ SGK do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại TPHCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP biên soạn và phát hành. Tuy nhiên, hiệu trưởng này cho rằng, sau khi các trường hoàn thành khâu chọn sách, đơn vị phát hành cần đảm bảo nguồn sách dồi dào để cung cấp cho học sinh ngay từ đầu năm học, tránh ảnh hưởng thời gian học tập của các em.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, khẳng định tất cả 5 bộ sách đều được Bộ GD-ĐT thẩm định và thông qua, chuyển tải cùng nội dung chương trình GDPT mới, nên ngữ liệu có thể khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu giáo dục chung là năng lực và phẩm chất cho người học. Vì vậy, giáo viên hoàn toàn chủ động trong sử dụng tài liệu dạy học.
Cần đổi mới phương pháp dạy học
Cô Triệu Thị Huệ, Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, cho rằng chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK phù hợp xu hướng giáo dục trên thế giới. Trong đó, cả người dạy lẫn người học đều được trao quyền chủ động, giúp chất lượng giảng dạy tốt hơn.
Tuy nhiên, theo PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Điều phối viên chính Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT), để chương trình mới triển khai hiệu quả, công tác kiểm tra, đánh giá học sinh cần nhất quán với mục tiêu đề ra trong lựa chọn tài liệu dạy học.
Cụ thể, nếu chương trình hướng đến mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho người học thì việc kiểm tra, đánh giá cũng phải tập trung mục tiêu đó, trong đó tỷ lệ các hoạt động giáo dục phải tăng lên đáng kể, đặc biệt ở các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn...
Ở góc độ khác, theo TS Nguyễn Văn Cường, chuyên gia cố vấn xây dựng SGK, ngoài việc chọn sách, phương pháp dạy học của giáo viên cần thay đổi. Trong đó, phương pháp giảng dạy không còn chủ đạo là truyền thụ kiến thức cho học sinh, mà phải tổ chức nhiều tình huống hoạt động giúp học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua hoạt động, tăng cường vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập có liên quan tình huống diễn ra trong thực tiễn.
Theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, giao quyền chủ động chọn sách về cho các trường phổ thông một mặt không tạo ra thế độc quyền đối với các nhà xuất bản, mặt khác giúp các tác giả và nhà xuất bản ý thức được việc tự làm mới sách của mình, đáp ứng tính thời sự, tính vùng miền nhưng vẫn đảm bảo khung chương trình chuẩn.
Để tránh điều tiếng về lợi ích nhóm, các trường cần thành lập hội đồng chọn sách công khai gồm ban giám hiệu, giáo viên khối 1, đại diện phụ huynh, học sinh để lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, đưa ra lựa chọn sách phù hợp đối tượng học sinh
Bên cạnh đó, việc được chủ động lựa chọn tài liệu dạy học giúp người thầy cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình giảng dạy, nhà quản lý tập trung tốt hơn vào việc quản lý chương trình và cách thức tổ chức đánh giá người học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, không còn gò bó, dạy học cứng nhắc như trước đây.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý không nên chỉ tập trung tập huấn giáo viên dạy chương trình GDPT mới, mà cần tập huấn cho giáo viên cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp, qua đó giúp hình thành kỹ năng cho trẻ, lấy người học làm trung tâm.
THU TÂM
Theo sggp
Ưu tiên chọn SGK phù hợp với TP.HCM Hiệu trưởng các trường sẽ là người quyết định sử dụng bộ sách nào cho lớp 1 cùng tập thể giáo viên sau khi tham khảo ý kiến của học sinh, phụ huynh. Sáng 29-11, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (giáo dục phổ thông 2018) cấp tiểu học. Tại hội nghị, vấn...